Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Chương 1 nâng cao năm 2023 (có đáp án)

Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện ôn thi THPT Quốc gia năm 2023 môn Lịch Sử đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Chương 1 nâng cao có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

Câu 1: Sự khác biệt về số lượng các quốc gia tham dự hội nghị Ianta (1945) so với hội nghị Véc-xai, Oasinhtơn (1919-1922) chứng tỏ điều gì?

A. Sự thay đổi của bản đồ chính trị thế giới

B. Sự quan tâm của các quốc gia tới vấn đề chính trị quốc tế

C. Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước

D. Sự thay đổi về sức mạnh kinh tế giữa các nước

Lời giải:

- Hội nghị Ianta năm 1945 có sự tham gia của 3 cường quốc là Liên Xô, Mĩ, Anh. Đây đều là các nước đóng vai trò chủ chốt trong phe Đồng minh chống phát xít trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai

-  Hội nghị Véc- xai (1919-1920) được tổ chức sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Tham dự hội nghị có 27 nước tham dự, 5 nước chủ trì hội nghị là Anh, Pháp, Mĩ, Italia, Nhật Bản và quyền quyết định nằm trong tay 3 nước Anh, Pháp, Mĩ

- Hội nghị Oasinh tơn (1921-1922) có sự tham gia của 9 nước, trong đó 4 nước lãnh đạo là Mĩ, Anh, Pháp, Nhật Bản, quyền quyết định chính thuộc về Mĩ

=> Số lượng các nước tham gia hội nghị Ianta so với hội nghị Véc-xai, Oasinhtơn ít hơn và các nước lớn hầu như tự quyết định tất cả các vấn đề mà không cần đến sự có mặt của các nước có liên quan. Điều này phản ánh sự thay đổi so sánh tương quan lực lượng giữa các nước, khoảng cách giữa các nước ngày càng lớn và 3 nước đóng vai trò chi phối thế giới là Liên Xô, Mĩ, Anh

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là điểm khác nhau giữa trật tự Véc-xai - Oasinhtơn so với trật tự Ianta?

A. Không phân cực rõ ràng

B. Các nước chi phối trật tự đều là đế quốc

C. Quá khắt khe với các nước thắng bại, chà đạp quyền lợi của dân tộc nhược tiểu

D. Có cơ quan để duy trì, bảo vệ trật tự

Lời giải:

Điểm khác biệt giữa trật tự Véc-xai- Oasinhtơn và trật tự Ianta

- Lực lượng tham gia chi phối trật tự

+ Véc-xai- Oasinhtơn: các nước đế quốc

+ Ianta: các nước tư bản (Mĩ, Anh) và Liên Xô XHCN

- Tính phân cực:

+ Véc-xai- Oasinhtơn: không có sự phân cực rõ ràng. Đây thực chất là sự phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất trong khối tư bản chủ nghĩa

+ Ianta: phân thành 2 cực đứng đầu mỗi cực là Liên Xô và Mĩ. Điều này không chỉ đơn thuần là sự phân chia quyền lợi chiến tranh mà còn thể hiện sự đối lập về ý thức hệ

- Tính chất:

+  Véc-xai- Oasinhtơn: mang tính áp đặt, quá khắt khe với các nước thắng bại, chà đạp quyền lợi của dân tộc nhược tiểu => không bền vững

+ Ianta: mang tính hôn hòa hơn so với Véc-xai- Oasinhtơn, không trừng phạt các nước bại trận quá nặng nề => mang tính bền vững cao hơn

Đáp án D: trật tự Véc-xai- Oasinhtơn có Hội Quốc liên là cơ quan duy trì trật tự. Còn trật tự Ianta có tổ chức Liên hợp quốc

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3:Quyết định nào của hội nghị Ianta (2-1945) đã có tác động tiêu cực đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á?

A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc

B. Bán đảo Triều Tiên tạm thời bị chia cắt làm 2 miền lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới

C. Quân đội Anh và Trung Hoa Dân Quốc sẽ làm nhiệm vụ giải giáp ở khu vực Nam và Bắc Đông Dương

D. Các vùng châu Á còn lại (trừ Trung Quốc) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của phương Tây 

Lời giải:

“Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây” là quyết định có tác động tiêu cực đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á vì đây là tín hiệu của hội nghị cho phép các nước phương Tây quay trở lại tái chiếm, khôi phục quyền thống trị của mình ở các thuộc địa cũ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Có đúng hay không khi cho rằng : “Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công một phần là nhờ quyết định của hội nghị Ianta (2-1945)”?

A. Không. Vì phát xít Nhật là do nhân dân Việt Nam tiêu diệt

B. Đúng. Vì tổ chức Liên hợp quốc được thành lập đã hỗ trợ Việt Nam giành chính quyền

C. Không. Vì hội nghị Ianta đã tạo điều kiện để thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam

D. Đúng. Vì hội nghị đã quyết định tiêu diệt tận gốc phát xít Nhật- kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam

Lời giải:

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công một phần là nhờ quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) là một nhận định đúng. Vì tại hội nghị Ianta 3 cường quốc Mĩ, Anh, Liên Xô đã thống nhất cùng nhau tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản- kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam. Từ đó tạo ra điều kiện khách quan thuận lợi để nhân dân Việt Nam đứng lên giành chính quyền thắng lợi nhanh chóng (trong 15 ngày) và ít đổ máu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Nhận xét nào sau đây đúng khi đánh giá về sự phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc ở khu vực châu Âu?

A. Sự phân chia diễn ra chủ yếu giữa Mĩ và Liên Xô

B. Sự phân chia diễn ra không đồng đều giữa Xô và Mĩ

C. Đức là nơi tập trung nhiều nước thực hiện nhiệm vụ giải giáp nhất

D. Sự phân chia diễn ra ở toàn bộ châu Âu

Lời giải:

Theo quy định của hội nghị Ianta, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô

=> Sự phân chia phạm vi ảnh hưởng ở khu vực châu Âu chủ yếu diễn ra giữa Mĩ và Liên Xô.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Vì sao trật tự Ianta lại mang tính tích cực và tiến bộ hơn so với trật tự Véc-xai - Oasinhtơn?

A. Do tham dự hội nghị đều là những nước tư bản dân chủ tiến bộ

B. Do ảnh hưởng của chương trình 14 điểm

C. Do sức ép của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

D. Do những bài học rút ra từ trước và có sự tham dự của Liên Xô

Lời giải:

Sở dĩ trật tự Ianta lại mang tính tích cực và tiến bộ hơn so với trật tự Véc-xai- Oasinhtơn do

- Các cường quốc đã rút ra được bài học từ trật tự Véc-xai- Oasinhtơn: trật tự Véc-xai- Oasinhtơn được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất không giải quyết được mâu thuẫn cơ bản trên thế giới, mà còn làm căng thẳng thêm mâu thuẫn giữa các nước thắng trận với các nước bại trận, các nước thắng trận với nhau => quan hệ giữa các nước thời kì này giống như hình ảnh ngọn núi lửa => bài học rút ra: cần đưa ra những quyết định thỏa mãn được yêu cầu của các nước thắng trận nhưng cũng không quá khắt khe với các nước bại trận để hạn chế tối đa những mâu thuẫn

- Sự tham gia của Liên Xô (lực lượng hòa bình, dân chủ đi đầu trong phong trào cách mạng thế giới) với tư cách là một cường quốc chủ chốt trong hội nghị đã giúp hạn chế tham vọng của các nước đế quốc

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Nguyên nhân chính dẫn đến yêu cầu cần phải thành lập tổ chức Liên hợp quốc là gì?

A. Do yêu cầu của Liên Xô

B. Do ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới

C. Do hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại

D. Do ảnh hưởng của chương trình 14 điểm

Lời giải:

Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập trong bối cảnh chiến tranh thế giới thứ hai đã đi đến những ngày cuối cùng. Đây là cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại, thiệt hại của nó đối với thế giới bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong lịch sử cộng lại. Do đó nó mang đến tâm lý sợ chiến tranh, cần hòa bình và mong muốn có tổ chức quốc tế có sự tham gia của toàn nhân loại để duy trì hòa bình an ninh thế giới

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Quyết định nào của Liên hợp quốc đã có tác động trực tiếp đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi năm 1960?

A. Nghị quyết phi thực dân hóa

B. Nghị quyết xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc

C. Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân

D. Hiến chương Liên hợp quốc

Lời giải:

Tuyên bố về trao trả độc lập cho các dân tộc thuộc địa (nghị quyết phi thực dân hóa) được thông qua theo nghị quyết số 1514 (XV) ngày 1-4-1960 của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã phủ nhận nền thống trị của chủ nghĩa thực dân, và yêu cầu các nước thực dân phải trao trả lại độc lập cho các dân tộc thuộc địa => đây là điều kiện khách quan thuận lợi để các nước ở khu vực châu Phi giành được độc lập mà không phải đổ máu, dẫn đến sự kiện 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Sự tham gia của Liên Xô với tư cách là ủy viên thường trực có ý nghĩa như thế nào đối với tổ chức Liên hợp quốc?

A. Hạn chế sự thao túng của các nước đế quốc, đặc biệt là Mĩ

B. Thể hiện sự đối lập về ý thức hệ trên thế giới

C. Tạo điều kiện cho sự lớn mạnh của phong trào cách mạng thế giới

D. Giúp quan hệ quốc tế phát triển đa dạng hơn

Lời giải:

Trong hội đồng bảo an của Liên Hợp Quốc có 5 thành viên thường trực là Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Liên Xô thì 4/5 quốc gia có xu hướng chống cộng, hạn chế sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Do đó, sự tham dự của Liên Xô- lực lượng đi đầu của phong trào cách mạng thế giới sẽ giúp hạn chế sự thao túng của các nước đế quốc đối với các vấn đề quốc tế; giúp Liên hợp quốc hoạt động có hiệu quả hơn, mang tính cộng đồng hơn

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Văn bản nào của Liên Hợp Quốc là cơ sở pháp lý quốc tế mà Việt Nam có thể vận dụng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo?

A. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)

B. Công ước Luật biển 1982

C. Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông (COC)

D. Đối thoại Shangri-La

Lời giải:

Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc có hiệu lực từ ngày 16/11/1994 là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng Việt Nam có thể vận dụng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Vì nó bao gồm 320 điều khoản và 9 Phụ lục, với hơn 1000 quy phạm pháp luật, quy định về một trật tự pháp lý quốc tế mới đối với tất cả các vấn đề về biển và đại dương, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.

Đáp án A, C là những tuyên bố của các nước ASEAN trong đó COC vẫn đang trong quá trình đàm phán

Đáp án D là một diễn đàn đối thoại giữa các quốc gia không phải luật pháp

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Đâu không phải là lý do để Đảng và Chính phủ Việt Nam chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển Đông?

A. Do xu thế phát triển chung của thế giới là giải quyết hòa bình các tranh chấp

B. Do thiện chí hòa bình của dân tộc Việt Nam

C. Do Việt Nam đã phải trải qua một thời kì chiến tranh kéo dài, tổn thất nặng nề

D. Do sự chi phối, ảnh hưởng từ phía Trung Quốc

Lời giải:

Sở dĩ Đảng và Chính phủ Việt Nam chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển Đông vì

- Xu thế phát triển chung của nhân loại là giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình biểu hiện rõ nét nhất là tổ chức Liên hợp quốc

- Dân tộc Việt Nam là một dân tộc nhân văn, nhân đạo, trong lịch sử, hầu hết các cuộc chiến tranh ta đều có gắng giải quyết cuộc chiến bằng biện pháp hòa bình để duy trì mối quan hệ hữu nghị lâu dài

- Suốt từ năm 1945-1975 Việt Nam đã phải liên tục trải qua các cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ và phải gánh chịu những tổn thất nặng nề. Do đó nhân dân Việt Nam ý thức rất rõ được giá trị của hòa bình và cần hòa bình để xây dựng đất nước

Đáp án cần chọn là: D

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 12 chọn lọc, có đáp án khác:


Các loạt bài lớp 12 khác