Phân tích tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá. Lấy ví dụ minh hoạ

Câu hỏi trang 43 Chuyên đề Lịch Sử 12: Phân tích tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá. Lấy ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

♦ Tác động tích cực

- Về kinh tế:

+ Thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế, đầu tư và dòng vốn giữa các quốc gia, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế.

+ Nhiều quốc gia có thể tham gia vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu, tạo ra những hàng hoá - dịch vụ không thể thiếu trên thị trường thế giới.

- Về chính trị:

+ Thúc đẩy hợp tác và ổn định chính trị để đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.

+ Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế làm giảm khả năng xảy ra xung đột vì các quốc gia đều có quyền lợi nhất định trong việc duy trì quan hệ hoà bình.

- Về văn hoá - xã hội:

+ Tạo điều kiện trao đổi văn hoá giữa các quốc gia, tăng cường hiểu biết giữa các cộng đồng có nền văn hoá khác nhau.

+ Tác động tích cực đến các vấn đề xã hội như: giáo dục, y tế, cơ hội việc làm,... đặc biệt là giảm đói nghèo trên toàn thế giới.

- Về khoa học - công nghệ: gia tăng nhanh chóng các hoạt động trao đổi khoa học - công nghệ giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho sự tiến bộ trên các lĩnh vực giáo dục, y học, kĩ thuật và công nghệ.

- Ví dụ (về lĩnh vực văn hóa):

+ Các sản phẩm âm nhạc, phim ảnh, trang phục, món ăn truyền thống… của Hàn Quốc đã lan tỏa và được sử dụng phổ biến tại nhiều nước như: Việt Nam, Trung Quốc,...

+ Ở Việt Nam, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa Việt – Hàn được tổ chức thường niên tạo nhiều địa phương. Như vậy, có thể thấy, Văn hóa Hàn Quốc đã trở thành một trong những “nhịp cầu” kết nối văn hóa, nghệ thuật giữa các quốc gia, dân tộc.

♦ Tác động tiêu cực

- Về kinh tế:

+ Gia tăng cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia, trong đó các quốc gia phát triển hơn sẽ có lợi thế về công nghệ và nguồn lực, kết quả là nhiều nước đang phát triển không thể cạnh tranh với các nước phát triển, dẫn đến tụt hậu về kinh tế.

+ Sự ràng buộc, chi phối lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia khiến các cuộc khủng hoảng kinh tế dễ dàng lan từ quốc gia này sang quốc gia khác, dẫn đến những nguy cơ mất ổn định.

- Về chính trị:

+ Toàn cầu hoá đã dẫn đến sự phát triển của các tổ chức và thoả thuận quốc tế làm giảm quyền lực của các quốc gia - dân tộc trong điều chỉnh chính sách, nhất là các chính sách kinh tế.

+ Toàn cầu hoá cũng dẫn đến những thách thức toàn cầu mới như chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan và tội phạm xuyên biên giới.

- Về văn hóa: Toàn cầu hoá đã và đang tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc: tập quán, thực hành văn hoá truyền thống bị thu hẹp)...

- Về môi trường: Toàn cầu hoá đã dẫn đến nhu cầu sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng, khiến việc khai thác, sử dụng tài nguyên một cách không bền vững, dẫn đến sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, huỷ hoại môi trường,...

- Ví dụ (lĩnh vực kinh tế): Cuộc khủng hoảng kinh tế từ Mỹ (2008) đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, như: Đức, Anh, Pháp… tác động không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu với sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hoàng, sụt giá chứng khoabs và mất giá tiền tệ quy mô lớn,…

Lời giải Chuyên đề học tập Lịch Sử 12 Một số khái niệm hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Lịch Sử 12 Kết nối tri thức ngắn gọn, hay khác::

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học