Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 20 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 20 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Công nghệ 11 Bài 20.

Lời giải sgk Công nghệ 11 Bài 20 sách mới:




Lưu trữ: Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 20: Khái quát về động cơ đốt trong (sách cũ)

Năm 1860 là năm ra đời chiêc sđộng cơ đốt trong đầu tiên trên thế giới. Là loại động cơ 2 kì, công suất 2 mã lực, chạy bằng khí thiên nhiên do Giăng Êchien Lơnoa chế tạo

Năm 1877, Nicola và Lăng Ghen đề xướng ra nguyên lí động cơ 4 kì và chế tạo thử một chiếc chạy bằng khí than.

Năm1885, Gôlip Đemlo chế tạo động cơ đốt trong đầu tiên chạy bằng xăng. Có công suất 8 mã lực, tốc độ quay 800 vòng/phút.

Năm 1897, Ruđônpho Saclo Sredieng chế tạo động cơ đốt trong đầu tiên chạy bằng nhiên liệu nặng, công suất 20 mã lực, gọi là động cơ Điêzen và nhiên liệu diezen.

Ngày nay, tổng năng lượng do động cơ đố trong tạo ra vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng năng lượng được sử dụng trên thế giới. Chính vì vậy, động cơ đốt trong có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực và đời sống

1. Khái niêm

Động cơ đốt trong là một động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trình biến nhiệt năng thành công cơ học diễn ra ngay trong xi lanh của động cơ.

2. Phân loại động cơ đốt trong

Động cơ đốt trong có nhiều loại: động cơ pit-tông, động cơ tua-bin khí, động cơ phản lực. Động cơ pit-tông lại có hai loại: pit-tông chuyển động tịnh tiến và pit-tông chuyển động quay

Động cơ pit-tông chuyển động tịnh tiến là loại phổ biến nhất.

Phân loại theo hai dấu hiệu:

- Theo nhiên liệu, có: động cơ xăng, động cơ diezen và động cơ gas. Phổ biến nhất là động cơ xăng và động cơ diezen.

- Theo số hành trình của pit-tông trong một chu trình làm việc, có: động cơ 4 kì và động cơ 2 kì.

Cấu tạo của động cơ đốt trong gồm có hai cơ cấu và bốn hệ thống chính sau:

- Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

- Cơ cấu phân phối khí.

- Hệ thống bôi trơn.

- Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí.

- Hệ thống làm mát.

- Hệ thống khởi động

Riêng động cơ xăng còn có hệ thống đánh lửa.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 20 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án hay khác:

bai-20-khai-quat-ve-dong-co-dot-trong.jsp

Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học