Trắc nghiệm Tình hình Việt Nam từ năm 1939 đến năm 1945 năm 2024 (có đáp án)

Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện ôn thi Tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Lịch Sử đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Tình hình Việt Nam từ năm 1939 đến năm 1945 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

Câu 1: Để huy động tối đa tiềm lực của Đông Dương cho cuộc chiến tranh đế quốc, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách kinh tế gì?

A. Kinh tế vĩ mô

B. Kinh tế chỉ huy

C. Kinh tế mới

D. Kinh tế thời chiến

Lời giải: 

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939), thực dân Pháp đã thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy” nhằm huy động tối đa tiềm lực của Đông Dương cho cuộc chiến tranh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Phát xít Nhật đã thi hành chính sách gì ở Việt Nam trong những năm 1940 - 1945?

A. Đầu tư vào các ngành phục vụ cho nhu cầu quân sự, buộc Pháp phải cung cấp các nguyên liệu như than sắt, cao su cho chúng với giá rẻ.

B. Thực hiện chính sách Tổng động viên, vơ vét tiền, của, con người phục vụ cho cuộc chiến tranh phát xít

C. Thực hiện chính sách “Kinh tế chỉ huy”, vơ vét tiền của, tài nguyên của đất nước ta phục vụ cho chiến tranh đế quốc

D. Thực hiện chính sách “Kinh tế thời chiến”, ban hành lệnh Tổng động viên, bắt lính.

Lời giải: 

Từ năm 1940 đến năm 1945, Nhật đã đầu tư vào các ngành phục vụ cho nhu cầu quân sự như khai thác Mangan, sắt, apatit. Nhật yêu cầu chính quyền Pháp xuất các nguyên liệu chiến lược sang Nhật như than, sắt, cao su…

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Tháng 9-1940, ở Đông Dương đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Phát xít Nhật vào Đông Dương

B. Pháp kí với Nhật hiệp định phòng thủ chung Đông Dương

C. Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương

D. Nhật đầu hàng hoàn toàn quân Đồng minh

Lời giải: 

Cuối tháng 9-1940, quân Nhật vượt biên giới Việt- Trung tiến vào miền Bắc Việt Nam. Quân Pháp nhanh chóng đầu hàng. Pháp- Nhật câu kết với nhau cùng bóc lột nhân dân Đông Dương.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Khi quân Nhật tiến vào Đông Dương, thực dân Pháp đã làm gì?

A. Nhanh chóng câu kết với phát xít Nhật, để cùng bóc lột nhân dân Việt Nam.

B. Ráo riết chuẩn bị, chờ thời cơ phản công quân Nhật.

C. Quân Pháp nhanh chóng đầu hàng.

D. Ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta.

Lời giải: 

Cuối tháng 9 - 1940, quân Nhật vượt biên giới Việt - Trung tiến vào miền Bắc Việt Nam. Quân Pháp nhanh chóng đầu hàng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Ngày 9-3-1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Đông Dương?

A. Pháp kí với Nhật hiệp định phòng thủ chung Đông Dương

B. Chiến tranh Pháp - Nhật bùng nổ

C. Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương

D. Pháp thiết lập trở lại nền thống trị trên toàn Việt Nam

Lời giải: 

Ngày 9-3-1945, Nhật bất ngờ đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Pháp chống cự yếu ở rồi nhanh chóng đầu hàng. Đông Dương trở thành thuộc địa độc chiếm của phát xít Nhật

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Cuối năm 1944 – đầu năm 1945, Chính sách bóc lột của Pháp - Nhật đã dẫn đến hậu quả gì cho Việt Nam?

A. Khủng hoảng kinh tế

B. 2 triệu người dân Việt Nam chết đói

C. Cách mạng bùng nổ trong cả nước

D. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

Lời giải: 

Những chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp- Nhật như thu thóc tạ, nhổ lúa trồng đay, cướp đoạt ruộng đất, cưỡng bức mua lương thực với giá rẻ mạt…đã dẫn đến nạn đói cuối năm 1944- đầu năm 1945 với gần 2 triệu người Việt Nam bị chết đói.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Mục đích của Nhật Bản khi đẩy mạnh tuyên truyền về thuyết Đại Đông Á vào trong nhân dân Đông Dương là

A. Thúc đẩy quá trình giao lưu, truyền bá văn hóa Nhật Bản - Việt Nam.

B. Để nhân dân Đông Dương hiểu và tích cực hợp tác với quân đội Nhật Bản trong cuộc đấu tranh thủ tiêu nền thống trị của Pháp ở đây

C. Lừa bịp nhân dân Đông Dương và dọn đường cho việc hất cẳng Pháp sau này

D. Nhằm tạo ra một áp lực chính trị - xã hội để buộc Pháp phải phục tùng mọi ý đồ cai trị của Nhật

Lời giải: 

Thuyết Đại Đông Á đề cập đến tình hình của cả khu vực châu á đang bị phương Tây xâm lược, và Nhật là nước được chọn để lãnh đạo cả khối châu á đứng lên chống lại sự xâm chiếm đó, xây dựng một “khu thịnh vượng chung Đại Đông Á”. Thực chất đây chỉ là chiêu bài mị dân nhằm hợp thức hóa sự hiện diện của quân đội Nhật Bản, dọn đường cho việc hất cẳng Pháp sau này.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Sau khi nhảy vào Đông Dương (9.1940), phát xít Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của thực dân Pháp vì

A. Nhật chưa thể đánh bại hoàn toàn Pháp.

B. Nhật không muốn làm xáo trộn tình hình Đông Dương.

C. Nhật muốn dùng nó để phục vụ cho các hoạt động vơ vét, bóc lột.

D. Nhật muốn hoà hoãn với Pháp ở Đông Dương

Lời giải: 

Sau khi vào Đông Dương, phát xít Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của thực dân Pháp, dùng nó để vơ vét kinh tế phục vụ cho nhu cầu chiến tranh và đàn áp phong trào cách mạng (phục vụ cho Nhật). Mới vào Việt Nam nếu không có sự hỗ trợ của bộ máy chính quyền của thực dân Pháp thì Nhật khó có thể thực hiện các hoạt động vơ vét, bóc lột nhân dân ta.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Nguyên nhân chủ yếu nào buộc thực dân Pháp phải đồng ý bắt tay với phát xít Nhật cùng cai trị Đông Dương?

A. Quân Pháp ở Đông Dương không đủ khả năng để chống lại Nhật

B. Pháp muốn giữ thế hòa hoãn tạm thời để chờ cơ hội phản công

C. Nước Pháp đã bị phát xít Đức chiếm đóng, chính phủ Đờ- gôn phải lưu vong

D. Do phe Trục đang chiếm ưu thế trên thế giới

Lời giải: 

Đông Dương là một trong những thuộc địa giàu có nhất của thực dân Pháp nên Pháp buộc phải giữ Đông Dương bằng mọi giá. Tuy nhiên khi Nhật vào Đông Dương, quân Pháp không đủ khả năng để chống lại nên đã chủ động bắt tay với phát xít Nhật cùng cai trị Đông Dương.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Đâu không phải là nguyên nhân khiến phát xít Nhật không đảo chính Pháp ngay từ khi mới vào Đông Dương?

A. Nhật muốn lợi dụng Pháp để bóc lột nhân dân Đông Dương

B. Nhật muốn dùng Pháp làm bia đỡ đạn cho những mâu thuẫn ở Đông Dương

C. Nhật muốn mượn tay Pháp để đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương

D. Nhật không muốn đụng độ với Mĩ ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương

Lời giải: 

Tháng 9-1940 Nhật vào Đông Dương. Tuy nhiên phát xít Nhật đã không lật đổ ngay thực dân Pháp mà lại bắt tay với Pháp vì: người Pháp đã xây dựng được ở Đông Dương một bộ máy cai trị hoàn thiện mà Nhật có thể lợi dụng để vơ vét, bóc lột các tiềm lực của Đông Dương và đàn áp các phong trào đấu tranh; đồng thời cũng tránh nguy cơ lộ tham vọng về xây dựng một “khu thịnh vượng chung Đại Đông Á” do Nhật thống trị.

Đáp án D: không phải là nguyên nhân khiến Nhật không đảo chính Pháp ngay từ khi mới vào Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Tại sao khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Pháp lại thi hành chính sách thù địch với với các lực lượng tiến bộ ở thuộc địa?

A. Để tránh nguy cơ thuộc địa bị rơi vào tay phe Trục

B. Để ngăn chặn cách mạng nổ ra

C. Để huy động tối đa tiềm lực của thuộc địa cho chiến tranh

D. Để tranh nguy cơ bị đồng minh xâm chiếm thuộc địa

Lời giải:

Tháng 9 - 1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Nước Pháp chính thức tham chiến. Việc nước Pháp bận tham chiến chính là cơ hội để các dân thuộc địa nổi dậy đấu tranh. Do đó để ngăn chặn nguy cơ cách mạng nổ ra lật đổ nền thống trị của mình, thực dân Pháp đã thi hành chính sách thù địch với với các lực lượng tiến bộ ở thuộc địa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Tháng 6-1940 sự kiện nổi bật nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai có ảnh hưởng tới Việt Nam là

A. Nhật kéo vào Lạng Sơn Việt Nam.

B. Nhật đánh chiếm Trung Quốc.

C. Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.

D. Quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp.

Lời giải: 

Tháng 04/1940, Đức tấn công sang phía Tây, chiếm Đan Mạch, Na-uy, Bỉ, Phần Lan, Lúc-xăm-bua và Pháp. Tấn “thảm kịch” nước Pháp “Quân Đức tiến vào Pari”: Sau khi chọc thủng phòng tuyến Maginô ở miền Bắc nước Pháp, ngày 05/6/1940, quân Đức tiến về phía Pari như bão táp. Chính phủ Pháp tuyên bố “bỏ ngỏ” thủ đô và chạy về Boóc-đo, một bộ phận do tướng Đờ Gôn cầm đầu bỏ đất Pháp ra nước ngoài, dựa vào Anh, Mĩ tiến hành cuộc kháng chiến chống Đức. Bộ phận còn lại do Pêtanh đứng ra lập chính phủ mới, ngày 22/6/1940 kí với Đức hiệp ước đầu hàng nhục nhã (Pháp bị tước vũ trang, hơn 3/4 lãnh thổ Pháp bị Đức chiếm đóng và Pháp phải nuôi toàn bộ quân đội chiếm đóng Đức).

Sau đó ở Đông Dương, Đô đốc Đờ cu đã được cử làm Toàn quyền thay cho G. Catơru. Chính quyền mới này đã thực hiện một loạt các chính sách nhằm vơ vét sức người sức của, ở Đông Dương để đốc vào cuộc chiến tranh. Điều này gây khó khăn cho cuộc sống nhân dân và phong trào cách mạng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939-1945 là

A. Đánh đổ đế quốc, phát xít xâm lược giành độc lập dân tộc

B. Đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ

C. Lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày

D. Lật đổ chế độ phản động thuộc địa cải thiện dân sinh

Lời giải: 

Dưới ách thống trị của đế quốc phát xít Pháp- Nhật, mâu thuẫn dân tộc phát triển rất gay gắt. Do đó nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939-1945 là đánh đổ đế quốc, phát xít xâm lược giành độc lập dân tộc. Sau đó nội dung của Hội nghị tháng 11-1939 và Hội nghị tháng 5-1941 cũng đã để cập đến nhiệm vụ này.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Sự khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam từ năm 1939 đến trước ngày 9-3-1945 với các phong trào cách mạng trước đó là gì?

A. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

B. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt ra cấp thiết

C. Chống lại nền thống trị của đế quốc phát xít Pháp - Nhật

D. Có sự liên kết với quốc tế

Lời giải: 

Sự khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam từ năm 1939 đến trước ngày 9-3-1945 với các phong trào cách mạng trước đó là nhiệm vụ dân tộc được đặt ra cấp thiết.

Với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11 - 1939, đã đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng của Đảng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Đây chính là điểm khác biệt đối với các giai đoạn cách mạng trước đó.

Hơn nữa, tháng 9-1940, Nhật Bản mới vào Việt Nam, từ sau năm 1940 ta có kẻ thù mới là phát xít Nhật.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Kẻ thù của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1939 - 1945 là

A. đế quốc, phát xít.

B. thực dân, phong kiến.

C. phát xít Nhật, tay sai.

D. phản động thuộc địa và tay sai.

Lời giải: 

- Trước năm 1940, đế quốc Pháp vẫn là kẻ thù của cách mạng Việt Nam.

- Từ 1940, khi Nhật vào Việt Nam và cấu kết với Pháp cùng thống trị nhân dân ta thì kẻ thù cách mạng Việt Nam có thêm Nhật.

=> Kẻ thù của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1939 – 1945 là đế quốc, phát xít.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Tình hình Việt Nam sang tháng 3-1945 có sự chuyển biến quan trọng gì

A. Pháp thiết lập trở lại nền thống trị trên toàn Việt Nam.

B. Vai trò thống trị của Pháp ở Việt Nam hoàn toàn bị thủ tiêu.

C. Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì đấu tranh mới: chống chiến tranh đế quốc.

D. Nhân dân Việt Nam chịu cảnh áp bức, bóc lột của phát xít Pháp - Nhật.

Lời giải:                      

Ngày 9-3-1945, Nhật tiến hành đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương, vai trò thống trị của Pháp ở Việt Nam hoàn toàn bị thủ tiêu.

Đáp án cần chọn là: B

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 12 chọn lọc, có đáp án khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học