Bài tập Sinh sản vô tính, hữu tính ở thực vật có lời giải (phần 2)
Bài tập Sinh sản vô tính, hữu tính ở thực vật có lời giải (phần 2)
Bài 1: Lấy ví dụ về một số loài thực vật sinh sản bằng bào tử và nêu các con đường phát tán bào tử.
Trả lời :
- Sinh sản bằng bào tử có ở các đại diện của ngành Rêu (rêu, địa tiền,…) và ngành Dương xỉ (rau bợ, bèo hoa dâu, lông cu li, dương xỉ,…).
- Bào tử phát tán chủ yếu qua 3 con đường : gió, nước và động vật.
Bài 2: Em hãy nêu những lợi ích của các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật hiện nay.
Trả lời :
Ưu điểm chung của các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật hiện nay là duy trì được các tính trạng quý từ cây mẹ, sớm cho thu hoạch và giá thành hạ. Ngoài ra, phương pháp nuôi cấy mô và tế bào còn có ưu điểm là nhân nhanh số lượng giống cây trồng trên quy mô lớn, tạo được giống sạch bệnh, phục chế được các giống quý bị thoái hoá và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bài 3: Phương pháp nhân giống vô tính nào có thể áp dụng ở mọi loài thực vật ? Vì sao ?
Trả lời :
Trong các phương pháp nhân giống vô tính mà con người đang áp dụng thì nuôi cấy mô/tế bào là có thể áp dụng đối với mọi loài thực vật bởi nếu như ghép mắt, ghép cành và chiết cành thường chỉ thích hợp với cây thân gỗ ; giâm cành thường chỉ phù hợp với cây thân leo, thân bò, thân thảo thì ở nuôi cấy mô/tế bào, dựa vào tính toàn năng của tế bào thực vật, người ta chỉ cần đến sự có mặt của một vài tế bào ở bất kì bộ phận sinh dưỡng nào đó và nuôi cấy chúng trong điều kiện môi trường, dinh dưỡng thích hợp là có thể tạo ra cây con mang các đặc điểm giống hệt cây mẹ. Bởi vậy, đây được xem là phương pháp nhân giống vô tính hiệu quả nhất hiện nay.
Bài 4: Quả không có hạt có phải là quả đơn tính không ? Vì sao ?
Trả lời :
Quả đơn tính là quả không có sự thụ tinh noãn (không có hạt) nhưng quả không có hạt chưa chắc đã là quả đơn tính vì sau khi được hình thành, hạt của quả có thể vì một nguyên nhân nào đó mà bị thoái hoá và tiêu biến.
Bài 5: Trong trồng trọt, để kích hoạt hoặc ức chế sự chín của quả, người ta áp dụng biện pháp nào ?
Trả lời :
- Sự chín của quả được kích hoạt bởi một số yếu tố như : nhiệt độ cao, sự có mặt của khí êtilen. Do đó, để thúc quả chín, người ta thường ủ quả ở nơi ấm áp hoặc rấm quả với đất đèn (một hợp chất có khả năng sản sinh khí êtilen).
- Để ức chế sự chín của quả, người ta có thể áp dụng các biện pháp sau : sử dụng auxin kết hợp với nhiệt độ thấp, sục khí CO2 …
Bài 6: Vì sao khi chín, phần lớn quả thường chuyển dần sang màu vàng hoặc đỏ ?
Trả lời :
Khi quả bước sang giai đoạn chín, hoạt động chuyển hoá vật chất nội tại đã làm phân huỷ dần diệp lục – yếu tố chi phối màu xanh của quả non, đồng thời lúc này carôtenôit (nhóm sắc tố có màu vàng, đỏ) lại được tổng hợp thêm nên chúng lấn át diệp lục và chiếm ưu thế trong biểu hiện màu sắc quả. Kết quả là quả dần chuyển từ màu xanh lục sang màu vàng/đỏ đẹp mắt.
Bài 7: Vì sao nói sự thụ tinh ở thực vật có hoa là thụ tinh kép ?
Trả lời :
Nói sự thụ tinh ở thực vật có hoa là thụ tinh kép vì trong quá trình này có sự hợp nhất đồng thời giữa 2 tinh tử của thể giao tử đực với 2 loại tế bào ở túi phôi : tế bào trứng (noãn) và tế bào nhân cực. Một tinh tử (n) kết hợp với noãn (n) tạo ra hợp tử - “tiền thân” của phôi ; một tinh tử (n) kết hợp với tế bào nhân cực (2n) tạo ra nội nhũ (3n) – bộ phận chuyên hoá với vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển.
Bài 8: Tại sao nói chế độ ăn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật ?
Trả lời :
Nói chế độ ăn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật vì các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là nguyên liệu được động vật sử dụng để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của chúng, đồng thời đó là nguyên liệu cho sự gia tăng kích thước và phân chia tế bào, hình thành nên các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể.
Bài 9: Quả có vai trò gì đối với sự phát triển của thực vật và đời sống con người ?
Trả lời :
- Đối với sự phát triển của thực vật, quả giúp bảo vệ hạt, đảm bảo cho sự phát tán và duy trì nòi giống của chúng.
- Đối với đời sống con người, quả mang lại lợi ích về nhiều mặt : là nguồn thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng và các vitamin thiết yếu (táo, cam, ổi, đào,…) ; là nguồn nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp (bông, …) ; là dược liệu quý (táo tàu, long nhãn,…).
Bài 10: Em hãy mô tả quá trình hình thành thể giao tử đực ở thực vật có hoa.
Trả lời :
Ở thực vật có hoa, thể giao tử đực chính là tên gọi khác của hạt phấn. Từ một tế bào mẹ (2n) trong bao phấn của nhị hoa qua giảm phân sẽ hình thành nên 4 tế bào con (n). Các tế bào con này chưa phải là giao tử đực mà là các bào tử đực đơn bội. Tiếp theo, mỗi tế bào đực đơn bội tiến hành nguyên phân một lần để hình thành nên hạt phấn. Hạt phấn gồm có 2 tế bào, tế bào bé là tế bào sinh sản (nguyên phân cho ra 2 tinh tử) và tế bào lớn là tế bào ống phấn (nảy mầm cho ống phấn). Hai tế bào này được bao bọc bởi một vách chung màu vàng, do đó ta thường thấy hạt phấn có màu vàng. Đó là thể giao tử đực.
Bài 11: Ở thực vật có hoa, quá trình hình thành túi phôi diễn ra như thế nào ?
Trả lời :
Từ một tế bào mẹ (2n) của noãn trong bầu nhuỵ khi trải qua giảm phân sẽ tạo ra 4 tế bào con (n) xếp chồng lên nhau. Các tế bào con này chưa phải là giao tử cái mà chúng chính là các bào tử đơn bội cái. Trong 4 bào tử đơn bội đó, ba tế bào xếp dưới dần bị tiêu biến, chỉ còn một tế bào sống sót. Tế bào sống sót này sinh trưởng dài ra thành hình quả trứng rồi thực hiện 3 lần nguyên phân liên tiếp tạo thành túi phôi 8 nhân với 3 tế bào đối cực, 1 tế bào nhân cực, 2 tế bào kèm và 1 tế bào trứng (noãn).
Bài 12: Thụ phấn là gì ? Có mấy hình thức thụ phấn ?
Trả lời :
- Thụ phấn là quá trình vận chuyển hạt phấn từ bao phấn đến núm nhuỵ.
- Có hai hình thức thụ phấn, đó là :
+ Tự thụ phấn : hạt phấn từ nhị hoa nảy mầm trên núm nhuỵ của chính hoa đó hoặc hạt phấn từ nhị của một hoa rơi lên một núm nhuỵ của một hoa khác trên cùng một cây và nảy mầm. Trong tự thụ phấn, thế hệ sau có sự tái tổ hợp các nhiễm sắc thể cùng nguồn gốc.
+ Thụ phấn chéo : hạt phấn từ nhị của một hoa đến núm nhuỵ của một hoa khác trên những cây khác nhau của cùng một loài và nảy mầm tại đấy. Trong thụ phấn chéo có sự tái tổ hợp nhiễm sắc thể từ hai nguồn gốc khác nhau.
Xem thêm lý thuyết trọng tâm Sinh học 11 và các dạng bài tập có đáp án hay khác:
- Sinh sản vô tính ở thực vật là gì ? Hình thức, vai trò
- Sinh sản hữu tính ở thực vật là gì ?
- Bài tập Sinh sản vô tính, hữu tính ở thực vật có lời giải
- 20 câu trắc nghiệm Sinh sản vô tính, hữu tính ở thực vật có đáp án
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Giải Chuyên đề Sinh 11 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh 11 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh 11 Cánh diều
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều