Ngoài những chức năng này, em còn biết thêm những chức năng nào khác của gia đình

b) trang 17 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Ngoài những chức năng này, em còn biết thêm những chức năng nào khác của gia đình

b) Ngoài những chức năng này, em còn biết thêm những chức năng nào khác của gia đình? Hãy chia sẻ những gì em biết về các chức năng của gia đình?

Lời giải:

Yêu cầu b)

* Ngoài những chức năng này em còn biết thêm chức năng tiêu dùng của gia đình: Trong hoạt động sống, gia đình luôn thực hiện việc tiêu dùng của gia đình để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày về ăn, uống, mặc, ở, đi lại, học hành, giải trí... của các thành viên gia đình. Gia đình không chỉ là một đơn vị sản xuất, mà còn là một đơn vị tiêu dùng. Gia đình trở thành nơi nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tổ chức việc tiêu dùng vật chất và hưởng thụ các sản phẩm văn hóa sau giờ lao động.

* Chia sẻ hiểu biết về các chức năng của gia đình

- Chức năng duy trì nòi giống

+ Gia đình bắt đầu hình thành khi thực hiện nhu cầu hôn nhân (trong đó có tình dục giữa cha và mẹ - hai nhân vật chính đầu tiên kiến tạo nên gia đình), từ đó thực hiện chức năng sinh con đẻ cái, duy trì nòi giống, tái sản xuất ra con người. Tái sản xuất ra con người theo nghĩa hẹp là sinh con đẻ cái, theo nghĩa rộng bao hàm cả nuôi dưỡng và giáo dục của gia đình.

+ Xã hội tồn tại và phát triển dựa trên hai cơ sở quan trọng là tái sản xuất ra của cải vật chất và tái sản xuất ra chính bản thân con người. Sự tồn tại của loài người phụ thuộc vào quá trình tái sản xuất này của gia đình. Việc tái sản xuất ra thế hệ tương lai, một mặt đáp ứng yêu cầu cung cấp lực lượng lao động mới cho xã hội, mặt khác đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của chính gia đình. Con cái trở thành chỗ dựa, nguồn tình cảm của ông bà, cha mẹ và của cả dòng tộc.

- Chức năng giáo dục:

+ Gia đình là nơi nuôi dưỡng và trường học đầu tiên tác động đến con người về nhiều mặt (thể chất, văn hóa, trí tuệ, xã hội, lao động…).

+ Giáo dục xã hội và giáo dục nhà trường là những yếu tố quyết định để định hướng sự phát triển nhân cách. Tuy nhiên, giáo dục gia đình lại có vai trò quan trọng đầu tiên trong việc hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Nội dung giáo dục gia đình bao gồm các yếu tố của văn hóa gia đình, văn hóa cộng đồng, nhằm tạo lập và phát triển nhân cách của con người như: đạo đức, lối sống, ứng xử, tri thức, lao động và khoa học. Giáo dục gia đình được thực hiện trong suốt quá trình sống của con người với những hình thức và nội dung giáo dục cụ thể, phong phú.

- Chức năng kinh tế

+ Đây là chức năng cơ bản quan trọng của gia đình nhằm tạo ra của cải, vật chất, là chức năng đảm bảo sự sống còn của gia đình, đảm bảo cho gia đình được ấm no, giàu có làm cho dân giàu, nước mạnh.

+ Để có kinh tế của mỗi gia đình ngày càng được cải thiện và nâng cao, ngoài những thành viên đang còn ở độ tuổi trẻ em thì những thành viên đang ở độ tuổi lao động cần có một công việc, một mức thu nhập ổn định. Ngoài ra còn cần có nguồn thu nhập thêm để có thêm nguồn thu chi trả cho những chi phí lặt vặt hàng ngày.

+ Từ chức năng kinh tế, các quyền sở hữu, thừa kế, tham gia giao dịch,…đã được hình thành, được pháp luật công nhận và bao vệ.

- Chức năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tình cảm

+ Là chức năng có ý nghĩa quan trọng trong việc chia sẻ tình cảm yêu thương, gắn bó giữa các thành viên của gia đình.

+ Gia đình vừa là tổ ấm vừa là điểm xuất phát cho con người trưởng thành. Gia đình cũng là nơi bao dung, an ủi cho mỗi cá nhân trước những nỗi buồn, rủi ro, sóng gió trong cuộc sống. Gia đình chính là nơi tình cảm của con người được thỏa mãn. Từ chức năng này các quyền được yêu thương, chăm sóc, phát triển, bình đẳng được hình thành và được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học