Dựa vào thông tin trong bài, em hãy Cho biết các cơ hội và thách thức của Việt Nam

Câu hỏi trang 32 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết các cơ hội và thách thức của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế và cho ví dụ để làm rõ các cơ hội và thách thức đó.

Lời giải:

- Những cơ hội: tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội:

+ Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng cao nhất ở thời điểm từ năm 2017 - 2019, tuy nhiên đến năm 2020 có giảm xuống do tác động của tình hình dịch bệnh. Việt Nam đã trở thành điểm đến đầu tư của các đối tác nước ngoài như Samsung, Lego, Pepsi, Coca Cola, P&G, ...

+ Hội nhập kinh tế quốc tế giúp Việt Nam: mở rộng thị trường cho xuất, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nguồn vốn, thành tựu khoa học - công nghệ.

+ Hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến nguồn nhân lực: kích thích sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ, đòi hỏi người dân nói chung và lực lượng lao động nói riêng phải không ngừng nâng cao trình độ để theo kịp sự phát triển, yêu cầu của công việc, cuộc sống. Người lao động cần phải học tập, tiếp thu thêm về kĩ năng làm nghề, năng lực quản lí và tác phong làm việc hiện đại.

+ Hội nhập kinh tế quốc tế giúp tiếp thu những tinh hoa của nhân loại tiến bộ, giúp Việt Nam có thêm điều kiện để nâng cao trình độ dân trí, xây dựng con người để phát triển đất nước; tạo cơ hội phát huy, quảng bá những giá trị văn hoa truyền thống đến bạn bè quốc tế.

+ Hội nhập kinh tế giúp Việt Nam bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

+ Việt Nam cùng các quốc gia khác phối hợp giải quyết các vấn đề chung như tình trạng khan hiếm nguồn năng lượng, cạn kiệt tài nguyên, môi trường tự nhiên bị huỷ hoại, …

- Những thách thức:

+ Tạo nên cuộc cạnh tranh cam go và phức tạp giữa các nước trên thế giới, nguy cơ mất độc lập tự chủ về kinh tế và nguy cơ tụt hậu trong cuộc cạnh tranh quốc tế.

+ Tạo sức ép rất lớn đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ; gia tăng khoảng cách giàu - nghèo; làm cho nền kinh tế có thể rơi vào trạng thái mất cân đối.

Ngày 7/11/2006, lễ kết nạp Việt Nam gia nhập WTO được tổ chức tại trụ sở WTO ở Geneva, Thụy Sĩ. Sau đó, kể từ ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này.

- Sự kiện lớn nói trên đã để lại nhiều dấu ấn tích cực trên hành trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam: Dấu ấn sâu đậm nhất của việc tham gia WTO và hội nhập quốc tế đối với Việt Nam là góp phần đổi mới tư duy chính sách, hoàn thiện chuẩn mực quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp, định hình khung khổ pháp lý và các chuẩn mực phát triển các thể chế kinh tế-thương mại, tạo cơ sở pháp lý vững chắc làm cầu nối và xung lực tích cực để đất nước từng bước mở cửa, mở rộng quy mô thị trường hàng hóa và dịch vụ, cải thiên cơ cấu và nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại quốc tế theo các thỏa thuận đa phương và song phương đã cam kết.

Lời giải Chuyên đề Giáo dục KTPL 12 Chuyên đề 3: Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học