Trắc nghiệm Chuyên đề Địa Lí 12 Kết nối tri thức Chuyên đề 12.1 (có đáp án): Thiên tai và biện pháp phòng chống

Với 30 câu hỏi trắc nghiệm Chuyên đề Địa Lí 12 Chuyên đề 12.1: Thiên tai và biện pháp phòng chống sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Chuyên đề học tập Địa Lí 12.

Câu 1. Các tỉnh nào sau đây ở khu vực Tây Bắc dễ xảy ra hạn hán nhất?

A. Điện Biên, Sơn La.

B. Hòa Bình, Lai Châu.

C. Lào Cai, Điện Biên.

D. Sơn La, Hòa Bình.

Câu 2. Xâm nhập mặn xảy ra nhiều nhất ở vùng nào sau đây?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 3. Ở khu vực Nam Bộ, các tỉnh nào sau đây dễ xảy ra hạn hán nhất?

A. Long An, Cần Thơ.

B. Trà Vinh, Bến Tre.

C. Sóc Trăng, Trà Vinh.

D. An Giang, Bạc Liêu.

Câu 4. Tác động của xâm nhập mặn là

A. gây thiếu nước ngọt.

B. cháy rừng khắp nơi.

C. cạn kiệt về nước mặn.

D. sạt lở ở dọc bờ biển.

Câu 5. Thiên tai nào sau đây có nguồn gốc địa chất địa mạo?

A. Sóng thần.

B. Nắng nóng.

C. Dịch bệnh.

D. Nước dâng.

Câu 6. Nhìn chung, mùa bão của nước ta diễn ra trong khoảng thời gian nào sau đây?

A. Từ tháng 3 đến tháng 10.

B. Từ tháng 6 đến tháng 11.

C. Từ tháng 4 đến tháng 12.

D. Từ tháng 5 đến tháng 9.

Câu 7. Sau khi bão xảy ra, chúng ta cần thực hiện việc nào sau đây?

A. Tranh thủ thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp.

B. Kiểm tra lại nhà ở, các thiết bị trước khi sử dụng.

C. Thường xuyên theo dõi thông tin diễn biến bão.

D. Đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối và cột điện.

Câu 8. Lũ quét thường xảy ra ở

A. ven biển.

B. trung du.

C. vùng núi.

D. các đảo.

Câu 9. Thiên tai nào sau đây có nguồn gốc khí tượng thủy văn?

A. Sóng thần.

B. Nắng nóng.

C. Dịch bệnh.

D. Động đất.

Câu 10. Ở khu vực nào sau đây của nước ta chịu thiệt hại nặng nề nhất của bão?

A. Ở vùng biển Bắc Bộ.

B. Ven biển miền Trung.

C. Ở ven biển Nam Bộ.

D. Ven các đảo, quần đảo.

Câu 11. Khu vực nào sau đây ở nước ta chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất hiện nay?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên.

C. Duyên hải miền Trung.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 12. Phòng chống thiên tai là quá trình bao gồm các hoạt động nào sau đây?

A. Phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

B. Chỉ ứng phó và khắc phục các hậu quả của thiên tai.

C. Tham gia phòng ngừa, ứng phó với thiên tai tự nhiên.

D. Chỉ khắc phục hậu quả, phòng ngừa các thiên tai lớn.

Câu 13. Thiên tai nào sau đây có nguồn gốc sinh vật?

A. Sóng thần.

B. Nắng nóng.

C. Dịch bệnh.

D. Động đất.

Câu 14. Ở khu vực có vùng áp thấp có hiện tượng nào sau đây?

A. Mưa rất lớn.

B. Nắng nóng.

C. Thời tiết khô.

D. Gió thổi nhẹ.

Câu 15. Ở vùng Tây Nguyên, hạn hán diễn ra trong khoảng thời gian nào sau đây?

A. Tháng 11 đến tháng 3.

B. Tháng 12 đến tháng 4.

C. Tháng 5 đến tháng 8.

D. Tháng 12 đến tháng 3.

Câu 16. Nguy cơ sạt lở đất cao nhất ở

A. Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ và rìa Đông Nam Bộ.

B. vùng núi phía Bắc, vùng núi Trường Sơn Bắc và một phần Tây Nguyên.

C. vùng núi Trường Sơn Nam, Đồng bằng sông Cửu Long và ven các đảo.

D. dọc ven biển phía Bắc, Tây nguyên và phía nam Đồng bằng sông Hồng.

Câu 17. Nguyên nhân tự nhiên gây ra thiên tai do các quá trình

A. nội sinh và ngoại sinh.

B. động đất và mưa lớn.

C. con người và ngập lụt.

D. ngoại sinh và mưa đá.

Câu 18. Việc con người tàn phá rừng và vận chuyển các loài sinh vật ngoại lai xâm hại không gây ra hậu quả nào sau đây?

A. Gây biến đổi khí hậu.

B. Xuất hiện nhiều loài mới.

C. Mất cân bằng sinh thái.

D. Gây ô nhiễm môi trường.

Câu 19. Vùng nào sau đây của nước ta có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất?

A. Khu vực đá vôi miền Bắc.

B. Ở vùng cực Nam Trung Bộ.

C. Ở ven biển Đông Nam Bộ.

D. Cao nguyên ở Tây Nguyên.

Câu 20. Các tỉnh của vùng nào sau đây ở nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu?

A. Đồng bằng Bắc Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Ven biển miền Trung.

Câu 21. Nguyên nhân chủ yếu gây ra ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long do

A. mưa lớn, triều cường.

B. không có đê ngăn lũ.

C. đồng bằng thấp trũng.

D. mưa xảy ra theo mùa.

Câu 22. Ở nước ta hiện nay, thiên tai nào sau đây không do ngoại lực gây ra?

A. Ngập lụt.

B. Động đất.

C. Lũ quét.

D. Hạn hán.

Câu 23. Hiện tượng sương muối xảy ra nhiều nhất ở khu vực nào sau đây của nước ta?

A. Tây Nguyên.

B. Ven biển Trung Bộ.

C. Miền núi phía Bắc.

D. Đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 24. Nguyên nhân gây ngập úng trên diện rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long là do

A. mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều núi.

B. ba mặt tiếp giáp với biển và bờ biển dài.

C. mưa lớn tập trung theo mùa, triều cường.

D. địa hình bằng phẳng và mùa khô kéo dài.

Câu 25. Ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long là do

A. lượng mưa lớn nhất nước.

B. mưa lớn và triều cường.

C. mạng lưới sông ngòi dày đặc.

D. hệ thống đê biển bao bọc.

Câu 26. Mùa bão ở nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam là do

A. nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam.

B. sự di chuyển tâm bão từ Bắc vào Nam.

C. sự di chuyển của dải hội tụ nhiệt đới.

D. hoạt động của dòng biển theo mùa.

Câu 27. Phát biểu nào sau đây đúng với hậu quả của lũ đối với các ngành kinh tế?

A. Hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn, giao thông bị cản trở.

B. Nhiều gia súc, gia cầm bị chết và mùa màn nhiều nơi mất trăng.

C. Hệ thống cung cấp nước sạch nhiễm bẩn, ven biển nhiễm mặn.

D. Nước lũ cuốn rác thải và xác động vật gây ô nhiễm môi trường.

Câu 28. Phát biểu nào sau đây đúng với hậu quả của lũ đối với môi trường?

A. Hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn, giao thông bị cản trở.

B. Hệ thống cung cấp nước sạch nhiễm bẩn, ven biển nhiễm mặn.

C. Một số ngành công nghiệp thiếu hụt nguồn nguyên, nhiên liệu.

D. Nước lũ cuốn rác thải và xác động vật gây ô nhiễm môi trường.

Câu 29. Trong vùng áp thấp, hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi không khí bốc lên cao và lạnh đi?

A. Không khí trở nên khô, gió xoáy rất mạnh.

B. Không khí ngưng tụ lại thành mây dày đặc.

C. Không khí trở nên ít ẩm hơn và thời tiết khô.

D. Không khí không thay đổi theo không gian.

Câu 30. Để phòng chống khô hạn lâu dài ở nước ta cần thực hiện biện pháp nào sau đây?

A. Đẩy mạnh xây dựng các công trình thủy lợi.

B. Áp dụng kĩ thuật canh tác trên vùng đất dốc.

C. Bố trí nhiều trạm bơm nước để điều tiết nước.

D. Khai thác vùng nước ngầm và xây hồ chứa.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề Địa Lí lớp 12 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học