Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây Vì sao trang 36 Chuyên đề KTPL 11 CD

Luyện tập 1 trang 36 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

A. Chỉ cần trong thoả thuận giữa hai bên có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lí, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

B. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

C. Người lao động được tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng lao động nhưng phải phù hợp với thoả ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

D. Ngoài những nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không được thoả thuận những nội dung khác với người lao động.

E. Khi giao kết hợp đồng lao động, người lao động phải cung cấp trung thực mọi thông tin mà người sử dụng yêu cầu.

Lời giải:

- Nhận định a. Đồng tình, vì: theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác, nhưng có nội dung về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lí, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

- Nhận định b. Đồng tình, vì: theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019: Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

- Nhận định c. Đồng tình, vì: Khoản 2 Điều 15 Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là: tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

- Nhận định d. Không đồng tình, Vì: tùy theo từng ngành nghề, lĩnh vực làm việc, thì ngoài những nội dung chủ yếu (được quy định tại Khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động năm 2019) giữa người sử dụng lao động và người lao động có thể có những thỏa thuận khác. Ví dụ như:

+ Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm (Khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động năm 2019).

+ Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết (Khoản 3 Điều 21 Bộ luật Lao động năm 2019).

- Nhận định e. Không đồng tình, vì:

+ Căn cứ theo Khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động năm 2019, Người lao động chỉ có nghĩa vụ cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.

+ Người lao động không có nghĩa vụ cung cấp cho người sử dụng lao động những thông tin không liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động.

Lời giải Chuyên đề KTPL 11 Bài 4: Một số vấn đề của pháp luật lao động về hợp đồng lao động hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều ngắn gọn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học