Tại sao các mỏ dầu nằm càng sâu trong lòng đất càng chứa nhiều khí hơn

Câu hỏi 1 trang 39 Chuyên đề Hóa học 11: Tại sao các mỏ dầu nằm càng sâu trong lòng đất càng chứa nhiều khí hơn và chứa nhiều methane hơn?

Lời giải:

Về bản chất, dầu và khí đều là các hydrocarbon nhưng khác nhau ở chỗ các mỏ khí thiên nhiên chủ yếu chỉ chứa khí, còn mỏ dầu chứa cả dầu lẫn khí. Lúc đầu chỉ có dầu được sinh ra, các hydrocarbon này có khối lượng phân tử rất lớn (chứa 30 – 40 nguyên tử carbon, thậm chí nhiều hơn). Dần dần, một phần dầu chuyển thành khí do quá trình phân cắt các phân tử lớn thành các phân tử nhỏ hơn (cracking) dưới tác dụng của nhiệt độ, áp suất và các chất xúc tác. Càng đi sâu vào lòng đất thì nhiệt độ và áp suất càng cao, quá trình cracking càng xảy ra mạnh hơn. Vì vậy, các mỏ dầu càng sâu trong lòng đất càng chứa nhiều khí hơn, các mỏ khí thường có tuổi cao hơn. Giới hạn cuối cùng của sự chuyển hoá dầu thành khí là khi mỏ chỉ chứa chủ yếu là khí methane (70 – 90%), đó là mỏ khí thiên nhiên.

Lời giải Chuyên đề Hóa 11 Bài 7: Nguồn gốc dầu mỏ. Thành phần và phân loại dầu mỏ hay, chi tiết khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học