Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 22 (có đáp án): Hai miền đất nước trực tiếp- Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) (phần 2)



Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 22 (có đáp án): Hai miền đất nước trực tiếp- Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) (phần 2)

Bộ 60 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 12 Bài 22: Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống Đế quốc Mĩ xâm lược có đáp án, chọn lọc với các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm, củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch Sử lớp 12.

Câu 61. Đến đầu 1971, cách mạng đã giành được quyền làm chủ thêm bao nhiêu ấp chiến lược? Với bao nhiêu dân?

A. 36.000 ấp với 6 triệu dân.

B. 3.600 ấp với 3 triệu dân.

C. 6.300 ấp với 4 triệu dân.

D. 3.400 ấp với 3 triệu dân.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 182 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 62. Mở đầu cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân ta tấn công vào

A. Tây Nguyên.        B. Đông Nam Bộ.

C. Nam Trung Bộ.       D. Quảng Trị.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 183 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 63. Cuộc tiến công chiến lược 1972, diễn ra trong khoản thời gian:

A. Từ 3 - 1972 đến cuối 5 -1972.

B. Từ 3 - 1972 đến cuối 6 -1972.

C. Từ 5 - 1972 đến cuối 6 -1972.

D.Từ 4 - 1972 đến cuối 6 - 1972.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 183 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 64. Ý nghĩa nào dưới đây không nằm trong thắng lợi của cuộc tổng tiến công chiến lược 1972?

A. Mở ra một bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

B. Giáng một đòn mạnh mẽ vào quân ngụy và quốc sách "bình định" của "Việt Nam hoá" chiến tranh.

C. Buộc Mĩ ngừng ngay cuộc ném bom đánh phá miền Bắc trong 12 ngày đêm.

D. Buộc Mĩ tuyên bố "Mĩ hoá" trở lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự thất bại của chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 183 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 65. Ních-xơn đã tuyên bố chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai vào thời gian nào?

A. 6 -4 - 1972.       B. 30-3 - 1972.

C. 9 - 5 - 1972.       D. 16 -4 - 1972.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 184 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 66. Tập đoàn Ních-xơn thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai chủ yếu nhằm

A. cứu nguy cho chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pa-ri.

B. ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam.

C. làm lung lay ý chí quyết tâm chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta.

D. phong tỏa cảng Hải Phòng và các sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc.

Đáp án: A

Giải thích: Trang 184 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 67. Quân dân ta đã bắn rơi 735 máy bay, bắn chìm 125 tàu chiến Mĩ, bắt sống hàng trăm tên giặc lái. Đó là kết quả của sự kiện lịch sử:

A. Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ ở miền Bắc.

B. Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ ở miền Bắc.

C. Đánh bại cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm của Mĩ ở miền Bắc.

D Đánh bại hai lần chiến tranh phá hoại của Mĩ ở miền Bắc.

Đáp án: B

Câu 68. Cuộc tập kích không quân chiến lược trong 12 ngày đêm của Mĩ ở miền Bắc Việt Nam diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Từ 12 - 8 - 1972 đến 29 - 12 - 1972.

B. Từ 18 -12 - 1972 đến 29 - 12 - 1972.

C. Từ 8 - 12 - 1972 đến 20 - 12 - 1972.

D. Từ 8 - 12 - 1972 đến 20 - 12 - 1972.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 184 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 69. Cuộc thương lượng chính thức hai bên giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Chính phủ Hoa Kì ở Pari diễn ra trong thời gian nào ?

A. 31 – 3 -1968.       B. 15 – 5 – 1968.

C. 13 – 5 – 1968.       D. 15 – 3 – 1968.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 186 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 70. Để đi đến dự thảo Hiệp định Pari về Việt Nam (10 – 1972), hội nghị bốn bên ở Pa-ri đã trải qua

A. 120 cuộc họp chung và 20 cuộc tiếp xúc riêng.

B. 202 cuộc họp chung và 24 cuộc tiếp xúc riêng.

C. 220 cuộc họp chung và 16 cuộc tiếp xúc riêng.

D. 120 cuộc họp chung và 22 cuộc tiếp xúc riêng.

Đáp án: B

Giải thích: Để đi đến dự thảo Hiệp định Pari về Việt Nam (10 – 1972), hội nghị bốn bên ở Pa-ri đã trải qua 202 cuộc họp chung và 24 cuộc tiếp xúc riêng

Câu 71. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung của Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam?

A. Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

B. Hoa Kỳ rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu về nước, cam kết không can thiệp vào nội bộ miền Nam Việt Nam.

C. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do dưới sự giám sát quốc tế.

D. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 187 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 72. Hãy điền vào chỗ trống sau đây:

      "Hiệp định Pa-ri về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của ... "

A. quân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ.

B. quân dân miền Nam đánh bại chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của quân đội Mĩ.

C. quân dân ta trên cả hai miền đất nước.

D. quân dân miền Nam Việt Nam.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 187 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 73. Ý nghĩa quan trọng của Hiệp định Pari đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta là

A. đã đánh cho "Mĩ cút", "ngụy nhào" khỏi miền Nam Việt Nam.

B. làm phá sản hoàn toàn chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh” của Mĩ.

C. tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho "ngụy nhào".

D. tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho "Mĩ cút", "đánh cho ngụy nhào".

Đáp án: C

Giải thích: Ý nghĩa quan trọng của Hiệp định Pari đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta là đã đánh cho “Mĩ cút”, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho "ngụy nhào".

Câu 74. Thời điểm nào lực lượng Mĩ và quân đồng minh ở Việt Nam có hơn 1 triệu quân?

A. Năm 1966.          B. Năm 1967.          C. Năm 1968.          D. Năm 1969.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 173 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 75. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mĩ là

A. cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, cùng vũ khí và trang thiết bị hiện đại của Mĩ.

B. cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân Mĩ là chủ yếu, có thêm quân đội Sài Gòn cùng vũ khí và trang thiết bị hiện đại của Mĩ.

C. cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn, cùng trang thiết bị hiện đại của Mĩ.

D. cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân đồng minh cùng trang thiết bị hiện đại của Mĩ.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 173 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 76. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" có điểm gì khác so với "Chiến tranh đặc biệt"?

A. Lực lượng quân đội ngụy giữ vai trò quan trọng.

B. Lực lượng quân đội Mĩ giữ vai trò quan trọng nhất.

c. Sử dụng trang thiết bị, vũ khí của Mĩ.

D. Lực lượng quân đội Mĩ và quân đồng minh giữ vai trò quyết định.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 173 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 77. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" có điểm gì khác biệt so với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"?

A. Sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ.

B Sử dụng cố vấn Mĩ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ.

C. Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại cách mạng miền Nam.

D. Lập ấp chiến lược để cô lập lực lượng cách mạng.

Đáp án: A

Giải thích: Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ, còn "Chiến tranh đặc biệt" thì không

Câu 78. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ?

A. Chiến thắng Vạn Tường năm 1965.

B. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

D. Cuộc Tiến công chiến lược xuân – hè 1972.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 177 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 79. Mở đầu cao trào "Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp chiến trường miền Nam là ý nghĩa của chiến thắng nào?

A. Trận Ấp Bắc (1963).

B. Chiến thắng trong mùa khô 1965 – 1966.

C. Trận Vạn Tường (1965).

D. Chiến thắng trong mùa khô 1966 – 1967.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 175 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 80. Cuộc hành quân nào của quân đội viễn chinh Mĩ nhằm mục đích tìm kiếm một thắng lợi quân sự để gây thanh thế cho lính thủy đánh bộ Mĩ?

A. Cuộc hành quân của Mĩ tấn công Vạn Tường - Quảng Ngãi (18 - 8 - 1965).

B. Cuộc phản công mùa khô 1965 - 1966.

C. Cuộc phản công mùa khô 1966 - 1967.

D. Cuộc hành quân Gian-Xơn Xi-ty đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh).

Đáp án: A

Giải thích: Trang 174 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 81. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) là

A. được coi như là "Ấp Bắc" đối với quân Mĩ.

B. cổ vũ quân dân cả nước quyết tâm đánh thắng Mĩ.

C. khẳng định khả năng có thể đánh thắng Mĩ đã trở thành hiện thực.

D. nâng cao uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 175 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 82. Cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966 của Mĩ nhằm vào

A. miền Đông Nam Bộ.

B. Liên khu V và miền Đông Nam Bộ.

C. Liên khu V và miền Tây Nam Bộ.

D. miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 175 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 83. Trên toàn miền Nam, quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 104.000 tên địch trong đó có 42.000 quân Mĩ, 3.500 quân đồng minh, bắn rơi 1.430 máy bay. Đó là kết quả của chiến thắng:

A. Ấp Bắc(1963).

B. Vạn Tường (1965).

C. trong mùa khô 1965 - 1966.

D. trong mùa khô 1966 - 1967.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 175 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 84. Nguyên nhân chủ yếu ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) là

A. so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta sau hai mùa khô.

B. tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Mĩ gặp nhiều khó khăn.

C. phong trào phản đối chiến tranh xâm lược của nhân dân thế giới lên cao.

D. tinh thần chiến đấu của binh lính Mĩ giảm sút.

Đáp án: A

Giải thích: Trang 176 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 85. Đâu là yếu tố bất ngờ nhất của cuộc Tiến công và nổi dậy trong Xuân Mậu Thân (1968)?

A. Mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa.

B. Tiến công vào các vị trí đầu não của địch ở Sài Gòn.

C. Tiến công vào Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.

D. Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất.

Đáp án: A

Giải thích: Trang 176 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 86.Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong giai đoạn 1965 - 1968 tác động mạnh nhất đến nhân dân Mĩ?

A. Trận Vạn Tường (18 - 8 - 1965).

B. Chiến thắng mùa khô 1965 - 1966.

C. Chiến thắng mùa khô 1966 - 1967.

D. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968).

Đáp án: D

Giải thích: Trang 176 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 87. Mục đích chính của khi Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc là

A. "trả đũa" việc quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại Mĩ ở Plâycu.

B. phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

C. ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc.

D. uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 178 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 88. Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc trong thời kì 1965 - 1968?

A. Chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.

B. Đảm bảo giao thông vận tải thường xuyên thông suốt.

C. Vừa chiến đấu, vừa sản xuất và thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn.

D. Hỗ trợ cho cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 178 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 89. Thời điểm nào Giôn-xơn tuyên bố ngừng chiến tranh phá hoại miền Bắc?

A. 1 - 9 - 1968.       B. 1 - 10 - 1968.

C. 1 - 11 - 1968.       D. 1 - 12 - 1968.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 179 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 90. Câu nói "Không có gì quý hơn độc lập tự do" được Bác Hồ nói trong

A. Hội nghị Chính trị đặc biệt (3 - 1964).

B. Văn kiện Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 (12 - 1965).

C. Lời kêu gọi kháng chiến chống Mĩ (17 - 7 - 1966).

D. Kì họp thứ hai Quốc hội khoá III (4 - 1965).

Đáp án: C

Giải thích: Câu nói "Không có gì quý hơn độc lập tự do" được Bác Hồ nói trong Lời kêu gọi kháng chiến chống Mĩ (17 - 7 - 1966).

Câu 91. Ý nghĩa lớn nhất của việc miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ là gì?

A. Thể hiện quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ của quân dân ta.

B. Làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ.

C. Bảo vệ miền Bắc khỏi cuộc chiến tranh hạt nhân của Mĩ.

D. Đánh bại âm mưu phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 179 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 92. Vì sao Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng hẳn ném bom, bắn phá miền Bắc lần thứ nhất?

A. Bị thất bại trong "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam.

B. Bị thất bại nặng nề trong chiến tranh phá hoại miền Bắc.

C. Bị nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới lên án.

D. Bị thiệt hại nặng nề ở 2 miền Nam - Bắc cuối 1968.

Đáp án: A

Giải thích: Trang 177 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 93. Thắng lợi của quân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ đã có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta?

A. Khẳng định quyết tâm chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta, góp phần làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ.

B. Buộc Mĩ phải chấp nhận ký kết Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Buộc Mĩ phải chấp nhận đàm phán với ta ở Pa-ri.

D. Buộc Mĩ phải rút quân Mĩ và quân chư hầu của Mĩ về nước.

Đáp án: A

Giải thích: Thắng lợi của quân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ đã khẳng định quyết tâm chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta, góp phần làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ.

Câu 94. Chiến thắng của quân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đã góp phần làm thất bại chiến lược chiến tranh nào của đế quốc Mĩ?

A. Chiến lược "Chiến tranh đơn phương".

B. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt".

C. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ".

D. Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".

Đáp án: C

Giải thích: Chiến thắng của quân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đã góp phần làm thất bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mĩ.

Câu 95. Trong giai đoạn chiến tranh phá hoại (1965 – 1966) lý do cơ bản nhất khiến miền Bắc phân tán công nghiệp Trung ương, đẩy mạnh công nghiệp địa phương là gì?

A. Đảm bảo cho nhu cầu chiến đấu tại chỗ.

B. Đảm bảo đời sống cho nhân dân địa phương.

C. Hạn chế được sự tàn phá của chiến tranh.

D. Đáp ứng kịp thời nhu cầu của sản xuất và chiến đấu.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 179 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 96. Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc – Nam trên bộ còn có tên gọi là:

A. đường mòn phía Tây.

B. đường Trường Sơn.

C. đường 9 – Nam Lào.

D. đường Khe Sanh.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 179 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 97. Lực lượng chủ yếu để tiến hành chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của đế quốc Mĩ là

A. quân đội Mĩ.

B. quân đội Sài Gòn.

C. quân đội Mĩ và đồng minh.

D. quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 180 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 98. Âm mưu cơ bản của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh” là

A. rút dần quân Mĩ về nước.

B. tận dụng xương máu người Đông Dương.

C. đề cao học thuyết Ních-Xơn.

D. dùng người Việt đánh người Việt.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 180 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 99. Trong hai ngày 24, 25 - 4 - 1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp nhằm mục đích:

A. Ra quyết tâm cùng kháng chiến chống Mĩ.

B. Vạch trần âm mưu "Đông Dương hoá chiến tranh" của đế quốc Mĩ.

C. Đối phó với âm mưu của đế quốc Mĩ và biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mĩ của ba nước Đông Dương.

D. Xây dựng căn cứ địa kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 182 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 100. Quân đội những nước nào đã đập tan cuộc hành quân "Lam Sơn - 719" của quân Mĩ và quân đội Sài Gòn?

A. Quân đội Việt Nam, quân dân Lào.

B. Quân đội Việt Nam, quân dân Campuchia.

C. Quân đội Việt Nam, Lào, Campuchia.

D. Quân dân Lào, Campuchia.

Đáp án: A

Giải thích: Trang 182 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 101. Thắng lợi của quân đội Việt Nam phối hợp với quân Lào trong việc đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 của quân Mĩ và quân Sài Gòn tại Đường 9 - Nam Lào đã

A. giữ vững hành lang chiến lược cách mạng ở Đông Dương.

B. loại khỏi vòng chiến đấu 22.000 tên Mĩ.

C. làm thất bại chiến lược "Đông Dương hoá chiến tranh” của Mĩ.

D. làm thất bại chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh” và "Đông Dương hoá chiến tranh” của Mĩ.

Đáp án: A

Giải thích: Trang 182 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 102. Nguyên nhân cơ bản nhất để ta mở cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 là

A. ta giành thắng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong những năm 1969 – 1971.

B. nước Mĩ nảy sinh nhiều mâu thuẫn qua cuộc bầu cử Tổng thống.

C. địch chủ quan do phán đoán sai thời gian, quy mô và hướng tiến công của ta.

D. chính quyền Sài Gòn gặp nhiều khó khăn.

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân cơ bản nhất để ta mở cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 là ta giành thắng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong những năm 1969 – 1971

Câu 103. Vì sao Mĩ buộc phải tuyên bố "Mĩ hoá" trở lại chiến tranh xâm lược và thừa nhận sự thất bại của "Việt Nam hóa" chiến tranh?

A. Do thắng lợi liên tiếp của ta trên các mặt trận quân sự trong những năm 1969 - 1971.

B. Sau đòn tấn công bất ngờ, choáng váng của ta trong cuộc Tiến công chiến lược 1972.

C. Do thắng lợi của ta trên mặt trận ngoại giao ở bàn đàm phán tại Pa-ri.

D. Do thắng lợi của nhân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 183 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 104. Ý nghĩa lịch sử cơ bản nhất của cuộc Tiến công chiến 1972 là gì?

A. Đã mở ra một bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân ta.

B. Đã giáng một đòn nặng nề vào chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh".

C. Đã giáng một đòn nặng nề vào quân đội Sài Gòn, công cụ chủ yếu của Mĩ.

D. Buộc Mĩ tuyên bố "Mĩ hoá" trở lại chiến tranh xâm lược, phải thừa nhận thất bại của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh".

Đáp án: D

Giải thích: Trang 183 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 105. Thắng lợi lớn nhất của quân và dân miền Bắc trong trận "Điện Biên Phủ trên không" là:

A. buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc.

B. đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

C. đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, Lào, Campuchia.

D. buộc Mĩ kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 185 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 106. Trong các điều khoản của nội dung Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, điều khoản nào có ý nghĩa nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam?

A. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

B. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, phá hết căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vả công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

C. Các bên để nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do.

D. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

Đáp án: A

Giải thích: Trong các điều khoản của nội dung Hiệp định Pari, điều khoản “Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, phá hết căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vả công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam” có ý nghĩa nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam vì ta đã hoàn thành nhiệm vụ đánh cho “Mĩ cút”, chỉ còn lại nhiệm vụ đánh cho “ngụy nhào”.

Câu 107. Tình hình miền Bắc thời kì 1973 - 1975 có gì khác trước?

A. Khắc phục hậu quả chiến tranh.

B. Khôi phục phát triển kinh tế-văn hoá.

C. Tiếp tục chi viện cho miền Nam và chiến trường Lào, Campuchia.

D. Không làm nhiệm vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 188 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 108. Hoàn cảnh lịch sử nào sau Hiệp định Pa – ri năm 1973 về Việt Nam có ảnh hưởng trực tiếp đến miền Bắc ?

A. Quân Mĩ và Đồng minh rút hết về nước.

B. So sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho ta.

C. Miền Bắc trở lại hoà bình.

D. Miền Bắc tiếp tục chi viện cho miền Nam.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 188 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 109. Toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta vào ngày :

A. 21 – 7 – 1973       B. 29 – 7 – 1973

C. 27 – 3 -1973        D. 29 – 3 - 1973

Đáp án: D

Giải thích: Trang 190 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:




Các loạt bài lớp 12 khác