Trắc nghiệm Vật Lí 12 Bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân - Phản ứng hạt nhân (có đáp án)
Với bài tập & câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12 Bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân - Phản ứng hạt nhân có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn trắc nghiệm Vật Lí 12.
Bài 1: Trong phản ứng hạt nhân X là hạt nhân của nguyên tố:
A. nitơ B. nêon
C. cacbon D. ôxi
- Ta có phương trình phản ứng hạt nhân:
- Áp dụng định luật bảo toàn số khối và bảo toàn điện tích ta được:
→ Hạt nhân X là hạt Ôxi.
Chọn đáp án D
Bài 2: Gọi m là khối lượng, Δm là độ hụt khối, A là số nuclôn của hạt nhân nguyên tử. Độ bền vững của hạt nhân được quyết định bởi đại lượng:
A. m B. Δm
C. m/A D. Δm/A
- Năng lượng liên kết riêng là đại lượng đặc trưng cho độ bền vững của hạt nhân, năng lượng liên kết riêng càng lớn thì hạt nhân càng bền vững và ngược lại.
- Năng lượng liên kết riêng ε (là năng lượng liên kết tính cho 1 nuclôn): ε = ΔE/A.
- Với: E = Δm.c2 = (m0 - m)c2.
Chọn đáp án D
Bài 3: Các phản ứng hạt nhân tuân theo định luật
A. bảo toàn số proton B. bảo toàn số nơtron
C. bảo toàn số nuclôn D. bảo toàn khối lượng
- Các phản ứng hạt nhân tuân theo định luật:
+ Bảo toàn số nuclôn (số khối).
+ Bảo toàn điện tích (nguyên tử số).
+ Bảo toàn động lượng.
+ Bảo toàn năng lượng toàn phần.
Chọn đáp án C
Bài 4: Trong phản ứng hạt nhân X là hạt:
A. nơtron B. bêta trừ
C. bêta cộng D. đơteri
- Trong phản ứng hạt nhân ta có:
A = 40 – 40 = 0 và Z = 19 – 20 = -1, nên X là bêta trừ (e)
Chọn đáp án B
Bài 5: Chọn phát biểu đúng về phản ứng hạt nhân:
A. Phản ứng hạt nhân là sự va chạm giữa hai nguyên tử.
B. Phản ứng hạt nhân không làm thay đổi nguyên tử số của hạt nhân.
C. Phản ứng hạt nhân là sự biến đổi của chúng thành những hạt nhân khác.
D. Phóng xạ không phải là phản ứng hạt nhân.
- Phản ứng hạt nhân là quá trình biến đổi của các hạt nhân, phản ứng hạt nhân chia thành hai loại:
+ Phản ứng hạt nhân tự phát (phóng xạ): Quá trình tự phân rã của một hạt nhân không bền vững thành các hạt nhân khác: A → C + D. (Trong đó: A: hạt nhân mẹ; C: hạt nhân con; D: tia phóng xạ (α, β, γ))
+ Phản ứng hạt nhân kích thích: Quá trình các hạt nhân tương tác với nhau thành các hạt nhân khác.
A + B → C + D
Chọn đáp án C
Bài 6: Biết khối lượng các hạt là: mp = 1,00728 u, mn = 1,00867 u, me = 0,000549 u. Độ hụt khối của hạt nhân là:
A. 12,09 u B. 0,0159 u
C. 0,604 u D. 0,0957 u
- Khối lượng hạt nhân là:
mc = 12 - 6me = 12 - 6.0,000549 = 11,9967u
- Nên có độ hụt khối:
Δmc = 6.1,00728u + 6.1,00867u - 11,9967u = 0,0957u
Chọn đáp án D
Bài 7: Cho khối lượng hạt nhân sắt là 55,9207 u, khối lượng êlectron là me = 0,000549 u. Khối lượng của nguyên tử sắt là:
A. 55,934974 u B. 55,951444 u
C. 56,163445 u D. 55,977962 u
- Ta có:
m = 55,9207 + 25.0,000549 = 55,934974 u
Chọn đáp án A
Bài 8: Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân α là 28,4 MeV của hạt nhân là 128 MeV. Hạt nhân bền vững hơn α vì
A. năng lượng liên kết của hạt nhân lớn hơn hạt α
B. số khối hạt nhân lớn hơn số khối hạt α
C. năng lượng liên kết riêng của hạt nhân lớn hơn hạt α
D. điện tích của hạt nhân lớn hơn hạt α
- Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân α là 28,4 MeV của hạt nhân là 128 MeV. Hạt nhân bền vững hơn α vì năng lượng liên kết riêng của hạt nhân lớn hơn hạt α.
Chọn đáp án C
Bài 9: Năng lượng liên kết của hạt nhân đơteri là 2,2 MeV và của là 28 MeV. Nếu hai hạt nhân đơteri tổng hợp thành thì năng lượng tỏa ra là:
A. 30,2 MeV B. 25,8 MeV
C. 23,6 MeV D. 19,2 MeV
- Ta có:
Q = (28,0 – 2,2.2) = 23,6 MeV
Chọn đáp án C
Bài 10: Năng lượng liên kết của các hạt nhân lần lượt là 28,3 MeV ; 2,2 MeV ; 1183 MeV và 1786 MeV. Hạt nhân bền vững nhất là
- Hạt nhân bền vững nhất là vì nó năng lượng liên kết riêng lớn nhất.
Chọn đáp án A
Bài 11: Năng lượng liên kết riêng là:
A. năng lượng cần để giải phóng một nuclôn ra khỏi hạt nhân.
B. năng lượng cần để giải phóng một êlectron ra khỏi nguyên tử.
C. năng lượng liên kết tính trung bình cho một nuclôn trong hạt nhân.
D. là tỉ số giữa năng lượng liên kết và số hạt có trong nguyên tử.
* Năng lượng liên kết hạt nhân X là năng lượng tỏa ra khi các nuclon riêng rẽ liên kết thành hạt nhân hoặc là năng lượng tối thiểu cần thiết để phá vỡ hạt nhân thành các nuclon riêng rẽ:
ΔE = Δm.c2 = (m0 - m)c2.
* Năng lượng liên kết riêng ε (là năng lượng liên kết tính cho 1 nuclôn): ε = ΔE/A.
Lưu ý: Năng lượng liên kết riêng là đại lượng đặc trưng cho độ bền vững của hạt nhân, năng lượng liên kết riêng càng lớn thì hạt nhân càng bền vững và ngược lại. Thực tế các hạt nhân có số khối A trong khoảng 50u đến 90u có năng lượng liên kết riêng lớn nhất (ΔE0 ≈ 8,8MeV/1nucleon) nên bền hơn các hạt nhân có số khối ngoài khoảng.
Chọn đáp án C
Bài 12: Năng lượng liên kết của một hạt nhân:
A. có thể có giá trị dương hoặc âm
B. càng lớn thì hạt nhân càng bền vững
C. có thể có giá trị bằng 0
D. tỉ lệ với khối lượng hạt nhân
* Năng lượng liên kết hạt nhân X là năng lượng tỏa ra khi các nuclon riêng rẽ liên kết thành hạt nhân hoặc là năng lượng tối thiểu cần thiết để phá vỡ hạt nhân thành các nuclon riêng rẽ:
ΔE = Δm.c2 = (m0 - m)c2.
- Do vậy năng lượng liên kết của một hạt nhân ≥ 0.
* Năng lượng liên kết riêng là đại lượng đặc trưng cho độ bền vững của hạt nhân, năng lượng liên kết riêng càng lớn thì hạt nhân càng bền vững và ngược lại.
Chọn đáp án C
Bài 13: Hạt nhân bền vững hơn nếu:
A. có năng lượng liên kết riêng lớn hơn
B. có năng luợng liên kết riêng nhỏ hơn
C. có nguyên tử số (A) lớn hơn
D. có độ hụt khối nhỏ hơn
- Năng lượng liên kết riêng là đại lượng đặc trưng cho độ bền vững của hạt nhân, năng lượng liên kết riêng càng lớn thì hạt nhân càng bền vững và ngược lại.
Chọn đáp án A
Bài 14: Lực hạt nhân là:
A. lực từ
B. lực tương tác giữa các nuclôn
C. lực điện
D. lực điện từ
- Lực hạt nhân không có cùng bản chất với lực tĩnh điện hay lực hấp dẫn, nó là loại lực mới truyền tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân (lực tương tác mạnh). Lực hạt nhân chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước hạt nhân (10-15 m).
Chọn đáp án B
Bài 15: Khi bắn phá hạt nhân nitơ bằng nơtron thì tạo ra đồng vị Bo và một hạt:
A. nơtron B. proton
C. hạt α D. nơtrinô
- Ta có phương trình phản ứng hạt nhân:
- Áp dụng định luật bảo toàn số khối và bảo toàn điện tích ta được:
→ Hạt nhân X là hạt α.
Chọn đáp án C
Xem thêm Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm Vật Lí 12 Bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân - Phản ứng hạt nhân (có đáp án - phần 2)
- Trắc nghiệm Vật Lí 12 Bài 37: Phóng xạ (có đáp án)
- Trắc nghiệm Vật Lí 12 Bài 37: Phóng xạ (có đáp án - phần 2)
- Trắc nghiệm Vật Lí 12 Bài 38: Phản ứng phân hạch (có đáp án)
- Trắc nghiệm Vật Lí 12 Bài 38: Phản ứng phân hạch (có đáp án - phần 2)
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều