Hiện tượng ngày đêm chênh lệch diễn ra như thế nào ở các vùng nhiệt đới, ôn đới

Luyện tập 2 trang 20 Địa Lí 10: Hiện tượng ngày đêm chênh lệch diễn ra như thế nào ở các vùng nhiệt đới, ôn đới và hàn đới?

Lời giải:

* Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau ở các vĩ độ, càng xa xích đạo về phía hai cực, càng biểu hiện rõ rệt và trái ngược nhau ở hai bán cầu.

- Tại đường xích đạo quanh năm ngày, đêm dài bằng nhau.

- Càng lên vĩ độ cao chênh lệch độ dài ngày - đêm càng lớn, từ 66033’ đến cực có ngày hoặc đêm địa cực dài 24 giờ.

- Ở vùng nhiệt đới (từ Xích đạo đến 23027’ của mỗi bán cầu) nhận được nhiệt và ánh sáng nhiều quanh năm, ít có sự chênh lệch ngày và đêm.

- Ở vùng ôn đới (23027’ đến 66033’ của mỗi bán cầu) nhận được lượng nhiệt và ánh sáng trung bình, độ chênh lệch ngày đêm ngày càng lớn.

- Ở vùng hàn đới (từ 66033’ về phía hai cực của mỗi bán cầu) nhận được lượng nhiệt, ánh sáng ít nên chênh lệch ngày đêm rất lớn, càng về phía cực càng có hiện tượng ngày hoặc đêm địa cực.

* Hiện tượng ngày đêm chênh lệch ở các ngày đặc biệt trong năm

- Ngày 22//6 (Hạ chí): bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm, càng về xích đạo chênh lệch ngày - đêm càng lớn, từ 66033’đến cực có ngày địa cực dài 24 giờ.

- Ngày 22/12 (Đông chí): bán cầu Nam có ngày dài hơn đêm, càng về xích đạo chênh lệch ngày - đêm càng lớn, từ  66033’đến cực có ngày địa cực dài 24 giờ.

- Ngày 21/3 và ngày 23/9: ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào xích đạo. Hai nửa cầu Bắc và Nam nhận được ánh sáng như nhau.

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác