Nhân loại luôn đi tìm những nguồn năng lượng xanh, sạch và chi phí thấp

Mở đầu trang 13 Chuyên đề Hóa học 10: Nhân loại luôn đi tìm những nguồn năng lượng xanh, sạch và chi phí thấp, nhưng năng lượng hóa thạch rẻ thì gây ô nhiễm môi trường, năng lượng tái tạo sạch thường chi phí cao, năng lượng hạt nhân gây nên các rủi ro về phóng xạ. Những hạn chế trên sẽ được khắc phục khi công nghệ Mặt Trời nhân tạo phát triển thành công. Mặt trời nhân tạo là lò phản ứng hạt nhân, thúc đẩy phản ứng xảy ra giữa 2 hạt nhân tritium và deuterium, nhằm giải phóng năng lượng phục vụ cho nhân loại. Phản ứng hạt nhân là gì? Phản ứng hạt nhân được ứng dụng trong những lĩnh vực nào?

Nhân loại luôn đi tìm những nguồn năng lượng xanh, sạch và chi phí thấp

Lời giải:

Phản ứng hạt nhân là phản ứng có sự biến đổi ở hạt nhân nguyên tử. Phản ứng hạt nhân không phải là phản ứng hóa học.

Phản ứng hạt nhân được ứng dụng trong các lĩnh vực: y học (chuẩn đoán ung thư, xạ trị,…), công nghiệp (tìm khuyết tật trong vật liệu, đo độ dày vật liệu,…), nông nghiệp (biến đổi cấu trúc gene để tạo giống mới,…), nghiên cứu khoa học (sử dụng đồng vị M54n để đánh giá kim loại nặng trong nước thải…), xác định niên đại cổ vật, sử dụng năng lượng điện từ phản ứng phân hạch U235.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học