Soạn bài Tìm hiểu một số hướng nghiên cứu văn học hiện đại - Kết nối tri thức
Với soạn bài Phần 1: Tìm hiểu một số hướng nghiên cứu văn học hiện đại Chuyên đề Văn 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 12.
I. Nghiên cứu cảm quan nghệ thuật trong văn học hiện đại
1. Đọc bài viết tham khảo
Bài viết: Thế giới tuổi già trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu (Trần Ngọc Hiếu)
Câu hỏi 1 (trang 15 Chuyên đề Ngữ văn 12): Xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận của tác giả.
Trả lời:
- Đối tượng: thế giới tuổi già.
- Phạm vi nghiên cứu: truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu.
- Cách tiếp cận được sử dụng: nghiên cứu diễn ngôn.
Câu hỏi 2 (trang 15 Chuyên đề Ngữ văn 12): Khái niệm chính được sử dụng trong bài viết là gì? Tác giả đã diễn giải khái niệm đó như thế nào?
Trả lời:
- Khái niệm chính được sử dụng trong bài viết là “tuổi già”.
- Tác giả đã chỉ ra tuổi già là một ý niệm mang tính giao cắt, vừa là một hiện tượng mang tính chất sinh lí, vừa là một kiến tạo văn hóa, vừa biểu hiện ở những đặc điểm và triệu chứng thể chất, vừa gắn với những trải nghiệm tinh thần đặc thù.
Câu hỏi 3 (trang 15 Chuyên đề Ngữ văn 12): Khái quát những kết luận chính của tác giả. Tác giả căn cứ vào đâu để đưa ra những kết luận đó?
Trả lời:
- Những kết luận chính của tác giả:
+ Thứ nhất, tuổi già là một kiến tạo văn hóa, gắn với những trải nghiệm tinh thần đặc thù mà không đơn thuần là một hiện tượng sinh lí với những biểu hiện về mặt thể chất.
+ Thứ hai, khủng hoảng hiện sinh là cảm quan bao trùm lên tất cả các truyện ngắn viết về tuổi già của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975.
- Tác giả dựa trên những cơ sở nghiên cứu để đưa ra những kết luận đó:
+ Quan sát, khái quát đặc điểm của thế giới nhân vật người già trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975.
+ Chọn lọc và phân tích những dẫn chứng tiêu biểu, sát hợp, đắt giá để làm nổi bật luận điểm.
+ So sánh với sáng tác của các nhà văn khác để làm nổi bật cảm quan riêng về thế giới trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu.
Câu hỏi 4 (trang 15 Chuyên đề Ngữ văn 12): Tác giả đã sử dụng những thao tác nào để làm sáng tỏ các luận điểm chính?
Trả lời:
- Những thao tác được tác giả sử dụng để làm sáng tỏ các luận điểm chính: chứng minh, liên hệ, phân tích để làm sáng tỏ luận điểm chính.
Câu hỏi 5 (trang 15 Chuyên đề Ngữ văn 12): Các trích dẫn, tài liệu tham khảo được trình bày như thế nào và có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Cách trích dẫn tài liệu tham khảo được lồng ghép khi phân tích so sánh, mở rộng vấn đề. Có tác dụng để củng cố thêm cho tính thuyết phục của luận điểm.
2. Thực hành nghiên cứu
2.1. Tìm hiểu khái niệm
Cảm quan nghệ thuật
Cảm quan nghệ thuật là tổng hòa những sự cảm nhận, quan niệm, lí giải về thế giới và con người của chủ thể sáng tạo. Cảm quan nghệ thuật được thể hiện thông qua cách xây dựng hệ thống nhân vật, hình ảnh, biểu tượng; sử dụng các mô típ không gian, thời gian; tổ chức điểm nhìn; lựa chọn giọng điệu;... trong tác phẩm văn học.
Cảm quan nghệ thuật trong văn học hiện đại
Nếu như văn học trung đại thường miêu tả con người trong mối quan hệ hoà hợp với vũ trụ, tôn giáo, chuẩn mực đạo đức của cộng đồng, thì văn học hiện đại quan tâm tới con người cá nhân với sự phong phú, phức tạp của cảm xúc, cảm giác, thậm chí của tiềm thức, vô thức; mô tả những chiều kích trần thế của con người như thân thể, bản năng,...; nhấn mạnh sự độc lập tư tưởng của con người. Ví dụ, Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam di sâu khám phá thế giới vô cùng phong phú và tinh tế của cảm giác khi Thanh trở về căn nhà đá gắn bó với mình từ thời thơ ấu. Trong Chí Phèo, Nam Cao chú ý miêu tả những trạng thái phi lý trí của con người: nỗi sợ mơ hồ trong tiềm thức của Chí Phèo khi bước chân vào nhà bá Kiến sau khi ra tù, cuộc sống chìm trong vô thúc của Chí Phèo lúc làm tay sai cho bá Kiến, hành đọ̀ng đến nhà bá Kiến để trả thù,... Sự đế cao cá nhân, đối lạ̀p cá nhân với toàn bộ tồn tại cũng tạo nên cảm thức cô đơn, bất an thường trực trong văn học hiện đại.
Nếu văn học trung đại đề cao sự khuôn mẫu, những chuẩn mực của quá khứ, truy tìm một cái đẹp thuần khiết, thì văn học hiện đại đề cao cái đẹp mang tính chất cá biệt, coi trọng sự độc đáo, phá cách, mới mẻ, miêu tả cái đẹp trong sự dung hợp với cái xấu, cái nghịch dị, thô kệch. Quan niệm thẩm mĩ này được thể hiện qua sự đa dạng và cách tân không ngừng của thể loại, các khuynh hướng sáng tác, các thủ pháp nghệ thuật.
2.2. Xác định đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
- Xác định đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là sự vật, hiện tượng cần được xem xét, khảo sát trong một đề tài khoa học. Bởi nghiên cứu cảm quan nghệ thuật trong văn học hiện đại là hướng tiếp cận phương diện chủ thể của sáng tạo nghệ thuật nên có thể lựa chọn đối tượng nghiên cứu là một quan niệm, triết lí, cách kiến giải của nhà văn về thế giới, con người, cái đẹp; hoặc nghiên cứu quan niệm, diễn giải của nhà văn về thế giới và con người được biểu đạt một cách gián tiếp qua hệ thống hình tượng, biểu tượng trong tác phẩm.
- Xác định phạm vi nghiên cứu: Để có thể khảo sát được một cách kî lưỡng về vấn đề, cần đặt ra những giới hạn cho để tài nghiên cứu sao cho phù hợp với năng lực, thời gian và điều kiện của mình.
- Xác định mục đích nghiên cứu: Cần trả lời câu hỏi Nghiên cứu để làm gì? Ví dụ, khi nghiên cứu đề tài Quan niệm về cái hoang dã trong "Muối của rừng" của Nguyễn Huy Thiệp, mục đích nhằm khẳng định: Nguyễn Huy Thiệp đã mang lại cái nhìn mới mẻ về tự nhiên so với các tác giả của giai đoạn văn học trước, thậm chí so với các nhà văn cùng thời.
2.3. Thu thập, phân tích và xử lí thông tin
Ngoài việc đọc các tài liệu nghiên cứu về vấn đề bạn quan tâm, cần đọc kĩ các tác phẩm văn học nhằm nhận diện yếu tố thể hiện cảm quan nghệ thuật trong tác phẩm. Dưới đây là một số gợi ý:
- Nhận diện quan niệm nghệ thuật về con người được thể hiện qua cách miêu tả nhân vật, tổ chức hình tượng, sử dụng biểu tượng, điểm nhìn; qua cách nhận xét, đánh giá của người trần thuật hoặc chân vật trữ tình.
- Nhận diện quan niệm nghệ thuật về thế giới được thể hiện qua những biểu tượng lặp đi lặp lại; qua các mô típ không gian, thời gian, cốt truyện trong tác phẩm.
- Nhận diện quan niệm thẩm mĩ được thể hiện qua cách xây dựng hình tượng; cách sử dụng ngôn từ; các thủ pháp nghệ thuật;...
Ngoài ra, để lí giải, cắt nghĩa căn nguyên của những cảm quan nghệ thuật riêng biệt, độc đáo đó, cần đọc thêm các tài liệu về tiểu sử nhà văn, bối cảnh thời đại, các tư tưởng triết học, tôn giáo, nghệ thuật ảnh hưởng đến thế giới quan, nhân sinh quan, lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn. Trong khi đọc, cần sử dụng các thao tác thu thạ̀p, phân tích và xử lí thông tin đã được hướng dẫn trong sách giáo khoa Chuyên đề học tập Ngữ văn lớp 10 và lớp 11 để lĩnh hội thông tin một cách hiệu quả.
II. Nghiên cứu cách tân nghệ thuật trong văn học hiện đại
1. Đọc bài viết tham khảo
Bài viết: Ông già và biển cả - cốt truyện và điểm nhìn; hiện thực và biểu tượng (Đặng Anh Đào)
Câu hỏi 1 (trang 23 Chuyên đề Ngữ văn 12): Nhan đề “Ông già và biển cả - cốt truyện và điểm nhìn; hiện thực và biểu tượng cho bạn biết gì về phạm vi nghiên cứu của bài viết?
Trả lời:
- Phân tích cốt truyện và điểm nhìn:
+ Cốt truyện: tóm tắt và phân tích diễn biến chính của câu chuyện, bao gồm những sự kiện quan trọng, mâu thuẫn, cao trào và kết thúc.
+ Điểm nhìn: xác định và phân tích điểm nhìn của tác giả trong tác phẩm, bao gồm góc nhìn, cách nhìn và cách thể hiện quan điểm của tác giả về nhân vật, sự kiện và vấn đề được đề cập.
- Phân tích hiện thực và biểu tượng:
+ Hiện thực: phân tích những phản ánh hiện thực xã hội trong tác phẩm, bao gồm những vấn đề về con người, cuộc sống và xã hội được tác giả đề cập đến.
+ Biểu tượng: phân tích những hình ảnh, chi tiết mang tính biểu tượng trong tác phẩm, bao gồm ý nghĩa ẩn dụ và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.
Câu hỏi 2 (trang 23 Chuyên đề Ngữ văn 12): Mục đích của bài viết được thể hiện như thế nào trong phần mở đầu?
Trả lời:
- Mục đích nghiên cứu của bài viết khẳng định phong cách sáng tác độc đáo của tác giả và vị trí của Hê-minh-uê trong nền văn học hiện đại thế giới.
Câu hỏi 3 (trang 23 Chuyên đề Ngữ văn 12): Bài viết đã phân tích các yếu tố nghệ thuật nào trong tiểu thuyết Ông già và biển cả? Từ những phân tích đó, tác giả đã rút ra những kết luận gì?
Trả lời:
- Bài viết đã phân tích yếu tố nghệ thuật như độc thoại nội tâm, phân tích tác phẩm từ điểm nhìn để thấy được chiều sâu của nhân vật trong tác phẩm. Các yếu tố nghệ thuật bao gồm cốt truyện, điểm nhìn, nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại, không gian và thời gian nghệ thuật, biểu tượng.
Câu hỏi 4 (trang 23 Chuyên đề Ngữ văn 12): Dựa vào những hiểu biết của bạn về văn học hiện đại đã được học trong chuyên đề, hãy bình luận về nhận định ở phần kết: “Xan-ti-a-gô giống như một biểu tượng về cuộc đấu tranh của con người hiện đại trên thế giới này”.
Trả lời:
- Phần kết của bài nghiên cứu có tính mở, mời gọi các bình luận và suy tưởng khác nhau, đó cũng là tinh thần của văn học hiện đại. Lão ngư dân Xan-ti-a-gô trong tác phẩm "Ông già và biển cả" hiện lên như một hình ảnh biểu tượng cho cuộc đấu tranh của con người hiện đại. Cuộc đời của ông là một hành trình gian khổ, đầy thử thách và cũng đầy ý nghĩa. Xan-ti-a-gô là một lão ngư dân nghèo khổ, sống trong cảnh túng thiếu và cô đơn. Tuy nhiên, con người hiện đại cũng có thể vượt qua mọi khó khăn nếu họ có ý chí kiên định và nghị lực phi thường. Xan-ti-a-gô là minh chứng cho điều đó. Mặc dù già yếu và gặp nhiều khó khăn, ông vẫn dũng cảm ra khơi đánh bắt cá lớn và chiến thắng con cá marlin khổng lồ.Như vậy, nhận định "Xan-ti-a-gô giống như một biểu tượng về cuộc đấu tranh của con người hiện đại trên thế giới này" là hoàn toàn đúng đắn. Xan-ti-a-gô là một hình ảnh đẹp về con người hiện đại, với những phẩm chất tốt đẹp như lòng dũng cảm, kiên cường, ý chí và nghị lực phi thường. Hình ảnh của Xan-ti-a-gô sẽ mãi là nguồn cảm hứng cho con người trong cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ để chiến thắng mọi khó khăn và thử thách.
Câu hỏi 5 (trang 23 Chuyên đề Ngữ văn 12): Sau khi đọc bài viết, bạn có hứng thú tìm đọc thêm các tác phẩm khác của Hê-minh-uê không? Tại sao?
Trả lời:
Em rất hứng thú tìm đọc thêm các tác phẩm của Hê-minh-uê. Hê-minh-uê, nhà văn người Mỹ, được mệnh danh là "cha đẻ của tảng băng trôi" với lối viết giản lược, sử dụng ngôn ngữ một cách tiết kiệm nhưng đầy hiệu quả. Nhiều tác giả Hoa Kỳ đương đại suy tôn ông làm người khai sinh ra trường phái Chủ nghĩa cực hạn (Minimalism). Một trường phái văn học xuất hiện ở Hoa Kỳ từ những năm 1920 với phương châm sáng tạo cơ bản là tinh giản văn chương đến mức tối đa, kiệm lời và kiệm cả cảm xúc...
2. Thực hành nghiên cứu
2.1. Tìm hiểu khái niệm
Cách tân nghệ thuật là những đổi mới, sáng tạo trong các tác phẩm nghệ thuật trên nhiều phương diện như thể loại, ngôn từ, thủ pháp, kï thuật biểu đạt,... Do ý thức đề cao cá tính, coi trọng sự tự do biểu đạt của người nghệ sĭ, văn học hiện đại có rất nhiều cách tân, thậm chí là đột phá về nghệ thuật.
Về thể loại, các nhà văn hiện đại có xu hướng phá vỡ những quy phạm, chuẩn mực của các thể loại truyền thống và không ngừng sáng tạo ra những thể loại mới như thơ tự do, phóng sự, truyện ngắn, truyện cực ngắn, tiểu thuyết điện ảnh, kịch tự sự, kịch phi lí,... Cấu trúc các thể loại cũng biến đổi một cách linh hoạt nhằm biểu đạt sự tự do sáng tạo và phong cách nghệ thuật riêng của từng nhà văn.
Về ngôn từ và thủ pháp nghệ thuật, văn học hiện đại khước từ những công thức, ước lệ, phát hiện ra những cách diễn đạt mới, khám phá những giới hạn mới của ngôn từ bằng những thử nghiệm nghệ thuật mang tính chất đột phá.
2.2. Xác định đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
- Xác định đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu có thể là cách tân nghệ thuật trên các phương diện khác nhau của văn học hiện đại như: thể loại, ngôn từ, các thủ pháp nghệ thuật.
- Xác định phạm vi nghiên cứu: Với báo cáo nghiên cứu về những cách tân nghệ thuật trong văn học hiện đại, có thể chọn một tác giả, tác phẩm hoặc một nhóm tác giả, tác phẩm (chọn nhóm tác phẩm theo trường phái hoặc thể loại văn học,...); một vài phương diện cách tân nghệ thuật.
- Xác định mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu cách tân nghệ thuật trong văn học hiện đại có thể nhằm các mục đích khác nhau: khẳng định giá trị của những cách tân nghệ thuật trong tác phẩm, xác định vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp văn học của tác giả, làm rõ phong cách sáng tác của tác giả,...
2.3. Thu thập, phân tích và xử lí thông tin
Trong quá trình thu thập, phân tích và xử lí thông tin để viết bài nghiên cứu cách tân nghệ thuật trong văn học hiện đại, cần lưu ý một số điểm sau:
- Tùy vào thể loại được lựa chọn, có thể trình bày cách tân trên các phương diện khác nhau và triển khai thành các luận điểm theo cách của riêng mình. Chẳng hạn, nếu là thơ: Tác phẩm đã thể hiện sự phá cách trong việc sử dụng từ ngữ, vần, nhịp, đối ra sao? Các hình ảnh trong bài thơ có gì khác biệt so với thơ ca truyền thống? Nhân vật trữ tình được đổi mới như thế nào? Nếu là kịch: Xung đột kịch có bị làm mờ nhạt hay bị xoá bỏ hay không? Tình huống trong vở kịch có gì mới so với kịch truyền thống? Tác phẩm đã xoá bỏ các công thức trong hành động và ngôn ngữ kịch ra sao? Nếu là truyện ngắn hay tiểu thuyết: Cốt truyện được đổi mới như thế nào? Tác giả xác lập điểm nhìn bên ngoài hay bên trong, cố định hay di động? Tác phẩm có tạo ra kiểu nhân vật mới nào hay không? Ngôn ngữ trong truyện có gì khác so với ngôn ngữ truyền thống?
- Qua việc tìm hiểu những cách tân nghệ thuật cụ thể trong tác phẩm, có thể tự đặt ra các câu hỏi mang tính khái quát như: Tác phẩm thể hiện cảm quan nghệ thuật mới về thế giới và con người như thế nào? Tác phẩm đã làm thay đổi sự hình dung vốn có về thể loại ra sao? Tác phẩm có khơi được dòng chảy nào mới cho văn học đương thời hay không? Sư "đối thoại" giữa tác phẩm với truyền thống văn học thể hiện ở những điểm nào? Tác phẩm cho người đọc thấy cá tính và phong cách sáng tác của tác giả ra sao?
Chẳng hạn, để hiểu rõ về bước thu thập, phân tích và xử lí thông tin trong văn bản "Ông già và biển cả" - cốt truyện và điểm nhìn; hiện thực và biểu tượng, có thể trả lời các câu hỏi gợi ý trong bảng sau:
Một số lưu ý khi nghiên cứu cách tân nghệ thuật trong văn học hiện đại:
- Một vấn đề cách tân nghệ thuật có thể được soi chiếu dưới nhiều góc độ khác nhau và theo đó, cũng có thể triển khai bằng nhiều cách.
- Nghiên cứu cách tân nghệ thuật tức là nghiên cứu sự đổi mới. Để trình bày sự đổi mới một cách thuyết phục, luôn cần có ý thức liên hệ và so sánh, dù trực tiếp hay gián tiếp. Có thể liên hệ cái mới mà mình đang bàn luận với cái cũ, cái trước đó hoặc liên hệ, so sánh tác phẩm đang phân tích với các tác phẩm khác của cùng tác giả hay của các tác giả khác.
- Trong báo cáo nghiên cứu về cách tân nghệ thuật, nên có các ý tưởng mang tính gợi mở. Không nhất thiết phải tìm ra câu trả lời cho tất cả các ý tưởng, có thể chỉ cần đưa ra ý tưởng để người đọc tiếp tục suy nghĩ.
Tham khảo các bài soạn Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học hiện đại hay khác:
Chuyên đề Văn 12 Phần 2: Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học hiện đại
Chuyên đề Văn 12 Phần 3: Thuyết trình về kết quả của báo cáo nghiên cứu
Xem thêm các bài Soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học hiện đại
- Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 2: Tìm hiểu về một tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ văn học
- Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 3: Tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học: cổ điển, hiện thực hoặc lãng mạn
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Kết nối tri thức
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều