Giải Công nghệ 6 Bài 27: Thực hành: Bài tập trình huống về Thu, chi trong gia đình
Giải Công nghệ 6 Bài 27: Thực hành: Bài tập trình huống về Thu, chi trong gia đình
I. Xác định thu nhập của gia đình
a) Gia đình em có 6 người, sống ở thành phố.
Ông nội công tác tại một cơ quan Nhà nước có mức lương tháng là 900.000đ, bà nội đã nghỉ hưu với mức lương 350.000đ một tháng.
Bố là công nhân ở một nhà máy với mức lương tháng là 1.000.000đ, mẹ là giáo viên có mức lương tháng là 800.000đ, chị gái học ở trường Trung học phổ thông và em học lớp 6.
Em hãy tình tổng thu nhập của gia đình trong một tháng.
Hướng dẫn:
Tổng thu nhập của gia đình em trong một tháng:
T = Lương ông nội + lương bà nội + lương bố + lương mẹ.
= 900.000 + 350.000 + 1.000.000 + 800.000 (đồng)
= 3.050.000 đồng.
b) Gia đình em có 4 người, sống ở nông thôn, lao động chủ yếu là làm nông nghiệp. Một năm thu hoạch được 5 tấn thóc. Phần thóc để ăn là 1,5 tấn, số còn lại đem ra chợ bán với giá 2.000đ/1kg.
Tiền bán rau quả và các sản phẩm khác là 1.000.000 đồng.
Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong một năm.
Hướng dẫn:
Số thóc đem bán = 5 – 1,5 = 3,5 (tấn) = 3.500 (kg).
→ Số tiền bán thóc là: 3.500 * 2.000 = 7.000.000 (đồng).
Tổng thu nhập của gia đình em trong một năm là:
T = tiền bán thóc + tiền bán sản phẩm khác
= 7.000.000 + 1.000.000 = 8.000.000 đồng.
c) Gia đình em có 6 người, sống ở nông thôn, sống ở miền trung du Bắc Bộ, lao động chủ yếu là trồng cây công nghiệp (chè, thuốc lá), trồng rừng, làm nương,… Ngoài ra còn trồng rau và chăn nuôi gà, lợn. Mỗi năm có thu nhập như sau:
- Tiền bán chè : 10.000.000 đồng
- Tiền bán lá cây thuốc lá : 1.000.000 đồng
- Tiền bán củi : 200.000 đồng
- Tiền bán các sản phẩm khác : 1.800.000 đồng
Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong một năm.
Hướng dẫn:
Tổng thu nhập của gia đình em trong một năm là:
T = Tiền bán chè + Tiền bán lá cây thuốc lá + Tiền bán củi + Tiền bán các sản phẩm khác.
→ T = 10.000.000 + 1.000.000 +200.000 + 1.800.000 = 13.000.000 đồng.
II. Xác định mức chi tiêu của gia đình
Với mức thu nhập đã tính ở mục I, hãy ước tính mức chi tiêu từng khoản của gia đình em trong 1 tháng hoặc 1 năm.
- Chi cho ăn, mặc, ở: mua gạo, thịt; mua quần áo, giày dép; trả tiền điện, điện thoại, nước; mua đồ dùng gia đình.
- Chi cho học tập: Mua sách vở, trả học phí, mua báo, tạp chí,…
- Chi cho việc đi lại: Tàu xe, xăng.
- Chi khác:
- Tiết kiệm:
Hướng dẫn:
a) Tổng thu nhập trong một tháng: 3.050.000 đồng.
- Chi cho ăn mặc ở: 1.000.000 đồng.
- Chi cho học tập: 500.000 đồng.
- Chi cho việc đi lại: 500.000 đồng.
- Chi khác: 550.000 đồng.
- Tiết kiệm: 500.000 đồng.
b) Tổng thu nhập trong một năm: 7.000.000 đồng.
- Chi cho ăn mặc ở: 2.000.000 đồng.
- Chi cho học tập: 1.000.000 đồng.
- Chi cho việc đi lại: 1.000.000 đồng.
- Chi khác: 1.000.000 đồng.
- Tiết kiệm: 2.000.000 đồng.
c) Tổng thu nhập trong một năm: 13.000.000 đồng.
- Chi cho ăn mặc ở: 5.000.000 đồng.
- Chi cho học tập: 3.000.000 đồng.
- Chi cho việc đi lại: 2.000.000 đồng.
- Chi khác: 1.000.000 đồng.
- Tiết kiệm: 2.000.000 đồng.
III. Cân đối thu chi trong gia đình
a) Gia đình em có 4 người, mức thu nhập hàng tháng là 2.000.000 đồng (ở thành phố) và 800.000 đồng (ở nông thôn). Em tính mức chi tiêu cho các thu nhập cần thiết sao cho mỗi tháng có thể tiết kiệm được ít nhất được 100.000 đồng.
Hướng dẫn:
1. Ở thành phố:
- Chi cho ăn mặc ở: 700.000 đồng.
- Chi cho học tập: 500.000 đồng.
- Chi cho việc đi lại: 300.000 đồng.
- Chi khác: 300.000 đồng.
- Tiết kiệm: 200.000 đồng.
2. Ở nông thôn:
- Chi cho ăn mặc ở: 250.000 đồng.
- Chi cho học tập: 150.000 đồng.
- Chi cho việc đi lại: 100.000 đồng.
- Chi khác: 100.000 đồng.
- Tiết kiệm: 100.000 đồng.
b) Mỗi ngày bố mẹ cho em 1.500 đồng để ăn sáng. Em thường mua quà sáng 1.000 đồng/ngày. Số tiền còn lại em mua truyện và quà tặng bạn nhân ngày sinh nhật. Em có để dành được tiền không?
Trả lời: Không vì số tiền còn lại em mua truyện và quà sinh nhật hết rồi!
c) Em tham gia kế hoạch nhỏ như: nuôi gà, trồng rau và hoa ở vườn, gom sách báo cũ… để bán lấy tiền và tiền mừng tuổi Tết…
Tổng số tiền mỗi năm em có khoảng 200.000 đồng.
Em sử dụng khoản tiền đó như thế nào?
Em để dành được bao nhiêu?
Hướng dẫn:
* Em có thể sử dụng khoản tiền đó như sau:
- Mua truyện: 30.000 đồng.
- Ăn quà vặt: 20.000 đồng.
- Mua quà tặng bạn: 20.000 đồng.
- Mua sách vở, đồ dùng học tập: 30.000 đồng.
- Đầu tư kinh doanh nhỏ: 50.000 đồng.
* Em để dành được: 50.000 đồng.
Tham khảo các bài giải bài tập Công nghệ 6 khác:
- Bài 24: Thực hành - Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số loại rau, củ , quả
- Ôn tập chương 3
- Bài 25: Thu nhập của gia đình
- Bài 26: Chi tiêu trong gia đình
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Công nghệ lớp 6 hay khác:
- Giải vở bài tập Công nghệ 6
- Giải sách bài tập Công nghệ 6
- Giải BT Công nghệ 6 VNEN
- Top 24 Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều