Thu thập tài liệu, giới thiệu khái quát về các ngành kinh tế biển của nước ta

Vận dụng 2 trang 165 Địa Lí 12: Thu thập tài liệu, giới thiệu khái quát về các ngành kinh tế biển của nước ta (khai thác sinh vật biển, du lịch biển – đảo, giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản).

Lời giải:

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã xác định du lịch biển, đảo là một trong bốn dòng sản phẩm du lịch chủ đạo của nước ta cần được ưu tiên phát triển. Trên thực tế, đây cũng là “thỏi nam châm” thu hút tới 70% tổng lượng khách du lịch Việt Nam.

Với đường bờ biển dài hơn 3.260km cùng khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, hàng trăm bãi biển đẹp, bờ cát trắng, vịnh biển hoang sơ, Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên vô cùng dồi dào để phát triển du lịch biển, đảo. Sở hữu Vịnh Hạ Long và Vịnh Nha Trang, Việt Nam là một trong 12 quốc gia có vịnh biển đẹp nhất thế giới. Một số bãi tắm của Việt Nam cũng đã lọt vào danh sách những điểm đến quyến rũ nhất hành tinh. Đó là chưa kể, gắn liền hệ thống biển, đảo còn là không gian văn hóa đặc sắc đã được cộng đồng người Việt phát triển qua nhiều thế hệ, với những di tích lịch sử-văn hóa, những phong tục tập quán, lễ hội dân gian, văn hóa ẩm thực… đậm sắc màu miền biển. Trong năm 2019, lượng khách quốc tế đến các tỉnh ven biển chiếm 71,9% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam; lượng khách nội địa đến các tỉnh ven biển chiếm 59% tổng lượng khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch của 28 tỉnh, thành phố ven biển chiếm 67% tổng thu từ khách du lịch cả nước. Có thể khẳng định, du lịch biển, đảo đã đóng góp đáng kể cho kinh tế-xã hội các địa phương, và tạo động lực mạnh mẽ cho kinh tế xanh của đất nước.

Lời giải bài tập Địa Lí 12 Bài 28: Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác