Đề thi Cuối kì 2 Sinh học 11 năm 2024 có đáp án (10 đề)



Trọn bộ 10 đề thi Cuối kì 2 Sinh học 11 sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều có đáp án và ma trận sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong bài thi Sinh học 11.




Lưu trữ: Đề kiểm tra Sinh học 11 Cuối kì 2 (sách cũ)

Câu 1. Kỹ thuật giâm cành gồm các bước sau

⦁ khi rễ cây mọc nhiều và đủ dài ở các cảnh giâm, chuyển cây vào vườn ươm

⦁ cắt vát, tránh dập nát từng đoạn 10 - 15cm các cành bánh tẻ

⦁ khi cây đã đủ rễ và lá, đưa cây vào trồng đại trà

⦁ cành đã cắt có thể cắm trực tiếp hoặc xử lý bằng chất kích thích ra rễ, sau đó cắm vào nền giâm

Thứ tự đúng là:

A. (1) → (4) → (2) → (3)

B. (2) → (4) → (1) → (3)

C. (4) → (2) → (1) → (3)

D. (4) → (2) → (3) → (1)

Đáp án: B

Câu 2. Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy mô thực vật là

A. tính toàn năng của tế bào

B. khả năng phân hóa của tế bào

C. khả năng chuyển hóa của tế bào

D. khả năng cảm ứng của tế bào

Đáp án: A

Câu 3.Ở động vật, sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái không hoàn toàn giống nhau ở điểm

A. đều không qua giai đoạn lột xác

B. con non các con trưởng thành

C. con non giống con trưởng thành

D. đều phải qua giai đoạn lột xác

Đáp án: D

Câu 4. Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái khác sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở điểm

A. không phải qua giai đoạn lột xác

B. con non giống con trưởng thành

C. phải qia giai đoạn lột xác

D. con non các con trưởng thành

Đáp án: A

Câu 5. Hạt bao gồm

A. vỏ hạt và nội nhũ    B. vỏ hạt và hạt

C. nội nhũ và phôi nhũ    D. nội nhũ và phôi

Đáp án: D

Câu 6. Ong đực có bộ nhiễm sắc thể là

A. n    B. 4n    C. 2n    D. 3n

Đáp án: A

Câu 7. Cho các hình thức sinh sản sau đây:

⦁ Giâm hom sắn → mọc cây sắn

⦁ Tre, trúc nảy chồi → mọc cây con

⦁ Gieo hạt mướp → mọc cây mướp

⦁ Từ củ khoai lang → mọc cây khoai lang

Những hình thức sinh sản sinh dưỡng là:

A. (1) và (2)    B. (2)

C. (1), (2) và (4)    D. (2), (3) và (4)

Đáp án: C

Câu 8. Điều không đúng khi nói về thụ tinh kép ở thực vật có hoa:

⦁ nhân sinh sản của giao tử đực kết hợp với nhân trung tâm của túi phôi

⦁ nhân sinh sản của giao tử đực kết hợp với tế bào trứng của túi phôi

⦁ nhân dinh dưỡng của giao tử đực kết hợp với nhân trung tâm của túi phôi

⦁ nhân sinh dưỡng của giao tử đực kết hợp với tế bào trứng của túi phôi

Phương án trả lời đúng là:

A. (1) và (3)    B. (1) và (2)

C. (2) và (4)    D. (1) và (4)

Đáp án: D

Câu 9. Quả được hình thành từ

A. bầu nhụy    B. noãn đã được thụ tinh

C. noãn    D. bầu nhị

Đáp án: A

Câu 10. Thụ tinh chéo tiến hóa hơn thụ tinh vì

A. tự tình diễn ra đơn giản, còn thụ tinh chéo diễn ra phức tạp

B. ở thụ tinh chéo, cá thể con nhận được vật chất di truyền từ hai nguồn gốc bố mẹ khác nhau, còn tự thụ tinh chỉ nhận được vật chất di truyền từ một nguồn

C. tự thụ tinh chỉ có cá thể gốc, còn thụ tinh chèo có sự tham gia của giới đực và giới cái

D. tự thụ tinh diễn ra trong môi trường nước, còn thụ tinh chéo không cần nước

Đáp án: B

Câu 11. Trong chăn nuôi, tùy theo nhu cầu về  đực cái để chọn ra được một loại tinh trùng cho thụ tinh với trứng. kỹ thuật không được áp dụng là

A. lọc tinh trùng       B. ly tâm

C. điện Ly       D. chiếu tia UV

Đáp án: D

Câu 12. Cho các hiện tượng sau:

⦁ Sự phát triển phôi gà rồi nở ra gà con

⦁ Trứng muối nở ra bọ gậy rồi phát triển thành muỗi

⦁ Mèo mẹ đẻ ra mèo con

⦁ Nòng nọc phát triển thành ếch con

Các hình thức phát triển qua biến thái là:

A. (1), (2) và (4)       B. (2) và (4)

C. (1), (2), (3) và (4)       D. (1) và (3)

Đáp án: B

Câu 13. Trong trồng trọt, điều trị hạt nảy mầm và kích thích sự dụng lá, người ta sử dụng

A. AAB       B. Auxin

C. Gibêrelin       D. Êtilen

Đáp án: A

Câu 14. Điều không đúng khi nói về quá trình hình thành quả là

A. quả do bầu nhụy phát triển thành. bầu nhụy dày lên, chuyên hóa như một cái túi chứa hạt, bảo vệ hạt và giúp phát tán hạt

B. quả không có thụ tinh noãn (quả giả) gọi là quả đơn tính

C. quả không có hạt chưa hẳn là quá đơn tính vì hạt có thể bị thoái hóa

D. quả không có hạt luôn là quả đơn tính

Đáp án: D

Câu 15. Hình thức để trứng có ưu điểm nào sau đây?

⦁ Động vật không phải mang thai nên không gặp khó khăn khi di chuyển như động vật đẻ con mang thai

⦁ trứng có vỏ bọc cứng chống lại tác nhân có hại cho phôi thai như mất nước, ánh sáng mặt trời mạnh, xâm nhập của vi trùng,...

⦁ phôi thai phát triển đòi hỏi nhiệt độ thích hợp và ổn định, nhưng nhiệt độ môi trường thường xuyên biến động, vì vậy tỷ lệ trứng nở thấp. Các loài ấp trứng (các loài chim) tạo được nhiệt độ thuận lợi cho phôi thai phát triển nên thường có tỷ lệ trứng nở thành con cá hơn

⦁ trứng phát triển ở ngoài cơ thể nên dễ bị các loài động vật khác tiêu diệt

Phương án trả lời đúng là:

A. (1) và (2)       B. (1) và (3)

C. (2) và (4)       D. (2) và (3)

Đáp án: A

Câu 16. Hình thức đẻ con có ưu điểm gì?

⦁ ở động vật có vú,  chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai để nuôi thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi thai

⦁ phôi thai được bảo vệ tốt trong cơ thể mẹ, không bị các động vật khác tiêu diệt

⦁ tỷ lệ chết của phôi thai thấp

⦁  mang thai gây khó khăn cho động vật khi bắt mồi, chạy trốn kẻ thù

⦁  thời kỳ mang thai động vật phải ăn nhiều hơn để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, nếu không kiếm đủ thức ăn động vật sẽ suy dưỡng, phát sinh bệnh tật, con non sinh ra sẽ hiểu và nhẹ cân

Phương án trả lời đúng là:

A. (1) và (2)       B. (1) và (3)

C. (2), (3) và (5)       D. (1), (2) và (3)

Đáp án: A

Giải thích: (3), (4) là nhược điểm của hình thức đẻ con.

Câu 17. Cho các giai đoạn sau:

⦁ Hình thành tinh trùng và trứng

⦁ Thụ tinh (giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử)

⦁ Cơ thể mới lớn lên và tiếp tục quá trình sinh giao tử

⦁ Phát triển phôi thai ( hợp tử phát triển thành cơ thể mới)

Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm mấy giai đoạn?

A. 1       B. 2       C. 3       D. 4

Đáp án: C

Giải thích: Các giai đoạn: 1,2,4.

Câu 18. Đặc trưng không thuộc sinh sản hữu tính là

A. có quá trình hình thành và hợp chất của các tế bào sinh dục ( các giao tử)

B. luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen

C. luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử

D. thế hệ con cháu sinh ra đồng nhất về đặc tính di truyền

Đáp án: D

Câu 19. Sử dụng các thông tin sau đây để sắp xếp sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp cho phù hợp

⦁ Thân, rễ dài ra

⦁ Là sự sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ do hoạt động của  mô phân sinh đỉnh

⦁ Mô phân sinh bên

⦁ Cây hai lá mầm

⦁ Là sự sinh trưởng làm tăng đường kính của thân và rễ do hoạt động của mô phân sinh bên

⦁ Thân, rễ to lên

⦁ Mô phân sinh đỉnh

⦁ Cây hai lá mầm và một lá mầm

A. sinh trưởng sơ cấp: (1), (2), (4) và (7) ;  sinh trưởng thứ cấp: (3), (5), (6) và (8)

B. sinh trưởng sơ cấp: (1), (2), (3) và (8) ;  sinh trưởng thứ cấp: (4), (5), (6) và (7)

C. sinh trưởng sơ cấp: (1), (2), (7) và (8) ;  sinh trưởng thứ cấp: (3), (4), (5) và (6)

D. sinh trưởng sơ cấp: (1), (5), (7) và (8) ;  sinh trưởng thứ cấp: (2), (3), (4) và (6)

Đáp án: C

Câu 20. Hãy xác định sự thay đổi của nồng độ hoóc môn trong bảng sau đúng (Đ) hay sai (S)?

Trường hợp Hoocmôn Trước khi trứng rụng Sau khi trứng rụng
1 FSH Giảm dần Tăng dần
2 LH Tăng dần Giảm dần
3 ơstrogen Giảm sau đó tăng Tăng dần
4 progesteron Chưa xuất hiện Xuất hiện và tăng dần

A. 1S, 2Đ, 3S, 4Đ       B. 1S, 2S, 3Đ, 4Đ

C. 1Đ, 2Đ, 3S, 4Đ       D. 1S, 2Đ, 3Đ, 4Đ

Đáp án: A

Câu 21.Hãy ghép các hoocmôn thực vật ở cột A với chức năng chính của nó ở cột B cho phù hợp

A B
1.Auxin
2.Xitôkinin
3.Gibêrelin
4.Axit abxixic
5.Êtilen
a) thúc đẩy quả xanh chóng chín
b) kích thích ra rễ và kích thích thụ tinh kết hạt
c) ức chế hạt nảy mầm và kích thích sự rụng lá
d) nuôi cấy tế bào và mô thực vật, kích thích chồi nách sinh trưởng
e) phá ngủ cho hạt, quả; tạo quả không hạt

Phương án trả lời đúng là:

A. 1-d ; 2-a ; 3-c ; 4-e ; 5-b

B. 1-b ; 2-d ; 3-c ; 4-c ; 5-a

C. 1-a ; 2-d ; 3-c ; 4-b ; 5-e

D. 1-c ; 2-a ; 3-b ; 4-d ; 5-e

Đáp án: B

Câu 22. Chú thích sơ đồ sau bằng cách sử dụng các thông tin tương ứng với các chữ cái cho phù hợp

Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 có đáp án

a. biến thái hoàn toàn

b. không qua biến thái

c. qua biến thái

d. giai đoạn phôi

e. giai đoạn hậu phôi

f. giai đoạn sau sinh

g. biến thái không hoàn toàn

Phương án trả lời đúng là:

A. 1-a, 2-c, 3-b, 4-g, 5-d, 6-e, 7-d, 8-f

B. 1-b, 2-c, 3-g, 4-a, 5-d, 6-f, 7-d, 8-e

C. 1-c, 2-b, 3-g, 4-a, 5-d, 6-f, 7-d, 8-e

D. 1-b, 2-c, 3-g, 4-a, 5-d, 6-e, 7-d, 8-f

Đáp án: B

Câu 23. Hãy ghép các nội dung cho sẵn phù hợp với các số trên hình và cho biết đó là kiểu biến thái nào?

a. trứng đã phát triển thành phôi

b. sâu non đang chui ra từ nhộng

c. nhộng

d. bướm trưởng thành

e. bướm chui ra từ nhậu

f. sâu bướm

Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 có đáp án

Phương án trả lời đúng là:

A. 1-a, 2-f, 3-c, 4-e, 5-d  biến thái hoàn toàn

B. 1-a, 2-f, 3-c, 4-e, 5-d  biến thái không hoàn toàn

C. 1-a, 2-f, 3-b, 4-e, 5-d  biến thái hoàn toàn

D. 1-a, 2-f, 3-c, 4-b, 5-d  biến thái không hoàn toàn

Đáp án: A

Câu 24. Biện pháp nào sau đây không được coi là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch?

A. tính ngày rụng trứng      B. thắt ống dẫn tinh

C. nạo, hút thai       D. uống thuốc ngừa thai

Đáp án: C

Câu 25. Trong chăn nuôi, biện pháp không được sử dụng để làm thay đổi số con ở vật nuôi là

A. sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp      B. thay đổi yếu tố môi trường sống

C. nuôi cấy tế bào       D. thụ tinh nhân tạo

Đáp án: A

Câu 26. Biện pháp tránh thai có thể tránh được HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục là sử dụng

A. bao cao su       B. viên thuốc tránh thai

C. vòng tránh thai       D. phương pháp tổng hợp

Đáp án: A

Câu 27. Biện pháp để giảm nạo phá thai ở tuổi vị thành niên là

A. không có quan hệ tình dục

B. không cho trẻ con ra khỏi nhà vào lúc quá khuya

C. giáo dục tình dục an toàn và lành mạnh

D. thường xuyên vệ sinh cá nhân

Đáp án: C

Câu 28. Hoàn thành câu sau:

Thụ tinh kép là hiện tượng …(1)... tham gia thụ tinh, nhân thứ nhất kết hợp với tế bào …(2)... tạo thành …(3)..., nhân từ 2 kết hợp với nhân …(4)... hình thành nên nhân …(5)...

(1), (2), (3), (4) và (5) lần lượt là:

A. Cả hai nhân, trứng, hợp tử, lưỡng bội, tam bội

B. Cả hai nhân, nhân lưỡng, hợp tử, trứng, lưỡng bội

C. Cả hai nhân, trứng, hợp tử, đơn bội, lưỡng bội

D. Cả hai nhân, trứng, lưỡng bội, lưỡng bội, tam bội

Đáp án: A

Câu 29.Hoàn thành câu sau bằng cách chọn chữ cái tương ứng với thông tin đã cho:

a. sâu bướm       b. Phôi

c. hợp tử       d. Trứng

Trong phát triển qua biến thái hoàn toàn, giai đoạn phôi diễn ra trong …(1)... đã thụ tinh. Ở giai đoạn này …(2)... phân chia nhiều lần hình thành …(3)... các tế bào của …(3)... phân hóa tạo thành các cơ quan của …(4)... (4) chui ra tử …(1)...

A. 1-c ; 2-d ; 3-b ; 4-a      B. 1-d ; 2-b ; 3-c ; 4-a

C. 1-d ; 2-c ; 3-b ; 4-a      D. 1-b ; 2-c ; 3-d ; 4-a

Đáp án: C

Câu 30. Xét các tương quan sau đây:

⦁ trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt chỉ số cực đại

⦁ trong hạt nảy mầm, GA tăng nhanh và đạt chỉ số cực đại, còn AAB giảm xuống rất nhanh

⦁ trong hạt khô, GA đạt cực đại, AAB rất thấp

⦁ trong hạt nảy mầm, GA giảm xuống rất nhanh, còn AAB tăng nhanh và đạt trị số cực đại

⦁ trong hạt khô, GA và AAb cân bằng

Những phát biểu đúng về tương quan giữa chất kích thích và chất ức chế điều tiết trạng thái sinh lý của hạt là:

A. (1) và (2)       B. (3) và (4)

C. (1) và (5)       D. (2) và (5)

Đáp án: A

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 có đáp án ôn thi tốt nghiệp THPT hay khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học