Các cộng đồng người dân tộc thiểu số sống ở vùng núi, trong đó, chủ yếu

Bài 2 trang 68 Chuyên đề Sinh học 12: Các cộng đồng người dân tộc thiểu số sống ở vùng núi, trong đó, chủ yếu là người dân thuộc các dân tộc Tày, Dao và H'Mông tại hai tỉnh Lạng Sơn và Hà Giang đã thực hiện một số biện pháp sau:

- Canh tác trên vùng đất xen lẫn đá, xây dựng ruộng bậc thang.

- Trồng luân canh, xen canh gối vụ.

- Sử dụng giống, loại cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Tận dụng các hang động tự nhiên để làm chỗ tránh rét cho gia súc.

- Tích trữ củi hoặc dùng lõi ngô làm chất đốt.

Hãy tìm hiểu và cho biết vai trò của các biện pháp trên trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu.

Lời giải:

- Canh tác trên vùng đất xen lẫn đá: để che chắn, chống xói mòn, chống rửa trôi đất.

- Xây dựng ruộng bậc thang: giữ được nước, độ ẩm, độ phì nhiêu của đất trong điều kiện địa hình dốc, vừa góp phần ổn định sự cân bằng sinh thái; đây là biện pháp bảo vệ đất, chống xói mòn.

- Trồng luân canh, xen canh gối vụ: tận dụng hết khả năng của đất tạo ra một lớp phủ thực vật trên bề mặt đất, chống xói mòn và thu hoạch nhiều loại cây trồng trong cùng một thời gian để nâng cao năng suất trồng trọt.

- Sử dụng giống, loại cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu: đảm bảo được nguồn lương thực cho người dân.

- Tận dụng các hang động tự nhiên để làm chỗ tránh rét cho gia súc, tích trữ củi hoặc dùng lõi ngô làm chất đốt: để sưởi ấm, phòng chống bệnh cho gia súc trong điều kiện lạnh giá.

Lời giải bài tập Chuyên đề Sinh 12 Ôn tập Chuyên đề 3 hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Sinh học 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học