[Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Địa Lí lớp 6 có đáp án (3 đề) - Cánh diều
Với bộ 3 đề thi Giữa kì 1 Địa Lí lớp 6 năm 2024 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Cánh diều và sưu tầm từ đề thi Địa Lí 6 của các trường THCS trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Địa Lí 6.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Địa Lí lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Lược đồ trí nhớ là
A. Những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong sách điện tử.
B. Những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong sách giáo khoa.
C. Những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong óc con người.
D. Những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong máy tính, USB.
Câu 2. Tỉ lệ bản đồ 1: 6.000.000 có nghĩa là
A. 1 cm trên bản đồ bằng 60 km trên thực địa.
B. 1 cm Irên bản đồ bằng 6.000 m trên thực địa.
C. 1 cm trên hản đồ bằng 6 km trên thực địa.
D. 1 cm trên bản đồ hằng 600 m trên thực địa.
Câu 3. Vẽ bản đồ là
A. Chuyển mặt cong của hình cầu lên mặt phẳng của giấy.
B. Chuyển mặt phẳng của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.
C. Chuyển mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.
D. Chuyển toàn bộ bề mặt của Trái Đất lên mặt phẳng giấy.
Câu 4. Trung Quốc đã có một phát minh vĩ đại để xác định phương hướng, đó là
A. Thuốc nổ. B. La bàn. C. Địa chấn kế. D. Giấy.
Câu 5. Theo quy ước đầu bên phải trái của vĩ tuyến chỉ hướng nào sau đây?
A. Tây. B. Đông. C. Bắc. D. Nam.
Câu 6. Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ
A. Khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít các đối tượng trên quả Địa cầu.
B. Độ lớn của các đối tượng trên bản đồ so với ngoài thực địa.
C. Mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.
D. Độ chính xác về vị trí các đối tượng trên bản đồ so với thực địa.
Câu 7. Chúng ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ là nhờ
A. Vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.
B. Đặc điểm phương hướng các đối tượng địa lí trên bản đồ.
C. Số lượng các đối tượng địa lí được sắp xếp trên bản đồ.
D. Mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Câu 8. Yếu tố nào sau đây là thành phần của tự nhiên?
A. Trường, lớp. B. Văn hóa. C. Nhà xưởng. D. Đất trồng.
Câu 9. Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của
A. Mặt Trời. B. Trái Đất. C. Sao Thủy. D. Sao Kim.
Câu 10. Kí hiệu bản đồ có mấy dạng kí hiệu?
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (1,5 điểm). Khoảng cách thực tế từ Hà Nội đến Hải Phòng là khoảng 120km. Trên một bản đồ hành chính Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 10 cm. Vậy bản đồ có tỉ lên bao nhiêu?
Câu 2 (3,5 điểm). Cho hình sau:
CÁC ĐƯỜNG KINH TUYẾN, VĨ TUYẾN TRÊN QUẢ ĐỊA CẦU
Dựa vào hình trên và kiến thức đã học, em hãy cho biết:
a) Xác định đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Cho biết thế nào là kinh tuyến tây, kinh tuyến đông, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.
b) So sánh độ dài của các kinh tuyến với nhau và độ dài giữa các vĩ tuyến với nhau.
……………………… HẾT ………………………
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
A |
C |
B |
A |
C |
A |
D |
B |
D |
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1 |
- Công thức: Khoảng cách trên thực địa = Tỉ lệ bản đồ x khoảng cách trên bản đồ (cm). - Áp dụng công thức, ta có: Tỉ lệ bản đồ = 12 000 000 / 10 = 1 200 000 cm => Bản đồ có tỉ lệ là: 1: 1 200 000 (Đổi 120km = 12 000 000cm). |
0,5 1,0 |
2 |
a) Đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Kinh tuyến tây, kinh tuyến đông, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam. - Đường kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến có kinh độ là 00 đi qua đài thiên văn Greenwich của Anh. - Vĩ tuyến gốc là đường vĩ tuyến có vĩ độ 00 hay còn gọi là Xích đạo. - Kinh tuyến tây là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc. - Kinh tuyến đông là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc. - Vĩ tuyến bắc là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc. - Vĩ tuyến nam là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam. b) So sánh các đường vĩ tuyến với nhau, kinh tuyến với nhau - Các đường kinh tuyến có độ dài bằng nhau (do đường kinh tuyến là đường nối liền hai cực của Trái Đất với nhau). - Các đường vĩ tuyến có độ dài khác nhau + Đường vĩ tuyến gốc (Xích đạo) có độ dài lớn nhất. + Càng xa Xích đạo về hai cực các đường vĩ tuyến càng nhỏ dần. |
0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Địa Lí lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nếu cách 10 ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến?
A. 361. B. 180. C. 360. D. 181.
Câu 2. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng tự nhiên?
A. Công nhân xây nhà. B. Xẻ núi làm đường.
C. Động đất làm nhà đổ. D. Đổ đất lấp bãi biển.
Câu 3. Lược đồ trí nhớ phong phú về không gian sống của một vùng đất, sẽ giúp ta
A. Sống xa cách và không muốn sinh sống ở đó nữa.
B. Sống gắn bó và thấy vùng đất đó có ý nghĩa hơn.
C. Thấy vùng đất chán, nhiều vấn đề và muốn cải tổ.
D. Thấy vùng đất đẹp, nhiều không gian chưa khai thác.
Câu 4. Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường
A. Vĩ tuyến. B. Vĩ tuyến gốc. C. Kinh tuyến. D. Kinh tuyến gốc.
Câu 5. K Bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1: 1 000.000 là những bản đồ có tỉ lệ
A. Nhỏ. B. Trung bình. C. Lớn. D. Rất lớn.
Câu 6. Khi học tập ngoài thực địa, chúng ta cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết nào sau đây?
A. Biểu đồ, sơ đồ, sách, vở, bút và kĩ năng thực địa.
B. Thiết bị xác định hướng, bản đồ, sổ ghi chép, bút.
C. Bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, sổ ghi chép và bút bi.
D. Bản đồ trực tuyến, biểu đồ, bút, vở ghi chép, sách.
Câu 7. Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở
A. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây. B. Nửa cầu Nam và nửa cầu Đông.
C. Nửa cầu Nam và nửa cầu Tây. D. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông.
Câu 8. So với các nước nằm trong bán đảo Đông Dương thì nước ta nằm ở hướng nào sau đây?
A. Đông. B. Bắc. C. Nam. D. Tây.
Câu 9. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào
A. Mép bên trái tờ bản đồ. B. Bảng chú giải, tỉ lệ bản đồ.
C. Các mũi tên chỉ hướng. D. Các đường kinh, vĩ tuyến.
Câu 10. Một điểm A nằm trên kinh tuyến 1000 thuộc nửa cầu Đông và vĩ tuyến 500 ở phía trên đường xích đạo, cách viết toạ độ của điểm đó là
A. 1000B và 500T. B. 500B và 1000Đ.
C. 1000T và 500N. D. 500N và 1000Đ.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (2 điểm). Cho hình sau:
HỆ THỐNG CÁC ĐƯỜNG KINH, VĨ TUYẾN VÀ LƯỢC ĐỒ KHU VỰC CHÂU ÂU
Dựa vào hình trên, em hãy viết tọa độ địa lí của điểm B, C và điểm H, K.
Câu 2 (3 điểm).
1. Em hãy cho biết quả Địa Cầu và bản đồ có điểm gì giống nhau và khác nhau.
2. Hãy nêu một số ví dụ cụ thể về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống.
……………………… HẾT ………………………
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
C |
B |
A |
A |
B |
D |
A |
D |
B |
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
|||||||||
1 |
Tọa độ địa lí của các điểm là - Điểm B: (200B, 1100Đ). - Điểm C: (100N, 100T). - Điểm H là: (600B, 400Đ). - Điểm K là: (400B, 200Đ). |
0,5 0,5 0,5 0,5 |
|||||||||
2 |
1. So sánh quả Địa Cầu và bản đồ
2. Một số ví dụ về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống - Dùng để chỉ đường khi đi du lịch, đi đến một địa điểm bất kì (siêu thị, nhà hàng, bảo tàng…) hoặc khi đi lạc đường. - Xác định được vị trí địa lí, tọa độ địa lí một điểm, khu vực, vùng. - Phân tích, nhận xét sự phân bố dân cư, công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản… |
0,75 1,25 1,0 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Địa Lí lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Để xác định hướng khi đang ở ngoài thực địa, chúng ta sử dụng công cụ nào sau đây?
A. Địa bàn. B. Sách, vở. C. Khí áp kế. D. Nhiệt kế.
Câu 2. Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là
A. Kinh tuyến Đông. B. Kinh tuyến Tây.
C. Kinh tuyến 1800. D. Kinh tuyến gốc.
Câu 3. Mẫu số càng nhỏ thì tỉ lệ bản đồ càng
A. Rất nhỏ. B. Nhỏ. C. Trung bình. D. Lớn.
Câu 4. Lược đồ trí nhớ đường đi có đặc điểm nào sau đây?
A. Có hướng di chuyển, thời gian di chuyển và điểm xuất phát, điểm kết thúc.
B. Có điểm đầu, điểm cuối, hướng đi chính và khoảng cách giữa hai điểm.
C. Có điểm đầu, điểm cuối, quãng đường đi và khoảng cách giữa hai điểm.
D. Có điểm xuất phát, hướng di chuyển chính và khoảng cách hai điểm đi.
Câu 5. Lược đồ trí nhớ tồn tại ở trong
A. Các mạng xã hội. B. Trí não con người.
C. Sách, vở trên lớp. D. Sách điện tử, USB.
Câu 6. Kí hiệu bản đồ có mấy loại?
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 7. Để thể hiện ranh giới quốc gia, người ta dùng kí hiệu nào sau đây?
A. Diện tích. B. Điểm. C. Đường. D. Hình học.
Câu 8. Loại ảnh nào sau đây được sử dụng để vẽ bản đồ?
A. Ảnh nghệ thuật đường phố. B. Ảnh chụp một vùng đồi núi.
C. Ảnh vệ tinh, hàng không. D. Ảnh hàng hải, viễn thông.
Câu 9. Vĩ tuyến gốc chính là
A. Chí tuyến Bắc. B. Xích đạo. C. Chí tuyến Nam. D. Hai vòng cực.
Câu 10. Bản đồ có tỉ lệ nhỏ là
A. 1: 1 500.000. B. 1: 500.000. C. 1: 3 000.000. D. 1: 2 000.000.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (3 điểm).
1. Cho biết ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ.
2. Tỉ lệ số và tỉ lệ thước khác nhau như thế nào?
Câu 2 (2 điểm). Để thể hiện toàn bộ Trái Đất thì giữa quả địa cầu và bản đồ, phương tiện nào thể hiện đúng hơn?
……………………… HẾT ………………………
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
A |
D |
D |
B |
B |
A |
C |
C |
B |
C |
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1 |
1. Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ: Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ độ dài giữa các đối tượng trên bản đồ so với thực tế là bao nhiêu. 2. Sự khác nhau: - Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. - Tỉ lệ thước: Là tỉ lệ được vẽ dưới dạng thước đo tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực tế. |
1,0 1,0 1,0 |
2 |
- Quả địa cầu có dạng hình cầu, mô phỏng gần đúng về hình dạng của Trái Đất. - Bản đồ được thể hiện trên mặt phẳng của giấy bằng các phép chiếu khác nhau. -> Để thể hiện toàn bộ Trái Đất thì quả địa cầu thể hiện đúng hơn. |
0,5 0,5 1,0 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Địa Lí lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường
A. Kinh tuyến. B. Kinh tuyến gốc. C. Vĩ tuyến. D. Vĩ tuyến gốc.
Câu 2. Dạng kí hiệu nào sau đây không được sử dụng trong phương pháp kí hiệu?
A. Hình học. B. Chữ. C. Tượng hình. D. Tượng thanh.
Câu 3. Kho dữ liệu có cả hình ảnh, video và kiến thức phong phú là
A. Bản đồ. B. GPS. C. Bảng, biểu. D. Internet.
Câu 4. Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?
A. Điểm. B. Hình học. C. Đường. D. Diện tích.
Câu 5. Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có điểm chung là cùng mang số độ bằng
A. 900. B. 00. C. 1800. D. 300.
Câu 6. Lược đồ trí nhớ phản ánh sự cảm nhận của con người về không gian sống và ý nghĩa của không gian ấy đối với
A. Tổ chức. B. Cá nhân. C. Tập thể. D. Quốc gia.
Câu 7. Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào sau đây?
A. Tây. B. Đông. C. Nam. D. Bắc.
Câu 8. Có những loại lược đồ trí nhớ cơ bản nào sao đây?
A. Khu vực và quốc gia. B. Không gian và thời gian.
C. Đường đi và khu vực. D. Thời gian và đường đi.
Câu 9. Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là các đường
A. Vĩ tuyến. B. Chí tuyến Bắc. C. Xích đạo. D. Chí tuyến Nam.
Câu 10. Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh
A. Học thay sách giáo khoa, sách bài tập.
B. Học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí.
C. Thư giãn sau khi học xong bài về nhà.
D. Xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (3 điểm).
1. Trên bản đồ hành chính có tỉ lệ 1: 6 000 000, khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội tới thành phố Hải Phòng và thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) lần lượt là 1,5 cm và 5 cm, vậy trên thực tế hai thành phố đó cách Thủ đô Hà Nội bao nhiêu ki-lô-mét?
2. Hai địa điểm có khoảng cách thực tế là 25 km, thì trên bản đồ có tỉ lệ 1: 500 000, khoảng cách giữa hai địa điểm đó là bao nhiêu?
Câu 2 (2 điểm). Hãy kể 5 đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích.
……………………… HẾT ………………………
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
A |
D |
D |
A |
B |
B |
C |
C |
A |
B |
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1 |
1. Tính khoảng cách thực tế - Theo đề bài, ta có tỉ lệ 1: 6 000 000 nghĩa là cứ 1 cm trên bản đồ tương ứng với 6 000 000 cm trên thực tế. - Công thức: Khoảng cách thức tế = Khoảng cách hai địa điểm trên bản đồ x tỉ lệ bản đồ. - Áp dụng công thức, ta có: + Khoảng cách giữa Hà Nội và Hải Phòng là: 1,5 x 6 000 000 = 9 000 000 (cm) = 90 km. + Khoảng cách giữa Hà Nội và TP. Vinh là: 5 x 6 000 000 = 30 000 000 (cm) = 300 km. 2. Tính khoảng cách trên bản đồ - Theo đề bài, ta có bản đồ có tỉ lệ 1: 500 000 nghĩa là cứ 1 cm trên bản đồ tương ứng với 500 000 cm trên thực tế và 25 km = 2 500 000 cm. - Công thức: Khoảng cách thức tế = Khoảng cách hai địa điểm trên bản đồ x tỉ lệ bản đồ. -> Khoảng cách giữa hai địa điểm đó trên bản đồ là: 2 500 000 : 500 000 = 5 (cm) trên bản đồ. |
1,5 1,5 |
2 |
Một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu là: - Kí hiệu điểm: Vườn quốc gia, cà phê, cao su, trâu, thiếc, sắt, đô thị… - Kí hiệu đường: Đường máy bay, dòng biển, di cư, hướng di chuyển của bão, ranh giới quốc gia… - Diện tích: Bãi tôm, bãi cá, vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp, mật độ dân số... |
0,5 0,75 0,75 |
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)