Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 5 (có đáp án): Hình chiếu trục đo

Câu 1: Hình chiếu trục đo có mấy thông số cơ bản?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Đó là góc trục đo và hệ số biến dạng.

Câu 2: Thông số cơ bản của hình chiếu trục đo là:

A. Góc trục đo

B. Hệ số biến dạng

C. Tỉ lệ

D. A và B đúng

Đáp án: D

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. p là hệ số biến dạng theo trục O’X’

B. q là hệ số biến dạng theo trục O’Y’

C. r là hệ số biến dạng theo trục O’Z’

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án: D

Câu 4: Hình chiếu trục đo vuông góc đều có:

A. Phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu

B. p = q ≠ r

C. p ≠ q = r

D. P = r ≠ q

Đáp án: A

Câu 5: Hình chiếu trục đo vuông góc đều có:

A. l ┴(P)

B. p = q = r

C. l//(P’)

D. A và B đúng

Đáp án: D

Câu 6: Chọn đáp án sai: Hình chiếu trục đo xiên góc cân có:

A. P = r = 1, q = 0,5

B. Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 11 có đáp án = 120ᵒ

C. Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 11 có đáp án = 90ᵒ

D. Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 11 có đáp án = 135ᵒ

Đáp án: B

Vì đây là góc của hình chiếu trục đo vuông góc đều

Câu 7: Vẽ hình chiếu trục đo theo mấy bước?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Câu 8: Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn:

A. 2 chiều vật thể

B. 3 chiều vật thể

C. 4 chiều vật thể

D. 1 chiều vật thể

Đáp án: B

Câu 9: Hình chiếu trục đo được xây dựng bằng phép chiếu?

A. Song song

B. Vuông góc

C. Xuyên tâm

D. Bất kì

Đáp án: A

Câu 10: Hình chiếu trục đo xiên góc cân có:

A. P = r = q = 1

B. P = r = 0,5, q = 1

C. P = r ≠ q

D. P = r = 1, q = 0,5

Đáp án: D

Câu 11. Hình chiếu trục đo vuông góc đều có:

A. p = q = r = 0,5

B. Ba hệ số biến dạng khác nhau

C. Phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu

D. Phương chiếu không vuông góc với mặt phẳng hình chiếu

Đáp án: C

Giải thích: Hình chiếu trục đo vuông góc đều có:

+ p = q = r = 1 nên A và B sai

+ l(P') nên D sai.

Câu 12. Hệ số biến dạng của hình chiếu trục đo xiên góc cân là:

A. p = q = 0,5; r = 1

B. p = r = 1; q = 0,5

C. p = q = 1; r = 0,5

D. q = r = 1; p = 0,5

Đáp án: B

Giải thích: Hình chiếu trục đo xiên góc cân có hệ số biến dạng trên trục O’Y’ suy biến một nửa nên p = r = 1, q = 0,5.

Câu 13. Trong phương pháp hình chiếu trục đo vuông góc đều, đường tròn có đường kính là d được biểu diễn tương ứng bằng elip có kích thước:

A. Trục dài bằng 1,22d và trục ngắn dài bằng 0,91d

B. Trục dài bằng 1,20d và trục ngắn dài bằng 0,71d

C. Trục dài bằng 1,20d và trục ngắn dài bằng 0,91d

D. Trục dài bằng 1,22d và trục ngắn dài bằng 0,71d

Đáp án: D

Giải thích: Vì ở hình chiếu trục đo vuông góc đều, hệ số biến dạng là p = q = r = 1 thì các elip sẽ có trục dài bằng 1,22d và trục ngắn bằng 0,71d.

Câu 14. Sự khác nhau giữa hình chiếu trục đo vuông góc đều và hình chiếu trục đo xiên góc cân là:

A. Phương chiếu, hệ số biến dạng, hệ trục tọa độ

B. Hướng chiếu

C. Hệ trục tọa độ, hệ số biến dạng

D. Hệ số biến dạng

Đáp án: A

Giải thích: 

1. Về phương chiếu:

+ Hình chiếu trục đo vuông góc đều có phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu

+ Hình chiếu trục đo xiên góc cân có phương chiếu không vuông góc với mặt phẳng hình chiếu

2. Về hệ số biến dạng:

+ Hình chiếu trục đo vuông góc đều: p = q = r = 1

+ Hình chiếu trục đo xiên góc cân: p = r = 1; q = 0,5

3. Về hệ trục tọa độ:

+ Hình chiếu trục đo vuông góc đều: ba góc tọa độ bằng nhau

+ Hình chiếu trục đo xiên góc cân: ba góc tọa độ không bằng nhau.

Câu 15Hệ số biến dạng của hình chiếu trục đo vuông góc đều là:

A. p = q = 0,5; r = 1

B. p = r = q = 1

C. p = q = 1; r = 0,5

D. q = r = 1; p = 0,5

Đáp án: B

Giải thích: Hình chiếu trục đo vuông góc đều có 3 hệ số biến dạng bằng nhau.

Câu 16. Thông số nào sau đây không phải là thông số của hình chiếu trục đo?

A. Góc trục đo

B. Mặt phẳng hình chiếu

C. Hệ số biến dạng

D. Cả ba thông số

Đáp án: B

Giải thích: Hình chiếu trục đo có 2 thông số cơ bản đó là: góc trục đo và hệ số biến dạng.

Câu 17. Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng bằng:

A. Phép chiếu không song song

B. Phép chiếu xuyên tâm

C. Phép chiếu vuông góc

D. Phép chiếu song song

Đáp án: D

Giải thích: Hình chiếu trục đo xây dựng bằng phép chiếu song song, hình chiếu phối cảnh xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm, hình chiếu vuông góc xây dựng bằng phép chiếu vuông góc.

Câu 18. Nếu gọi OXYZ là hệ trục tọa độ, A là điểm trên trục OX của vật thể, O'X'Y'Z' là hình chiếu hệ trục tọa độ OXYZ trên mặt phẳng (P’), A' là hình chiếu của A trên trục O'X' thì:

A. O'A'/OA = p là hệ số biến dạng theo trục O'X'

B. O'A'/OA = p là hệ số biến dạng theo trục OX

C. O'A'/OA = p là hệ số biến dạng theo trục O'Y'

D. O'A'/OA = p là hệ số biến dạng theo trục O'Z' 

Đáp án: A

Giải thích: 

+ Hệ số biến dạng trên trục O’X’ là O’A’/OA

+ Hệ số biến dạng trên trục O’Y’ là O’B’/OB

+ Hệ số biến dạng trên trục O’Z’ là O’C’/OC

Câu 19Tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục tọa độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó, gọi là:

A. Tỉ số trục đo

B. Hệ số trục đo

C. Tỉ lệ biến dạng

D. Hệ số biến dạng

Đáp án: D

Giải thích: Hệ số biến dạng là tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục tọa độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó.

Câu 20. Hình chiếu trục đo xiên góc cân có các thông số góc trục đo là:

A. Y'O'Z' = X'O'Z' = 1350; X'O'Y' = 900

B. X'O'Y' = X'O'Z' = 1350; Y'O'Z' = 900

C. X'O'Z' = Y'O'Z' = 1350 ; X'O'Y' = 900

D. X'O'Y' = Y'O'Z' = 1350 ; X'O'Z' = 900

Đáp án: D

Giải thích: Hình chiếu trục đo xiên góc cân có hệ số góc trục đo là: X’O’Z’ = 900; X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 1350.

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án hay khác:

bai-5-hinh-chieu-truc-do.jsp

Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học