24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)



Câu 13: Một viên bi A có khối lượng 300 g đang chuyển động với vận tốc 3 m/s thì va chạm vào viên bi B có khối lượng 600 g đang đứng yên trên mặt bàn nhẵn, nằm ngang. Biết sau thời gian va chạm 0,2 s, bi B chuyển động với vận tốc 0,5 m/s cùng chiều chuyển động ban đầu của bi A. Bỏ qua mọi ma sát, tốc độ chuyển động của bi A ngay sau va chạm là

    A. 1 m/s.

    B. 3 m/s.

    C. 4 m/s.

    D. 2 m/s.

Chọn D.

Gia tốc chuyển động của bi B trong khoảng thời gian 0,2 s là:

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

Chọn chiều (+) cùng chiều chuyển động ban đầu của bi A.

Chiếu (*) lên chiều (+): 0,3(vA – 3) = - 0,6(0,5 – 0) ⟹ vA = 2 m/s.

Câu 14: Hai xe A và B cùng đặt trên mặt phẳng nằm ngang, đầu xe A có gắn mộ lò xo nhẹ. Đặt hai xe sát nhau để lò xo bị nén rồi buông nhẹ để hai xe chuyển động ngược chiều nhau. Tính từ lúc thả tay, xe A và B đi được quãng đường lần lượt là 1 m và 2 m trong cùng một khoảng thời gian. Biết lực cản của môi trường tỉ lệ với khối lượng của xe. Tỉ số khối lượng của xe A và xe B là

    A. 2.

    B. 0,5.

    C. 4.

    D. 0,25.

Chọn A.

Áp dụng định luật III Niu-tơn ta được: F12 = F21 ⟺ m1.a1 = m2.a2

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

(v1 và v2 lần lượt là vận tốc của các vật lúc bật ra sau khi buông tay)

Do lực cản nên chuyển động chậm dần và lực cản tỉ lệ với khối lượng nên:

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

Câu 15: Một ô tô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động thì chịu tác dụng của lực hãm F và chuyển động thẳng biến đổi đều. Kể từ lúc hãm, ô tô đi được đoạn đường AB = 36 m và tốc độ của ô tô giảm đi 14,4 km/h. Sau khi tiếp tục đi thêm đoạn đường BC = 28 m, tốc độ của ô tô lại giảm thêm 4 m/s. Độ lớn lực hãm và quãng đường ô tô chuyển động từ C đến khi dừng hẳn lần lượt là

    A. 800 N và 64 m.

    B. 1000 N và 18 m.

    C. 1500 N và 100 m.

    D. 2000 N và 36 m.

Chọn D.

Gọi v0 là tốc độ của ô tô tại lúc hãm phanh, ta có:

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

Giải hệ phương trình ta tim được: v0 = 20 m/s, a = -2 m/s2

=> Độ lớn lực hãm: Fhãm = |ma| = 2000 N.

Quãng đường ô tô đi được từ lúc hãm đến khi dừng hẳn:

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

⟹ Quãng đường ô tô còn phải chuyển động tới khi dừng hẳn:

s’ = s – (AB + BC) = 36 m.

Câu 16: Một xe máy đang chuyển động với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh, xe máy chuyển động thẳng chậm dần đều và dừng lại sau khi đi được 25 m. Thời gian để xe máy này đi hết đoạn đường 4 m cuối cùng trước khi dừng hẳn là

    A. 0,5 s.

    B. 4 s.

    C. 1,0 s.

    D. 2 s.

Chọn D.

Gia tốc  24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

Gọi AB là quãng đường 4 m cuối cùng, vA là tốc độ của xe máy tại A, ta có:

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

Câu 17: Một vật có khối lượng m = 15kg được kéo trượt trên mặt phẳng nằm ngang bằng lực kéo F = 45 N theo phương ngang kể từ trạng thái nghỉ. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là μ = 0,05. Lấy g = 10m/s2. Tính quãng đường vật đi được sau 5 giây kể từ lúc bắt đầu chuyển động?

   A. 50 m.

   B. 75 m.

   C. 12,5 m.

   D. 25 m.

Chọn D.

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

Vật chịu tác dụng của trọng lực P , phản lực N của mặt đường, lực kéo Fk và lực ma sát trượt Fms . Chọn hệ trục Oxy như hình vẽ.

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

(Theo định luật III Niu-tơn, độ lớn áp lực của vật ép lên mặt đỡ bằng phản lực của mặt đỡ lên vật)

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

Câu 18: Một vật có khối lượng m = 2kg đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang thì được kéo bằng một lực có độ lớn F = 10N theo hướng tạo với mặt phẳng ngang một góc α = 30°. Biết hệ số ma sát của vật với mặt sàn là μ = 0,5. Tìm vận tốc của vật sau 5 giây kể từ lúc bắt đầu chịu lực tác dụng. Lấy g = 10m/s2.

   A. 2,9 m/s.

   B. 1,5 m/s.

   C. 7,3 m/s.

   D. 2,5 m/s.

Chọn A

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

Vật chịu tác dụng của trọng lực P , phản lực N của mặt đường, lực kéo Fk và lực ma sát trượt Fms . Chọn hệ trục Oxy như hình vẽ.

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

Câu 19: Một vật m = 1kg đang nằm yên trên sàn ngang thì chịu tác dụng của lực kéo F = 5N hợp với phương ngang góc α. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là μ = 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Tìm góc α để gia tốc của vật lớn nhất.

   A. 78,7°.

   B. 11,3°.

   C. 21,8°.

   D. 68,2°.

Chọn B.

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

Câu 20: Cho cơ hệ như hình vẽ. Vật A có khối lượng m1 = 200g, vật B có khối lượng m2 = 120g nối với nhau bởi một sợi dây nhẹ, không dãn. Biết hệ số ma sát trượt giữa hai vật và mặt phẳng ngang là μ = 0,4. Tác dụng vào A một lực kéo F = 1,5N theo phương ngang. Lấy g = 10 m/s2. Tính độ lớn lực căng dây nối giữa A và B.

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

   A. 0,675 N.

   B. 4,6875 N.

   C. 0,5625 N.

   D. 1,875 N.

Chọn C.

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

Câu 21: Cho cơ hệ như hình vẽ. Vật A có khối lượng m1 = 200g, vật B có khối lượng m2 = 120g nối với nhau bởi một sợi dây nhẹ, không dãn. Hệ số ma sát trượt giữa hai vật và mặt phẳng ngang là μ = 0,4. Tác dụng vào A một lực kéo F theo phương ngang. Biết rằng dây nối hai vật chỉ chịu được lực căng tối đa T0 = 0,6 N. Lấy g = 10 m/s2. Tìm lực F lớn nhất để dây không bị đứt.

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

   A. 0,96 N.

   B. 0,375 N.

   C. 1,5 N.

   D. 1,6 N.

Chọn D.

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

Câu 22: Hai vật m1 = 300g và m2 = 100g nối với nhau bằng dây mảnh, nhẹ, không dãn vắt qua một ròng rọc cố định. Bỏ qua khối lượng của ròng rọc, lực cản của không khí và ma sát tại trục ròng rọc. Tính lực căng của dây. Lấy g = 10m/s2.

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

   A. 3 N.

   B. 4N.

   C. 1,5 N.

   D. 2 N.

Chọn C.

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

Bỏ qua khối lượng ròng rọc: T1 = T2 = T

Dây không dãn: a = a1 = a2 = a.

Áp dụng định luật II Niu-tơn cho từng vật với chiều dương tương ứng như hình vẽ, ta có:

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

Chú ý: Có thể áp dụng luôn định luật II Niu-tơn cho hệ hai vật với lưu ý chọn trục chung cho cả hai vật hướng dọc theo dây từ vật m2 sang vật m1.

Suy ra ngay:

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

Tuy nhiên để tìm T vẫn phải viết định luật II Niu-tơn cho một trong hai vật.

Câu 23: Để kéo một vật trượt đều lên trên một mặt phẳng nghiêng góc α so với phương ngang cần phải tác dụng một lực F0 hướng lên theo phương song song với mặt phẳng nghiêng đó. Tìm độ lớn lực F cần tác dụng lên vật theo phương nằm ngang để kéo vật trượt đều trên mặt phẳng nằm ngang. Cho biết hệ số ma sát trượt trong hai trường hợp bằng nhau, khối lượng của vật là m, gia tốc trọng trường là g.

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

Chọn C.

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

+ Khi vật trượt đều lên mặt phẳng nghiêng:

F0 + P + N + Fms = 0

Chiếu lên phương mặt phẳng nghiêng và vuông góc với mặt phẳng nghiêng:

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

Câu 24: Xe lăn 1 có khối lượng m1 = 400g có gắn một là xo. Xe lăn 2 có khối lượng m2. Ta cho hai xe áp gần nhau bằng cách buộc dây để nén là xo (Hình vẽ). Khi ta đốt dây buộc, lò xo dãn ra và sau một thời gian Δt rất ngắn, hai xe đi về hai phía ngược nhau với tốc độ v1 = 1,5m/s; v2 = 1m/s. Khối lượng m2 là (bỏ qua ảnh hưởng của ma sát trong thời gian Δt).

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

   A. 300 g.

   B. 400 g.

   C. 150 g.

   D. 600 g.

Chọn D.

Gọi F12 là lực mà thông qua lò xo, xe (1) tác dụng lên xe (2).

Theo định luật II Niuton:

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

F12 là lực mà thông qua lò xo, xe (2) tác dụng lên xe (1).

Theo định luật II Niuton:

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

Theo định luật III Niuton, về độ lớn: F12 = F21 (c)

Từ (a), (b) và (c) suy ra:

 24 câu trắc nghiệm Ba định luật Niu - Tơn cực hay có đáp án (phần 2)

Vậy khối lượng xe lăn (2) là m2 = 600g.

Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học