Vùng kinh tế là sản phẩm của công tác phân vùng và tổ chức lãnh thổ

Mở đầu trang 19 Chuyên đề Địa Lí 12: Vùng kinh tế là sản phẩm của công tác phân vùng và tổ chức lãnh thổ kinh tế quốc gia. Quy hoạch vùng kinh tế gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Vùng kinh tế được hiểu như thế nào, ý nghĩa của vùng kinh tế là gì? Nước ta có những loại vùng kinh tế nào, đặc điểm và sự hình thành của các vùng ra sao?

Lời giải:

- Vùng kinh tế và ý nghĩa vùng kinh tế:

+ Vùng kinh tế là hệ thống vùng được phân chia nhằm hoạch định chiến lược, kế hoạch và quản lí quá trình phát triển theo lãnh thổ của một quốc gia.

+ Vùng kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, khai thác hợp lí các nguồn lực, tổ chức và quản lí có hiệu quả nền kinh tế theo lãnh thổ, trên cơ sở phân công lực lượng sản xuất một cách phù hợp.

- Những loại vùng kinh tế ở nước ta, đặc điểm và sự hình thành:

+ Vùng kinh tế tổng hợp: gồm 6 vùng kinh tế - xã hội là Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Vùng kinh tế trọng điểm: gồm 4 vùng là Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Vùng kinh tế trọng điểm Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Vùng kinh tế ngành: gồm 7 vùng sinh thái nông nghiệp, 6 vùng công nghiệp, 7 vùng du lịch.

Lời giải Chuyên đề Địa Lí 12 Quan niệm, ý nghĩa, cơ sở hình thành vùng hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học