Một bạn học sinh tính lượng nhiệt tỏa ra trong thí nghiệm như sau

Câu hỏi 11 trang 61 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Một bạn học sinh tính lượng nhiệt tỏa ra trong thí nghiệm như sau. Biết rằng, nhiệt dung riêng của nước là 4,184 J g-1 K-1 (nghĩa là để nâng nhiệt độ của 1,0 g nước lên 1oC thì cần cung cấp 4,184 J nhiệt lượng); khối lượng riêng của nước, D = 1 g mL-1.

- Khối lượng nước là m = V × D = 50 × 1,0 = 50 g

- Lượng nhiệt tỏa ra tính được theo công thức:

Q = C × m × (T2 – T1) = 4,184 × 50 × (46 – 25) = 4393,2 J

Lượng nhiệt tỏa ra thực tế trong thí nghiệm này là bao nhiêu kJ? Vì sao lại có sự sai khác giữa kết quả tính của bạn học sinh và kết quả thực tế?

Lời giải:

Lượng nhiệt tỏa ra thực tế trong thí nghiệm này là 4,660 kJ.

Có sự sai khác giữa kết quả tính của bạn học sinh và kết quả thực tế là do ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học