Chia sẻ việc thực hành, trải nghiệm thờ cúng tổ tiên ở gia đình hoặc tổ họ

Câu hỏi 1 trang 10 Chuyên đề Lịch Sử 12: Chia sẻ việc thực hành, trải nghiệm thờ cúng tổ tiên (ở gia đình) hoặc tổ họ (ở dòng họ hoặc địa phương em): thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, các nghi thức chính, ý nghĩa…

Lời giải:

 - Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trước hết là việc thờ cúng những người có cùng huyết thống đã mất (cụ kị, ông bà, cha mẹ,...) trong gia đình, dòng họ để tưởng nhớ công sinh thành, nuôi dưỡng. Đồng thời, ở phạm vi rộng, thờ cúng tổ tiên còn bao gồm thờ cúng những người có công với cộng đồng và sáng lập quốc gia.

- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nguồn gốc sâu xa từ thời công xã thị tộc. Về sau, với ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo, tín ngưỡng này được củng cố và bổ sung những nhân tố mới.

+ Nho giáo với những quy chuẩn đạo đức răn dạy con người phải biết tôn ti trật tự, hiếu nghĩa với tổ tiên.

+ Phật giáo với những quan niệm nhân quả, luân hồi,... đã làm phong phú quan niệm về “sống, chết” của con người.

+ Đạo giáo đã bổ sung những quan niệm và nghi thức cúng bái, tế tự,...

- Biểu hiện trong đời sống văn hóa - xã hội:

+ Thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình Việt Nam diễn ra thường xuyên, đặc biệt vào ngày giỗ, dịp lễ, tết,...

+ Ngoài phạm vi gia đình, dòng họ, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn mở rộng trong làng xã (thờ tổ làng, tổ nghề) và cả nước (thờ Quốc tổ Hùng Vương).

+ Trong tâm thức người Việt Nam, các Vua Hùng được coi là biểu tượng, vị tổ dựng nước của dân tộc.

Lời giải Chuyên đề học tập Lịch Sử 12 Một số tín ngưỡng ở Việt Nam hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Lịch Sử 12 Kết nối tri thức ngắn gọn, hay khác::

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học