Bài tập Thành phần tế bào có lời giải



Câu 1:Vì sao nói người già không nên ăn nhiều mỡ ?

Trả lời

Theo thời gian, hoạt động chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể đều suy yếu do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tiến trình lão hoá và điều này bao gồm cả khả năng hấp thụ, chuyển hoá mỡ.

Mỡ động vật là chất béo bão hoà, nó là khởi đầu cho nhiều rắc rối về sức khoẻ như béo phì, tiểu đường type 2. Mặt khác, việc dung nạp loại thực phẩm này sẽ khiến cho nồng độ colesterol trong máu tăng cao. Hệ quả tất yếu của vấn đề này là làm xuất hiện hiện tượng lắng đọng và kết thành các mảng bám trên thành động mạch, gây thu hẹp lòng mạch và làm xơ vữa động mạch. Đây chính là căn nguyên của nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… Do đó để bảo vệ hệ tim mạch và duy trì sức khoẻ, người già không nên ăn nhiều mỡ.

Câu 2:ADN trong nhân và mARN của sinh vật nhân thực giống và khác nhau ở những điểm nào ?

Trả lời

a. Giống nhau :

- Đều được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học : C, H, O, N, S, P.

- Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với đơn phân là các nuclêôtit.

- Đều được cấu tạo từ 4 loại đơn phân, trong đó có 3 loại đơn phân A, G, X.

- Mỗi loại đơn phân đều gồm có 3 thành phần chính là gốc đường, gốc phôtphat và gốc bazơ nitơ

.

- Đều tham gia vào hoạt động truyền đạt thông tin di truyền.

b. Khác nhau :

Đặc điểmADN trong nhânmARN
Cấu tạo- Có đơn phân loại T - Có đơn phân loại U
- Trong đơn phân có đường đêôxiribôzơ (C5H10O4 )- Trong đơn phân có đường ribôzơ (C5H10O4)
- Cấu trúc mạch xoắn, kép - Cấu trúc mạch đơn, thẳng
- Có kích thước và khối lượng lớn - Kích thước và khối lượng bé hơn
- Có liên kết bổ sung giữa các nuclêôtit ở hai mạch- Không có liên kết bổ sung
Chức năng- Có khả năng tự nhân đôi- Không có khả năng tự nhân đôi
- Lưu giữ và bảo quản thông tin di truyền theo thời gian- mARN thường chỉ được tổng hợp từ ADN khi cơ thể có nhu cầu nên nó không có chức năng lưu giữ và bảo quản thông tin di truyền
Phạm vi tồn tại và khả năng di động- Tồn tại suốt đời sống cá thể và là nhân tố quyết định tính đặc thù của mỗi cơ thể và từng loài sinh vật.
- Không di động đi xa, chỉ tồn tại trong phạm vi dịch nhân- Chỉ tồn tại trong thời gian ngắn hạn và sau đó bị phân huỷ, trả lại nguồn vật chất cho môi trường nội bào- Được tổng hợp từ trong nhân nhưng di chuyển qua màng nhân và thực hiện chức năng tại tế bào chất.

Câu 3: Vì sao mặc dù ở người không tiêu hoá được xenlulôzơ nhưng chúng ta vẫn cần phải ăn rau xanh hằng ngày ?

Trả lời

Mặc dù hệ tiêu hoá của người không có enzim tiêu hoá xenlulôzơ (chất xơ) nhưng chúng ta vẫn cần phải ăn rau xanh hằng ngày vì những lí do sau :

- Chất xơ trong rau xanh là yếu tố kích thích và tăng cường nhu động ruột, từ đó giúp thúc đẩy khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của niêm mạc ruột, đồng thời nhờ vậy mà việc đào thải phân sẽ diễn ra dễ dàng hơn.

- Trong rau xanh không chỉ có chất xơ mà còn có nước và hệ vi chất dồi dào : vitamin A, D, K, C, E, sắt, kẽm, …. Đây là những thành phần đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể.

Câu 4:Vì sao khi ta đun nóng nước lọc cua thì prôtêin của cua lại đóng thành từng mảng ?

Trả lờiTrong môi trường nước của tế bào, prôtêin thường quay các phần kị nước vào bên trong và bộc lộ phần ưa nước ra bên ngoài. Ở nhiệt độ cao, các phân tử chuyển động hỗn loạn làm cho các phần kị nước ở bên trong hướng ra phía ngoài và do bản chất kị nước nên các phần kị nước này ngay lập tức liên kết với phần kị nước của phân tử khác làm cho chúng kết dính vào nhau và kết quả là như chúng ta quan sát thấy : prôtêin bị vón cục, đóng thành từng mảng nổi trên mặt nước.

Câu 5:Vì sao chúng ta nên thường xuyên thay đổi thực đơn mà không nên dùng duy nhất một loại thức ăn trong thời gian dài ?

Trả lờiCó khoảng 25 nguyên tố hoá học cần thiết cho sự sống của con người. Bên cạnh đó, các nguyên tố cấu thành nên các loài khác nhau là khác nhau do đó, nếu chỉ dùng duy nhất một loại thức ăn trong thời gian dài sẽ tất yếu dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng không chỉ khắc phục triệt để nguy cơ thiếu hụt vi chất mà còn có tác dụng kích thích vị giác, mang lại cho ta cảm giác ngon miệng, nhờ vậy mà quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn sẽ diễn ra hiệu quả hơn.

Xem thêm lý thuyết trọng tâm Sinh học 10 và các dạng bài tập có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


chuyen-de-thanh-phan-te-bao.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học