Trắc nghiệm Công nghệ 6 Ôn tập chương 1 (có đáp án)
Câu 1: Vải sợi hóa học được dệt từ:
A. Một số chất hóa học lấy từ gỗ, tre, dầu mỏ, than đá...
B. Sợi bông, lanh, đay, gai...
C. Kén tằm, sợi len,...
D. Lông cừu
Đáp án: A
Giải thích: Vải sợi hóa học được dệt từ một số chất hóa học lấy từ gỗ, tre, dầu mỏ, than đá... – SGK trang 7
Câu 2: "Độ hút ẩm thấp, thoáng mát nên mặc bí vì ít thấm mồ hôi. Tuy nhiên nó bền, đẹp, mau khô và không bị nhàu" là tính chất của loại vải nào?
A. Vải sợi pha
B. Vải sợi nhân tạo
C. Vải sợi thiên nhiên
D. Vải sợi tổng hợp
Đáp án: D
Giải thích: Độ hút ẩm thấp, thoáng mát nên mặc bí vì ít thấm mồ hôi. Tuy nhiên nó bền, đẹp, mau khô và không bị nhàu" là tính chất của vải sợi tổng hợp – SGK trang 8
Câu 3: Vải sợi thiên nhiên có tính chất:
A. Ít thầm mồ hôi, ít bị nhàu
B. Giặt mau khô, hút ẩm thấp
C. Hút ẩm cao, giặt lâu khô
D. Ít thấm mồ hôi, khi đốt tro vón cục
Đáp án: C
Giải thích: Vải sợi thiên nhiên có tính chất:
+ Hút ẩm cao, mặc thoáng mát nhưng dễ nhàu
+ Giặt lâu khô
+ Khi đốt sợi vải, tro bóp dễ tan – SGK trang 7)
Câu 4: Các thao tác phân biệt 1 số loại vải là:
A. Vò vải
B. Vò vải, đốt sợi vải
C. Đốt sợi vải
D. Vò vải, đốt sợi vải, đọc thành phần sợi vải
Đáp án: D
Giải thích: Các thao tác phân biệt 1 số loại vải là: vò vải, đốt sợi vải, đọc thành phần sợi vải – SGK trang 8, 9
Câu 5: Người có dáng cao, gầy nên mặc trang phục:
A. Áo có cầu vai, tay bồng, kiểu thụng
B. May sát cơ thể, tay chéo
C. Đường may dọc theo thân áo, tay chéo
D. Kiểu may sát cơ thể, tay bồng
Đáp án: A
Giải thích: Người có dáng cao, gầy nên mặc trang phục: áo có cầu vai, tay bồng, kiểu thụng – Bảng 3 – SGK trang 14
Câu 6: Khi đi học thể dục em chọn trang phục:
A. Vải sợi bông, may sát người, giày cao gót
B. Vải sợi tổng hợp, may rộng, giày da đắt tiền
C. Vải sợi bông, may rộng, dép lê
D. Vải sợi bông, may rộng, giày ba ta
Đáp án: D
Giải thích: Khi đi học thể dục em chọn trang phục là vải sợi bông, may rộng, giày ba ta giúp dễ hoạt động, thấm mồ hôi và không chạy theo hàng hiệu đắt tiền không phù hợp với lứa tuổi học sinh
Câu 7: Mặc đẹp là mặc quần áo như thế nào?
A. Thật mốt
B. Đắt tiền
C. Phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi
D. May cầu kỳ
Đáp án: C
Giải thích: Mặc đẹp là mặc quần áo phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi, không chạy theo mốt, hàng hiệu đắt tiền, vượt quá khả năng kinh tế của gia đình – SGK trang 16
Câu 8: Người đứng tuổi nên chọn vải, kiểu may như thế nào?
A. Màu tối, kiểu may model, tân thời
B. Vải in bông hoa, màu sắc tươi sáng
C. Màu tối, kiểu may trang nhã, lịch sự
D. Vải in hình vẽ, màu sắc sặc sỡ
Đáp án: C
Giải thích: Người đứng tuổi nên chọn vải, kiểu may: màu tối, kiểu may trang nhã, lịch sự – SGK trang 15
Câu 9: Để tạo cảm giác gầy đi và cao lên ta nên lựa chọn vải có đặc điểm như sau:
A. Màu sáng; mặt vải thô, bóng; kẻ sọc ngang, hoa to
B. Màu sáng; mặt vải thô, xốp; kẻ sọc dọc, hoa nhỏ
C. Màu tối; mặt vải trơn, phẳng; kẻ sọc dọc, hoa nhỏ
D. Màu tối; mặt vải trơn, phẳng; kẻ sọc ngang, hoa to
Đáp án: C
Giải thích: Để tạo cảm giác gầy đi và cao lên ta nên lựa chọn vải có đặc điểm như sau: Màu tối; mặt vải trơn, phẳng; kẻ sọc dọc, hoa nhỏ - Bảng 2 SGK trang 13
Câu 10: Để tạo cảm giác béo ra, thấp xuống ta không nên chọn kiểu may nào?
A. Kiểu tay bồng
B. Kiểu áo có cầu vai, dún chun
C. Kiểu thụng
D. Kiểu áo may sát cơ thể
Đáp án: D
Giải thích: Để tạo cảm giác béo ra, thấp xuống ta nên chọn kiểu may:
+ Kiểu tay bồng
+ Kiểu áo có cầu vai, dún chun
+ Kiểu thụng – Bảng 3 SGK trang 14)
Câu 11: Mặc đẹp là mặc quần áo như thế nào, ý nào đúng nhất dưới đây?
A. Thật mốt
B. Đắt tiền
C. Phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi
D. Mặc tùy thích
Đáp án: C
Giải thích: Mặc đẹp là mặc quần áo phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi – SGK trang 15
Câu 12: Kiểu áo vừa sát cơ thể sẽ tạo cảm giác:
A. Béo ra, thấp xuống
B. Thấp xuống, gầy đi
C. Gầy đi, cao lên
D. Béo ra, cao lên
Đáp án: C
Giải thích: Kiểu áo vừa sát cơ thể sẽ tạo cảm giác gầy đi, cao lên – Bảng 3 SGK trang 14
Câu 13: Chọn màu vải để may quần hợp với tất cả các màu của áo là:
A. Màu đen, màu tím
B. Màu đen, màu trắng
C. Màu trắng, màu vàng
D. Màu đỏ, màu xanh
Đáp án: B
Giải thích: Chọn màu vải để may quần hợp với tất cả các màu của áo là: Màu đen, màu trắng – SGK trang 21
Câu 14: Bảo quản trang phục gồm những công việc:
A. Giặt, phơi
B. Là (ủi)
C. Cất giữ
D. Cả A, B, C
Đáp án: D
Giải thích: Bảo quản trang phục gồm những công việc:
Câu 15: Những dụng cụ là (ủi) là:
A. Bàn là, bình phun nước, cầu là
B. Bàn là, bình nước hoa, cầu là
C. Bàn là
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: A
Giải thích: Những dụng cụ là (ủi) là: Bàn là, bình phun nước, cầu là (Hình 1.13 – SGK trang 23)
Câu 16: Khi sử dụng trang phục cần lưu ý điều gì?
A. Hợp mốt
B. Phải đắt tiền
C. Phù hợp với hoạt động
D. Nhiều màu sắc sặc sỡ
Đáp án: C
Giải thích: Khi sử dụng trang phục cần phù hợp với hoạt động và môi trường – SGK trang 20
Câu 17: Cần chuẩn bị hai mảnh vải hình chữ nhật có kích thước (cm) như thế nào?
A. 8 × 15; 15 × 15
B. 8 × 15; 10 × 15
C. 10 × 15; 15 × 15
D. 10 × 15; 10 × 10
Đáp án: B
Giải thích: Cần chuẩn bị hai mảnh vải hình chữ nhật có kích thước (cm): 8×15 và 10×15 – SGK trang 27
Câu 18: Có mấy loại mũi khâu trong bài thực hành ôn một số mũi khâu cơ bản?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: C
Giải thích: Có 3 loại mũi khâu trong bài thực hành ôn một số mũi khâu cơ bản – SGK trang 27, 28
Câu 19: Loại mũi khâu nào không có trong bài thực hành ôn một số mũi khâu cơ bản?
A. Khâu mũi thường
B. Khâu vòng xoắn
C. Khâu mũi đột mau
D. Khâu vắt
Đáp án: B
Giải thích: Loại mũi khâu trong bài thực hành ôn một số mũi khâu cơ bản:
+ Khâu mũi thường
+ Khâu mũi đột mau
+ Khâu vắt – SGK trang 27, 28
Câu 20: Cách khâu của khâu mũi thường, khâu mũi đột mau, khâu vắt?
A. Từ phải sang trái
B. Từ trái sang phải
C. Gấp mép vải 2 lần
D. Bắt đầu khâu ở mặt phải của vải
Đáp án: A
Giải thích: Cách khâu của khâu mũi thường, khâu mũi đột mau, khâu vắt là từ phải sang trái – SGK trang 27, 28
Câu 21: Hình dạng đầu các ngón tay của bao tay trẻ sơ sinh:
A. Hình tròn
B. Hình chữ nhật
C. Nửa đường tròn
D. Hình tam giác
Đáp án: C
Giải thích: Hình dạng đầu các ngón tay của bao tay trẻ sơ sinh là nửa đường tròn – Hình 1.17 SGK trang 29
Câu 22: Kích thước chiều dài bao tay trẻ sơ sinh:
A. 15 cm
B. 16 cm
C. 13 cm
D. 11 cm
Đáp án: C
Giải thích: Kích thước chiều dài bao tay trẻ sơ sinh là 13 cm (SGK trang 28)
Câu 23: Bán kính nửa đường tròn phù hợp với bao tay trẻ sơ sinh:
A. 6 cm
B. 5 cm
C. 4,5 cm
D. 4 cm
Đáp án: C
Giải thích: Bán kính nửa đường tròn phù hợp với bao tay trẻ sơ sinh là 4,5 cm (SGK trang 28, 29
Câu 24: Cách thêu trang trí bao tay trẻ sơ sinh:
A. Khâu xong mới thêu trang trí
B. Thêu xong mới khâu
C. Vừa khâu vừa thêu
D. Khâu đến đâu thêu đến đó
Đáp án: B
Giải thích: Cách thêu trang trí bao tay trẻ sơ sinh là thêu xong mới khâu vì sau khi khâu vòng cổ tay và luồn dây chun sẽ rất khó thêu trang trí
Câu 25: Cách khâu bao tay trẻ sơ sinh:
A. Khâu mặt phải vải
B. Khâu mặt trái vải
C. Khâu từng mảnh một
D. Úp hai mặt phải vào nhau
Đáp án: D
Giải thích: Cách khâu bao tay trẻ sơ sinh là úp hai mặt phải vào nhau – SGK trang 29
Câu 26: Kích thước (cm) của vỏ gối sau khi may kể cả diềm gối là bao nhiêu?
A. 20 × 25
B. 15 × 25
C. 10 × 30
D. 15 × 20
Đáp án: D
Giải thích: Kích thước (cm) của vỏ gối sau khi may kể cả diềm gối là 15 × 20 – SGK trang 30
Câu 27: Quy trình thực hiện cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật gồm mấy bước?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Đáp án: B
Giải thích: Quy trình thực hiện cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật gồm 4 bước – SGK trang 30, 31
Câu 28: Đính khuy nhỏ vào nẹp vỏ gối ở 2 vị trí cách đường may diềm gối … cm
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: C
Giải thích: Đính khuy nhỏ vào nẹp vỏ gối ở 2 vị trí cách đường may diềm gối 3 cm – SGK trang 31
Câu 29: Khâu vỏ gối gồm mấy bước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: D
Giải thích: Khâu vỏ gối gồm 4 bước – SGK trang 31
Câu 30: Cắt vải theo mẫu giấy gồm các quy trình?
A. Trải phẳng vải lên bàn. Đặt mẫu giấy thẳng theo canh sợi vải.
B. Dùng bút chì vẽ theo rìa mẫu giấy xuống vải
C. Cắt đúng theo nét vẽ
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D
Giải thích: Cắt vải theo mẫu giấy gồm 4 quy trình:
+ Trải phẳng vải lên bàn.
+ Đặt mẫu giấy thẳng theo canh sợi vải.
+ Dùng bút chì vẽ theo rìa mẫu giấy xuống vải
+ Cắt đúng theo nét vẽ - SGK trang 30
Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án hay khác:
- Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 8 : Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 8 (có đáp án): Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở
- Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 9: Thực hành - Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 9 (có đáp án): Thực hành - Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở
- Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 10 (có đáp án): Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Công nghệ lớp 6 hay khác:
- Giải vở bài tập Công nghệ 6
- Giải sách bài tập Công nghệ 6
- Giải BT Công nghệ 6 VNEN
- Top 24 Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều