Soạn bài Tri thức tổng quát trang 56 - Kết nối tri thức
Với soạn bài Tri thức tổng quát trang 56 Chuyên đề Văn 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 12.
Trường phái văn học
Trường phái văn học là một hiện tượng đặc biệt của đời sống văn học, ở đó, các nhà văn có cùng lí tưởng nghệ thuật tập hợp lại với nhau để thực hành và cổ xuy một khuynh hướng sáng tác riêng, nhằm đáp ứng những nhu cầu tư tưởng - thẩm mĩ mới của thời đại mà họ là người cảm nhận được đầu tiên. Giữa các trường phái (đặc biệt là những trường phái xuất hiện trong cùng một thời kì) thường có mối quan hệ tương tác phức tạp, có khi cùng chia sẻ một tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ hay nguyên tắc sáng tác mang tính cốt lõi, lại có khi xung đột với nhau về chính những điều này. Nhìn bao quát, trường phái nào cũng có những đóng góp giàu ý nghĩa vào quá trình văn học, làm đa dạng hóa sự phát triển của văn học.
Mỗi trường phái văn học có một cách tiếp cận riêng đối với các vấn đề nghệ thuật và xã hội, dẫn đến sự thống nhất tương đối về đề tài, chủ đề, phong cách sáng tác. Một số trường phái văn học được đặt tên theo người sáng lập hoặc tác giả tiêu biểu mà sáng tác của họ đã tạo nên một mẫu hình đáng học tập, phát huy, ví dụ: trường phái Pu-skin, trường phái Ban-dắc, trường phái Dô-la (Zola)... Trong đa số trường hợp, tên trường phải được gọi dựa vào sự chú ý đặc biệt của các nhà văn đối với một vấn đề nào đó của sáng tạo nghệ thuật hoặc dựa vào đặc điểm mang tính khu biệt rõ nét nhất của các sáng tác thuộc trường phái ấy, ví dụ: trường phái cổ điển, trường phái lãng mạn, trường phái hiện thực, trường phái tượng trưng, trường phái siêu thực,...
Tuỳ vào các điều kiện văn hóa, xã hội, thẩm mĩ cụ thể mà trường phái văn học có thể tồn tại trong thời gian dài hay ngắn. Trong lịch sử văn học, nhiều trường phái lớn có vận mệnh lâu dài và gây được ảnh hưởng quốc tế rộng rãi, không bó hẹp trong một nền văn học dân tộc nhất định. Chính vì vậy, nhiều nhà văn sống ở những nước khác nhau có thể tự nhận mình thuộc về một trường phái văn học nhất định hoặc được hậu thế xếp vào một trường phái văn học vốn ra đời trước đó rất lâu.
Thuật ngữ trường phái văn học có những điểm giao thoa với các thuật ngữ khác như nhóm (hay câu lạc bộ) văn học, khuynh hướng văn học, dòng văn học và trào lưu văn học. Điều này dẫn đến quan niệm cho rằng thuật ngữ trường phái văn học có thể được hiểu theo những nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Trong nhiều tài liệu nghiên cứu, người ta đã trình bày về trường phái văn học như về khuynh hướng, dòng, trào lưu văn học hoặc ngược lại, do trường phái nào cũng chủ trương một khuynh hướng sáng tác riêng, tạo thành một dòng, thậm chí một trào lưu lớn gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của toàn bộ nền văn học hoặc thời đại văn học.
Phong cách sáng tác của một trường phái văn học
Phong cách sáng tác của một trường phái văn học là sự tổng hợp những nét ổn định, bao trùm trong cái nhìn nghệ thuật về đời sống, trong cách xử lí các đề tài, chủ đề và xây dựng hệ thống hình tượng, vận dụng các phương thức, phương tiện biểu hiện nghệ thuật ở nhiều sáng tác của trường phái. Nó có thể được xem là yếu tố cơ bản giúp ta nhận diện khuôn mặt tinh thần riêng, đóng góp riêng của trường phái đó trong lịch sử văn học.
Ở mỗi thể loại cụ thể, phong cách sáng tác của trường phái có một biểu hiện đặc thù.
Điều này đòi hỏi người nghiên cứu phải áp dụng những tiêu chí đánh giá khác nhau đối với sáng tác thuộc từng thể loại như tiểu thuyết, thơ, kịch, kí,... dù chúng cùng thuộc một trường phái văn học.
Phong cách sáng tác của trường phái văn học có thể được nói đến ngay từ đầu trong tuyên ngôn chung được nhiều nhà văn nhất trí ủng hộ (như các tuyên ngôn của chủ nghĩa siêu thực). Cũng có khi, nó được các nhà nghiên cứu sau này đúc kết (kết hợp với việc cố định hóa danh xưng của trường phái), qua việc nghiên cứu tổng thể sáng tác của nhiều nhà văn cùng chia sẻ một hệ thống quan niệm, nguyên tắc thẩm mĩ.
Phong cách sáng tác chung của trường phái văn học không mâu thuẫn hay loại trừ phong cách nghệ thuật riêng của từng nhà văn thuộc trường phái đó. Chính phong cách nghệ thuật riêng của từng nhà văn đã làm nên sức sống thực sự cho phong cách sáng tác chung của trường phải, giúp nở phần nào thoát khỏi tình trạng khô cứng, giáo điều. Tuy nhiên, một số nét trong phong cách nghệ thuật riêng của nhà văn vừa có thể tạo tiến để cho bước phát triển mới của phong cách chung, vừa dẫn đến sự giải thể của phong cách trường phái, mở đường cho sự ra đời của những trường phái mới, làm nên sự vận động không ngừng của đời sống văn học.
Phong cách sáng tác của một số trường phái văn học tiêu biểu
Phong cách sáng tác của trường phái cổ điển
Trường phái cổ điển thường được gọi bằng một thuật ngữ phổ biến, chính xác hơn là chủ nghĩa cổ điển, ra đời và phát triển mạnh mẽ ở nước Pháp trong thế kỉ XVII (bắt đầu từ thập niên ba mươi của thế kỉ này). Chủ nghĩa cổ điển có cơ sở triết học là chủ nghĩa duy lí, mang tư tưởng chống phong kiến, tôn giáo và những thói tật tư sản; đã tạo ra một mĩ học riêng với hệ thống phép tắc nghiêm ngặt, có xu hướng phi cá tính, quy định rạch rồi chức năng cho từng thể loại văn học (chẳng hạn: bi kịch, sử thi, tụng ca,... thuộc thể loại "thượng đẳng", thể hiện những vấn đề lớn của lịch sử, quốc gia - dân tộc và hình tượng những con người có vị thế quan trọng trong đời sống xã hội; còn hài kịch, thơ trào phúng, thơ ngụ ngôn,... thuộc thể loại "hạ đẳng", thể hiện những sinh hoạt thế tục và các hình tượng con người có địa vị, vai trò thấp kém hơn). Thể loại chủ đạo của chủ nghĩa cổ điển là bi kịch, gắn với sáng tác của Coóc-nây (Corneille), Ra-xin (Racine). Bên cạnh đó, một số thể loại khác cũng đạt được thành tựu lớn với tên tuổi của Mô-li-e (Molière) trong hài kịch, La Phông-ten (La Fontaine) trong thơ ngụ ngôn, Boa-lô (Boileau) trong thơ châm biếm,...
Văn học Việt Nam không có trường phái cổ điển. Thuật ngữ văn học cổ điển thường chỉ được dùng khi nói về một thời kì phát triển rực rỡ của văn học Việt Nam với những tác phẩm đạt trình độ mẫu mực, ra đời từ cuối thế kỉ XIX trở về trước (thời kì trung đại). Thuật ngữ phong cách cổ điển có thể được áp dụng rộng rãi hơn khi người ta muốn nói đến một phong cách sáng tác đặc trưng của văn học trung đại, còn gây được ít nhiều ảnh hưởng trong những sáng tác ở các thời đại sau.
Phong cách sáng tác của chủ nghĩa cổ điển có biểu hiện khác nhau ở từng tác giả cụ thể nhưng tương đối thống nhất trên các mặt cơ bản: lấy các tác phẩm tiêu biểu của thời cổ đại làm mẫu mực để mô phỏng và học tập; đề cao vai trò tối thượng của lí trí và đạo đức; luôn nhấn mạnh chức năng xã hội - giáo dục của văn nghệ; hướng tới nắm bắt cái điển hình của muôn vàn tính cách, hiện tượng, quá trình trong cuộc sống: chú trọng cái chủng loại hơn cái cá biệt, cái vĩnh cửu hơn cái nhất thời, cái lí tưởng hơn cái hiện thực dở dang, cái huyền thoại hơn cái lịch sử cụ thể.... Riêng với thể loại bi kịch, người sáng tác phải tuân thủ quy tắc tam duy nhất khi xây dựng kịch bản (trên thực tế, quy tắc này nhiều khi bị chính những đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa cổ điển vi phạm).
Phong cách sáng tác của trường phái hiện thực
Trường phái hiện thực là khái niệm ít nhiều thiếu tính xác định, có liên quan đến khái niệm chủ nghĩa hiện thực. Riêng khái niệm chủ nghĩa hiện thực lại có thể được hiểu theo các nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Với nghĩa rộng, chủ nghĩa hiện thực chỉ một xu hướng nghệ thuật chối bỏ việc miêu tả những gì "không đúng" với thực tại hay với cái thật, đối lập với xu hướng lí tưởng hóa thực tại. Theo nghĩa này, người ta có thể nói đến "chủ nghĩa hiện thực" trong sáng tác của nhiều tác giả ở những thời đại văn học và nền văn học khác biệt, như "chủ nghĩa hiện thực" trong thơ của Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Nguyễn Du, trong kịch của Mô-li-e, trong tiểu thuyết của Ban-dắc, Lép Tôn-xtôi (Lev Tolstoy), Mác-két,... Với nghĩa hẹp, chủ nghĩa hiện thực chỉ một trào lưu trong lịch sử văn học phương Tây, phát triển mạnh mẽ từ những năm ba mươi của thế kỉ XIX cho mãi đến sau này trên toàn thế giới với nhiều "biến thể" (chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo,...), đề cao nguyên tắc tái hiện toàn bộ thực tế như nó vốn có, trong sự đa dạng và dưới những khía cạnh thường thấy nhất của nó. Những đại diện tiêu biểu nhất của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX - thế kỉ vàng của chủ nghĩa hiện thực trong văn học thế giới - thường được nhắc đến là Xtăng-đan, Ban-dắc, Thác-cơ-rây (Thackeray), Đích-ken (Dickens), Phlô-be (Flaubert), Lép Tôn-xtôi, Đốt-xtôi-ép-xki (Dostoyevsky), Sê-khốp (Chekhov),...
Trên cơ sở tìm hiểu, so sánh với các khái niệm có liên quan, có thể xác định trường phái hiện thực là khái niệm chỉ sự gần gũi về mặt thẩm mĩ của những sáng tác, mặc dù xuất hiện ở những nền văn học khác nhau trong thời hiện đại nhưng đều có cảm hứng mô tả những gì đã xảy ra (thường mang tính tiêu cực) được mọi người (đa số) tin là thật, chấp nhận phần nào cái có thể xảy ra, nhưng phản ứng mạnh mẽ với cái mang tính tô vẽ, "bóp méo" thực tại, được cho là sản phẩm thuần túy tưởng tượng (ở đây, cần phân biệt sự "bóp méo" thuộc về khuynh hướng tư tưởng với sự "bóp méo" tất yếu phải có mà thủ pháp nghệ thuật đòi hỏi). Theo đó, nên xem trường phái hiện thực cũng là chủ nghĩa hiện thực được hiểu theo nghĩa hẹp đã đề cập ở trên.
Trong văn học Việt Nam, mặc dù khuynh hướng hiện thực đã xuất hiện ở một số sáng tác của thời trung đại và hiện đại (nửa đầu thế kỉ XX), nhưng điều đó vẫn chưa cho phép khẳng định sự hiện diện của trường phái hiện thực. Khi tìm hiểu các sáng tác thuộc khuynh hướng hiện thực, các nhà nghiên cứu thường sử dụng một số thuật ngữ như văn học hiện thực, dòng văn học hiện thực, khuynh hướng hiện thực, phong cách hiện thực.
Đây là một lựa chọn hợp lí, có căn cứ từ sáng tác của một số cây bút thường được gọi là "nhà văn hiện thực phê phán" như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nam Cao,...
Phong cách sáng tác của trường phái hiện thực (trong một số ngữ cảnh, có thể viết là phong cách hiện thực) có sự biến đổi lớn qua các giai đoạn văn học khác nhau, gắn với sự mở rộng, bổ sung hay đào thải một số yếu tổ không còn phù hợp với điều kiện sáng tác mới. Về cơ bản, phong cách này có thể được nhận biết qua hệ thống đề tài, chủ đề gắn với các trải nghiệm cá nhân hay dựa trên tài liệu xác thực; qua hình tượng nhân vật
Không hề xa lạ với đời sống bình thường mà các đặc điểm từ thể chất đến ngôn ngữ, hành vị, tính cách của nó luôn bị môi trường, hoàn cảnh sống cụ thể chi phối: qua sự miêu tả "chính xác" những nét đặc thù của hoàn cảnh bằng ngôn ngữ trực tiếp nhất (cho dù đó là hoàn cảnh được diễn tả theo hình thức phóng đại): qua thái độ bất mãn thường trực với các tập quán hay điều kiện xã hội đã làm suy đổi, biến dạng tính cách hay bản tính tự nhiên của con người,...
Phong cách sáng tác của trường phái lãng mạn
Trường phái lãng mạn có thể được xem là thuật ngữ tương đương với chủ nghĩa lăng mạn, được dùng để chỉ một trong những trào lưu văn hóa lớn nhất ở các nước phương Tây vào cuối thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX, có ảnh hưởng và ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển văn học toàn thế giới, khởi đầu như là một phản ứng chống lại tính quy phạm trong các nguyên tắc mĩ học của chủ nghĩa cổ điển. Chủ nghĩa lãng mạn đề cao cái tôi cá nhân với toàn bộ sức mạnh tinh thần, tình cảm của nó; thể hiện sự thất vọng sâu sắc với thực tại dung tục, tầm thường đã "bóp chết" những khát vọng lớn lao và nhu cầu được sống hòa đồng với tự nhiên; quay về tìm vẻ đẹp "vang bóng một thời" của quá khứ hoặc hướng đến một xã hội mới tốt đẹp mà các nhà tư tưởng tiến bộ trước đó đã vẽ ra trong nhiều tác phẩm của mình. Các tác giả lớn của trường phái lãng mạn xuất hiện ở nhiều nền văn học: ở Đức có Gớt (Goethe), Sin-lơ (Schiller), Nô-va-lít-xơ (Novalis)..., ở Anh có Xcốt (Scott), Bai-rơn (Byron), Se-li (Shelley)..., ở Pháp có Sa-tô-bri-ăng (Chateaubriand), La-mác-tin (Lamartine), Huy-gô, Muýt-xê (Musset),..
Từ đầu thế kỉ XX, trong văn học Việt Nam diễn ra quá trình hiện đại hóa mạnh mẽ. Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học phương Tây đã được nhiều nhà văn, nhà thơ tiếp nhận với sự hào hứng đặc biệt để tạo nên những hiện tượng nổi bật là phong trào
Thơ mới và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Nhưng trong khi có thể nói đến khuynh hướng lãng mạn, dòng văn học lãng mạn, phong cách lãng mạn, người ta lại khó có thể nói về sự tồn tại của trường phái lãng mạn trong văn học Việt Nam hiện đại. Do vậy, khi sử dụng thuật ngữ phong cách sáng tác của trường phái lãng mạn để tìm hiểu, phân tích thơ của các nhà Thơ mới, văn xuôi Tự lực văn đoàn, truyện và tùy bút của Nguyễn Tuân,..., rất cần có những thuyết minh cần thiết (điều này cũng tương tự với việc sử dụng thuật ngữ phong cách sáng tác của trường phái hiện thực để khám phá giá trị sáng tác của các nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam).
Phong cách sáng tác của trường phái lãng mạn (có thể nói gọn là phong cách lăng mạn) được thể hiện hết sức đa dạng trong sáng tác của những nhà văn vốn có đòi hỏi rất cao đối với việc khẳng định cá tính. Nếu hiểu trường phái lãng mạn theo nghĩa rộng, không bó hẹp trong một "tổ chức" nào, không thuộc riêng về một nền văn học nào và cũng khôn có giới hạn hoạt động trong một giai thuộc riêng về một nhân hiện đại, ta có thể nói đến các đặc điểm tương đối ổn định trong phong cách sáng tác của trường phái này như sau:
- Luôn nhấn mạnh sự xung đột gay gắt giữa các giá trị mà ở vị trí trung tâm là xung đột giữa con người cá nhân có khát vọng lớn lao nhưng cô đơn với môi trường phàm tục xung quanh; ưa dùng thủ pháp tương phản, đối lập.
- Tập trung khám phá thế giới nội tâm đầy phong phú và bí mật của con người, từ những rung động tinh tế đến những khát vọng mãnh liệt, đôi khi dị thường; ưa dùng những ẩn dụ mang tính cá thể hoá.
- Chú trọng những vấn đề thời sự của đời sống đương thời và tính lịch sử cụ thể của các sự kiện, tâm trạng được mô tả, thể hiện.
- Từ bỏ phong cách quý phái để có một cách tiếp cận gần gũi, chân thực hơn với các vấn đề của đời sống nói chung và của con người cá nhân nói riêng.
- Xây dựng cái nhìn dân chủ về thể loại và ngôn ngữ, không chịu "cấm đoán" nào trong việc sử dụng lớp ngôn ngữ thông tục để biểu đạt sống động nhất, trực tiếp nhất những cảm giác, xúc động, suy tư rất cụ thể của con người cá nhân.
Câu hỏi 1 (trang 61 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 – Kết nối): Khi nói về vấn đề trường phái văn học, vì sao bên cạnh thuật ngữ trường phái văn học, các thuật ngữ khác như khuynh hướng văn học, dòng văn học, trào lưu văn học,... cũng thường được đồng thời nhắc tới?
Trả lời:
Khi nói về vấn đề trường phái văn học, bên cạnh thuật ngữ trường phái văn học, các thuật ngữ khác như khuynh hướng văn học, dòng văn học, trào lưu văn học,... cũng thường được đồng thời nhắc tới, bởi vì thuật ngữ trường phái văn học có những điểm giao thoa với các thuật ngữ khác hư nhóm (hay câu lạc bộ) văn học, khuynh hướng văn học, dòng văn học và trào lưu ăn học. Điều này dẫn đến quan niệm cho rằng thuật ngữ trường phái văn học có thể Lược hiểu theo những nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Trong nhiều tài liệu nghiên cứu, người ta đã trình bày về trường phái văn học như về khuynh hướng, dòng, trào lưu văn học hoặc ngược lại, do trường phái nào cũng chủ trương một khuynh hướng sáng tác riêng, tạo thành một dòng, thậm chí một trào lưu lớn gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của toàn bộ nền văn học hoặc thời đại văn học.
Câu hỏi 2 (trang 61 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 – Kết nối): Giữa phong cách sáng tác của một trường phái văn học và phong cách nghệ thuật của từng nhà văn thuộc trường phái đó có mối quan hệ như thế nào?
Trả lời:
Giữa phong cách sáng tác chung của trường phái văn học không mâu thuẫn hay loại trừ phong cách nghệ thuật riêng của từng nhà văn thuộc trường phái đó. Chính phong cách nghệ thuật riêng của từng nhà văn đã làm nên sức sống thực sự cho phong cách sáng tác chung của trường phái giúp nó phần nào thoát khỏi tình trạng khô cứng, giáo điều. Tuy nhiên, một số nét trong phong cách nghệ thuật riêng của nhà văn vừa có thể tạo tiền đề cho bước phát triển mới của phong cách chung, vừa dẫn đến sự giải thể của phong cách trường phái, mở đường cho sự ra đời của những trường phái mới, làm nên sự vận động không ngừng của đời sống văn học.
Câu hỏi 3 (trang 61 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 – Kết nối): Vì sao khi nói về phong cách sáng tác của một trường phái văn học, cần phải quan tâm trình bày các "biến thể" của nó ở những thể loại khác nhau?
Trả lời:
Khi nói về phong cách sáng tác của một trường phái văn học, cần phải quan tâm trình bày các "biến thể” của nó ở những thể loại khác nhau vì ở mỗi một thể loại cụ thể, phong cách sáng tác của trường phái có một biểu hiện đặc thù.Điều này đòi hỏi người nghiên cứu phải áp dụng những tiêu chí đánh giá khác nhau với những sáng tác thuộc từng thể loại như tiểu thuyết, thơ, kịch, hí,.. dù chúng cùng thuộc một trường phái văn học.
Câu hỏi 4 (trang 61 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 – Kết nối): Hiện tượng trường phái trong văn học Việt Nam hiện đại có những đặc điểm gì đáng lưu ý?
Trả lời:
Hiện tượng trường phái trong văn học Việt Nam hiện đại có những đặc điểm:
- Văn học Việt Nam không có trường phái cổ điển.
- Trong văn học Việt Nam, mặc dù khuynh hướng hiện thực đã xuất hiện ở một số sáng tác của thời trung đại và hiện đại nhưng điều đó vẫn chưa cho phép khẳng định sự hiện diện của trường phái hiện thực.
- Từ đầu thế kỉ XX, trong văn học Việt Nam diễn ra quá trình hiện đại hóa mạnh mẽ, chủ nghĩa lãng mạn trong văn học phương Tây đã được nhiều nhà văn, nhà thơ tiếp nhận với sự hào hứng đặc biệt để tạo nên những hiện tượng nổi bật là phong trào Thơ mới và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn.
Tham khảo các bài soạn Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 3: Tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học: cổ điển, hiện thực hoặc lãng mạn hay khác:
Chuyên đề Văn 12 Phần 1: Tìm hiểu cách nghiên cứu phong cách sáng tác của một trường phái văn học
Chuyên đề Văn 12 Phần 3: Thuyết trình về phong cách sáng tác của một trường phái văn học
Xem thêm các bài Soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học hiện đại
- Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 2: Tìm hiểu về một tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ văn học
- Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 3: Tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học: cổ điển, hiện thực hoặc lãng mạn
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Kết nối tri thức
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều