300 câu trắc nghiệm Sinh học 11 Chương 1 phần B (có đáp án)



300 câu trắc nghiệm Sinh học 11 Chương 1 phần B (có đáp án)

Phần dưới liệt kê các bài trắc nghiệm Sinh học 11 Chương 1 phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật có đáp án. Bạn vào tên bài để tham khảo phần câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 11 tương ứng.

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 15: Tiêu hóa ở động vật

Câu 1. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì

A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.

B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.

C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.

D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.

Đáp án: B

Câu 2. Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóaở người là

A. ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

B. ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

C. ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

D. ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

Đáp án: A

Câu 3. Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?

A. Tuyến nước bọt.

B. Khoang miệng.

C. Dạ dày.

D. Thực quản.

Đáp án: D

Câu 4. Điều không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa là

A. dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.

B. dịch tiêu hóa được hòa loãng.

C. ông tiêu hóa được phân hóa thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hóa về chức năng.

D. có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.

Đáp án: B

Câu 5. Ở động vật có ống tiêu hóa

A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.

B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.

C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.

D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.

Đáp án: A

Ở động vật có 2 hình thức tiêu hóa nội bào và ngoại bào nhưng ở động vật có ống tiêu hóa (Động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống) thì thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.

Câu 6. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa

A. nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

B. ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa thành những chất đơn giản.

C. ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội bào.

D. ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi.

Đáp án: C

Câu 7. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được

A. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.

B. biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.

C. biến đổi hóa học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.

D. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.

Đáp án: B

Câu 8. Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng

A. từ thức ăn cho cơ thể.

B. và năng lượng cho cơ thể.

C. cho cơ thể.

D. có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

Đáp án: D

Câu 9. Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào?

A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.

B. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.

C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.

D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.

Đáp án: A

Câu 10. Ở tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong

A. không bào tiêu hóa.

B. túi tiêu hóa.

C. ống tiêu hóa.

D. không bao tiêu hóa sau đó đến túi tiêu hóa.

Đáp án: A

Câu 11. Trong ống tiêu hóa của người, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự

A. miệng → ruột non→ dạ dày→ hầu → ruột già→ hậu môn

B. miệng →thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già→ hậu môn

C. miệng → ruột non→ thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn

D. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn

Đáp án: B

Câu 12. Trong ông tiêu hóa của giun đất, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự

A. miệng → hầu → thực quản → diều → mề → ruột → hậu môn

B. miệng → hầu→ mề→ thực quản → diều → ruột → hậu môn

C. miệng→ hầu → diều → thực quản → mề → ruột→hậu môn

D. miệng → hầu → thực quản → mề → diều→ ruột→ hậu môn

Đáp án: A

Câu 13. Phương án chú thích đúng cho các bộ phận ống tiêu hóa của chim là:

Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 có đáp án

A. 1 - miệng ; 2 - diều ; 3 - thực quản ; 4 - dạ dày tuyến ; 5 - dạ dày cơ ; 6 - ruột ; 7 - hậu môn

B. 1 - miệng ; 2 - thực quản ; 3 - diều ; 4 - dạ dày cơ ; 5 - dạ dày tuyến ; 6 - ruột ; 7 - hậu môn

C. 1 - miệng ; 2 - diều ; 3 - thực quản ; 4 - dạ dày cơ ; 5 - dạ dày tuyến ; 6 - ruột ; 7 - hậu môn

D. 1 - miệng ; 2 - thực quản ; 3 - diều ; 4 - dạ dày tuyến ; 5 - dạ dày cơ ; 6 - ruột ; 7 - hậu môn

Đáp án: D

Câu 14. Hình bên là ông tiêu hóa của giun đất và châu chấu. Em hãy xác định các bộ phận tương ứng giống nhau của hai loài này bằng cách ghép chữ cái trên ống tiêu hóa của châu chấu với số tương ứng trên ống tiêu hóa của giun đất

Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 có đáp án

Phương án trả lời đúng là:

A. 1 - a ; 3 - b ; 4 - c ; 5 - d ; 6 - e ; 7 - f

B. 1 - a ; 2 - b ; 4 - c ; 5 - d ; 6 - e ; 7 - f

C. 1 - a ; 3 - c ; 4 - d ; 5 - d ; 6 - e ; 7 - f

D. 1 - a ; 2 - b ; 3 - c ; 4 - d ; 6 - e ; 7 - f

Đáp án: A

Câu 15. Hình bên là quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa của thủy tức. Em hãy chú thích cho các số trên hình bằng cách ghép với chữ cái tương ứng

a) Miệng

b) Thức ăn

c) Tế bào trên thành túi tiết ra enzim tiêu hóa

d) Thức ăn đang tiêu hóa dở dang sẽ tiếp tục được tiêu hóa nội bào

e) Túi tiêu hóa

Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 có đáp án

Phương án trả lời đúng là:

A. 1-a ; 2-e ; 3-b ; 4-c ; 5-d

B. 1-a ; 2-e ; 3-b ; 4-d ; 5-c

C. 1-a ; 2-c ; 3-b ; 4-e ; 5-d

D. 1-a ; 2-b ; 3-c ; 4-c ; 5-d

Đáp án: C

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)

Câu 1. Chức năng không đúng với răng của thú ăn cỏ là

A. răng cửa giữa và giật cỏ

B. răng nanh nghiền nát cỏ

C. răng trước hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ

D. răng nanh giữ và giật cỏ

Đáp án: B

Câu 2. Chức năng không đúng với răng của thú ăn thịt là

A. răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương

B. răng cửa giữ thức ăn

C. răng nanh cắn và giữ mồi

D. răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ

Đáp án: B

Câu 3. Xét các loài sau:

(1) Ngựa        (2) Thỏ        (3) Chuột         (4) Trâu

(5) Bò         (6) Cừu         (7) Dê

Trong các loại trên, những loài nào có dạ dày 4 Ngăn?

A. (4), (5), (6) và (7)

B.(1), (3), (4) và (5)

C. (1), (4), (5) và (6)

D. (2), (4), (5) và (7)

Đáp án: A

Câu 4. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt là

A. vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn

B. dùng răng cắt, xé nhỏ thức ăn và nuốt

C. nhai thức ăn trước khi nuốt

D. chỉ nuốt thức ăn

Đáp án: B

Câu 5. Sự tiêu hóa thức ăn ở dạng tổ ong diễn ra như thế nào?

A. thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại

B. tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và cỏ

C. hấp thụ bớt nước trong thức ăn

D. thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ

Đáp án: A

Câu 6. Những đặc điểm nào sau đây không đúng với sự tiêu hóa thức ăn ở dạ lá sách?

(1) thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại

(2) tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và cỏ

(3) hấp thụ bớt nước trong thức ăn

(4) thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2) và (3)

B. (1), (2), và (4)

C. (2), (3) và (4)

D. (1), (3) và (4)

Đáp án: B

Câu 7. Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng

A. làm tăng nhu động ruột

B. làm tăng bề mặt hấp thụ

C. tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa hóa học

D. tạo điều kiện cho tiêu hóa cơ học

Đáp án: B

Câu 8. Điểm khác nhau về bộ hàm và độ dài ruột ở thú ăn thịt so với thú ăn thực vật là răng nanh và răng hàm trước

A. không sắc nhọn bằng ; ruột dài hơn

B. sắc nhọn hơn ; ruột ngắn hơn

C. không sắc nhọn bằng; ruột ngắn hơn

D. sắc nhọn hơn; ruột dài hơn

Đáp án: B

Câu 9. Sự tiêu hóa ở dạ dày múi khế diễn ra như thế nào?

A. tiết ra pepsin và HCL để tiêu hóa protein có ở sinh vật và cỏ

B. hấp thụ bớt nước trong thức ăn

C. thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulozơ

D. thức ăn được ở lên miệng để nhai lại

Đáp án: A

Câu 10. Trong các phát biểu sau:

(1) Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau có ống tiêu hóa biến đổi thích nghi với thức ăn

(2) Thú ăn thịt có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. Thức ăn được tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học

(3) Thú ăn thực vật có răng dùng để nhai và nghiền phát triển

(4) Thú ăn thực vật có răng dùng để nhai, răng trước hàm và nghiền phát triển

(5) Thú ăn thực vật có dạ dày 1 ngăn hoặc 4 ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài

(6) Một số loài thú ăn thịt có da dày đơn

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 2        B. 3        C. 4        D. 5

Đáp án: C

Giải thích: (1), (2), (4),(5).

Câu 11. Hình bên là bộ phận tiêu hóa nào? Của loài nào (trâu/ngựa/dê/thỏ) ? Chọn chú thích đúng cho hình

Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 có đáp án

A. dạ dày của trâu. 1- thực quản ; 2- dạ lá sách ; 3- dạ cỏ ; 4- dạ tỏ ong ; 5- dạ múi khế ; 6- tá tràng

B. dạ dày của trâu. 1- thực quản ; 2- dạ cỏ ; 3- dạ tổ ong ; 4- dạ lá sách ; 5- dạ múi khế ; 6- tá tràng

C. dạ dày của ngựa. 1- thực quản ; 2- dạ cỏ ; 3- dạ tổ ong ; 4- dạ lá sách ; 5- dạ múi khế ; 6- tá tràng

D. dạ dày của ngựa. 1- tá tràng ; 2- dạ cỏ ; 3- dạ tổ ong ; 4- dạ lá sách ; 5- dạ múi khế ; 6- tá tràng

Đáp án: B




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học