Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 15 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều



Với câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 15 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Sinh 11 Bài 15.

Lời giải sgk Sinh học 11 Bài 15:




Lưu trữ: Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 15 (sách cũ)

Câu 1. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì

A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.

B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.

C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.

D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.

Đáp án: B

Câu 2. Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóaở người là

A. ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

B. ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

C. ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

D. ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

Đáp án: A

Câu 3. Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?

A. Tuyến nước bọt.

B. Khoang miệng.

C. Dạ dày.

D. Thực quản.

Đáp án: D

Câu 4. Điều không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa là

A. dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.

B. dịch tiêu hóa được hòa loãng.

C. ông tiêu hóa được phân hóa thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hóa về chức năng.

D. có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.

Đáp án: B

Câu 5. Ở động vật có ống tiêu hóa

A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.

B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.

C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.

D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.

Đáp án: A

Ở động vật có 2 hình thức tiêu hóa nội bào và ngoại bào nhưng ở động vật có ống tiêu hóa (Động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống) thì thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.

Câu 6. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa

A. nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

B. ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa thành những chất đơn giản.

C. ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội bào.

D. ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi.

Đáp án: C

Câu 7. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được

A. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.

B. biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.

C. biến đổi hóa học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.

D. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.

Đáp án: B

Câu 8. Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng

A. từ thức ăn cho cơ thể.

B. và năng lượng cho cơ thể.

C. cho cơ thể.

D. có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

Đáp án: D

Câu 9. Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào?

A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.

B. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.

C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.

D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.

Đáp án: A

Câu 10. Ở tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong

A. không bào tiêu hóa.

B. túi tiêu hóa.

C. ống tiêu hóa.

D. không bao tiêu hóa sau đó đến túi tiêu hóa.

Đáp án: A

Câu 11. Trong ống tiêu hóa của người, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự

A. miệng → ruột non→ dạ dày→ hầu → ruột già→ hậu môn

B. miệng →thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già→ hậu môn

C. miệng → ruột non→ thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn

D. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn

Đáp án: B

Câu 12. Trong ông tiêu hóa của giun đất, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự

A. miệng → hầu → thực quản → diều → mề → ruột → hậu môn

B. miệng → hầu→ mề→ thực quản → diều → ruột → hậu môn

C. miệng→ hầu → diều → thực quản → mề → ruột→hậu môn

D. miệng → hầu → thực quản → mề → diều→ ruột→ hậu môn

Đáp án: A

Câu 13. Phương án chú thích đúng cho các bộ phận ống tiêu hóa của chim là:

Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 có đáp án

A. 1 - miệng ; 2 - diều ; 3 - thực quản ; 4 - dạ dày tuyến ; 5 - dạ dày cơ ; 6 - ruột ; 7 - hậu môn

B. 1 - miệng ; 2 - thực quản ; 3 - diều ; 4 - dạ dày cơ ; 5 - dạ dày tuyến ; 6 - ruột ; 7 - hậu môn

C. 1 - miệng ; 2 - diều ; 3 - thực quản ; 4 - dạ dày cơ ; 5 - dạ dày tuyến ; 6 - ruột ; 7 - hậu môn

D. 1 - miệng ; 2 - thực quản ; 3 - diều ; 4 - dạ dày tuyến ; 5 - dạ dày cơ ; 6 - ruột ; 7 - hậu môn

Đáp án: D

Câu 14. Hình bên là ông tiêu hóa của giun đất và châu chấu. Em hãy xác định các bộ phận tương ứng giống nhau của hai loài này bằng cách ghép chữ cái trên ống tiêu hóa của châu chấu với số tương ứng trên ống tiêu hóa của giun đất

Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 có đáp án

Phương án trả lời đúng là:

A. 1 - a ; 3 - b ; 4 - c ; 5 - d ; 6 - e ; 7 - f

B. 1 - a ; 2 - b ; 4 - c ; 5 - d ; 6 - e ; 7 - f

C. 1 - a ; 3 - c ; 4 - d ; 5 - d ; 6 - e ; 7 - f

D. 1 - a ; 2 - b ; 3 - c ; 4 - d ; 6 - e ; 7 - f

Đáp án: A

Câu 15. Hình bên là quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa của thủy tức. Em hãy chú thích cho các số trên hình bằng cách ghép với chữ cái tương ứng

a) Miệng

b) Thức ăn

c) Tế bào trên thành túi tiết ra enzim tiêu hóa

d) Thức ăn đang tiêu hóa dở dang sẽ tiếp tục được tiêu hóa nội bào

e) Túi tiêu hóa

Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 có đáp án

Phương án trả lời đúng là:

A. 1-a ; 2-e ; 3-b ; 4-c ; 5-d

B. 1-a ; 2-e ; 3-b ; 4-d ; 5-c

C. 1-a ; 2-c ; 3-b ; 4-e ; 5-d

D. 1-a ; 2-b ; 3-c ; 4-c ; 5-d

Đáp án: C

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học