Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 19 (có đáp án): Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến (phần 2)
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 19 (có đáp án): Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến (phần 2)
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 12 Bài 19: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1950-1953) có đáp án, chọn lọc với các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm, củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch Sử lớp 12.
Câu 41. Liên minh đoàn kết nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) có tên gọi là
A. Mặt trận Liên Việt.
B. Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào.
C. Mặt trận Phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
Đáp án: B
Giải thích: Liên minh đoàn kết nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) có tên gọi là Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào.
Câu 42. So với kế hoạch Rơve, điểm khác biệt về bối cảnh Pháp thực hiện kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi là
A. tiến hành trong thế bị động trên chiến trường.
B. Việt Nam chưa nhận được viện trợ quốc tế.
C. Pháp đang giành thế chủ động trên chiến trường.
D. Mĩ bắt đầu can thiệp vào chiến tranh Đông Dương.
Đáp án: A
Giải thích: Kế hoạch Rơve được Pháp thực hiện khi quân Pháp đang nắm thế chủ động trên chiến trường, còn kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi được thực hiện khi Pháp rơi vào thế bị động trên chiến trường.
Câu 43. Mục tiêu chủ yếu của Mĩ khi tiến hành can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương là
A. thúc đẩy tự do dân chủ ở Đông Nam Á.
B. ngăn chặn và đẩy lùi chủ nghĩa xã hội.
C. mở rộng đồng minh ở Đông Nam Á.
D. ngăn chặn các cuộc chiến tranh cục bộ ở Đông Nam Á.
Đáp án: B
Giải thích: Một trong ba mục tiêu của chiến lược toàn cầu của Mĩ và ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, vì nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa.
Câu 44. Bước sang giai đoạn từ 1951 – 1953, cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp nhận được sự giúp đỡ chủ yếu của
A. Mĩ.
B. Anh.
C. Nhật.
D. Đức.
Đáp án: A
Giải thích: Bước sang giai đoạn từ 1951 – 1953, cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp nhận được sự giúp đỡ chủ yếu của Mĩ.
Câu 45. Thực dân Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi vào thời gian nào?
A. Cuối năm 1949.
B. Cuối năm 1950.
C. Cuối năm 1951.
D. Cuối năm 1953.
Đáp án: B
Giải thích: Thực dân Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi cuối năm 1950.
Câu 46. Từ tháng 4-1953 đến tháng 7-1954, Đảng và Chính phủ đã tiến hành mấy đợt cải cách ruộng đất?
A. Một đợt.
B. Hai đợt.
C. Ba đợt.
D. Bốn đợt.
Đáp án: A
Giải thích: Từ tháng 4-1953 đến tháng 7-1954, Đảng và Chính phủ đã tiến hành một đợt cải cách ruộng đất.
Câu 47. Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng (2/1951) đã bầu ai làm Chủ tịch Đảng?
A. Hồ Chí Minh.
B. Phạm Văn Đồng.
C. Trường Chinh.
D. Trần Phú.
Đáp án: A
Giải thích: Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng (2/1951) đã bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng.
Câu 48. "Gấp rút tập trung quân Âu - Phi, xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh, ra sức phát triển ngụy quân" là một trong bốn điểm chính của kế hoạch
A. Rơ-ve.
B. Na-va.
C. Đờ Lát-đơ Tát-xi-nhi.
D. Đờ Cax-tơ-ri.
Đáp án: C
Giải thích: "Gấp rút tập trung quân Âu - Phi, xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh, ra sức phát triển ngụy quân" là một trong bốn điểm chính của kế hoạch Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi (1950) của thực dân Pháp.
Câu 49. Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng (2/1951) họp ở
A. Pác Bó (Cao Bằng).
B. Hà Nội.
C. Tân Trào (Tuyên Quang).
D. Chiêm Hoá (Tuyên Quang).
Đáp án: D
Giải thích: Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng (2/1951) họp ở xã Quang Vinh, Chiêm Hóa, Tuyên Quang.
Câu 50. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (1951) đã quyết định xuất bản tờ báo nào sau đây làm cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng?
A. Nhân dân. B. Lao động.
C. Sự thật. D. Thanh niên.
Đáp án: A
Giải thích: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (1951) đã quyết định xuất bản báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng.
Câu 51. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần II (2/1951) quyết định đổi tên Đảng thành:
A. Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Đảng Lao động Việt Nam.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Đông Dương Cộng sản Đảng.
Đáp án: B
Giải thích: Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần II (2/1951) quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Lao động Việt Nam.
Câu 52. Đại hội đại biểu lần thứ II (2/1951) đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta vì đã
A. Đưa Đảng tiếp tục hoạt động cách mạng.
B. khẳng định Đảng tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam.
C. đưa đảng vào hoạt động bí mật để lãnh đạo cách mạng.
D. Đưa Đảng ra hoạt động công khai và đổi tên Đảng thành Đảng Lao động Việt Nam.
Đáp án: D
Giải thích: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta vì đã đưa Đảng ra hoạt động công khai và đổi tên Đảng thành Đảng Lao động Việt Nam.
Câu 53. Mặt trận Liên Việt ra đời vào thời gian nào?
A. Năm 1950.
B. Năm 1951.
C. Năm 1952.
D. Năm 1953.
Đáp án: B
Giải thích: Tháng 3/1951, Đại hội toàn quốc đã thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt.
Câu 54. Để thực hiện bồi dưỡng sức dân, nhất là nông dân, năm 1953, Đảng và Chính phủ đã
A. triệt để giảm tô và thực hiện cải cách ruộng đất.
B. thực hiện khai hoang với khẩu hiệu "Tấc đất tấc vàng".
C. thực hành tiết kiệm.
D. đẩy mạnh sản xuất.
Đáp án: A
Giải thích: Để thực hiện bồi dưỡng sức dân, nhất là nông dân, năm 1953, Đảng và Chính phủ đã phát động triệt để giảm tô và thực hiện cải cách ruộng đất.
Câu 55. Nội dung nào không phản ánh mục tiêu của Đảng khi mở chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951 – 1952?
A. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
B. Phá tan kế hoạch bình định của địch ở đồng bằng Bắc Bộ.
C. Đẩy mạnh chiến tranh du kích.
D. Giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ.
Đáp án: D
Giải thích: Mục tiêu của Đảng khi mở chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951 – 1952 là tiêu diệt sinh lực địch ở đấy, phá tan kế hoạch bình định của địch ở đồng bằng Bắc Bộ và đẩy mạnh chiến tranh du kích.
Câu 56. Mục đích chủ yếu của Đảng khi mở những chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951 – 1952, Tây Bắc thu – đông 1952 và Thượng Lào xuân hè 1953 là
A. giành lại thế chủ động trên chiến trường.
B. giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường.
C. buộc Pháp phải tuyên bố chấm dứt chiến tranh.
D. làm thất bại kế hoạch can thiệp của Mĩ vào chiến tranh Đông Dương.
Đáp án: B
Giải thích: Mục đích chủ yếu của Đảng khi mở những chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951 – 1952, Tây Bắc thu – đông 1952 và Thượng Lào xuân hè 1953 là giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường.
Câu 57. Chiến dịch nào sau đây diễn ra khi quân ta chưa giành được thế chủ động trên chiến trường?
A. Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951 – 1952.
B. Chiến dịch Tây Bắc thu – đông 1952.
C. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.
D. Chiến dịch Thượng Lào xuân hè 1953.
Đáp án: C
Giải thích: Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 diễn ra khi quân ta chưa giành được thế chủ động trên chiến trường.
Câu 58.Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) đã thông qua hai văn kiện quan trọng là
A. Cương lĩnh chính trị của Nguyễn Ái Quốc và Luận cương chính trị của Trần Phú.
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh.
C. Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh và Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Trường Chinh.
D. Kháng chiến nhất định thắng lợi và Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Trường Chinh.
Đáp án: C
Giải thích: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) đã thông qua hai văn kiện quan trọng là Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh và Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Trường Chinh.
Câu 59. Nội dung nào sau đây không thuộc nhiệm vụ cách mạng Việt Nam được đưa ta trong Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Trường Chinh?
A. Phát triển chế độ dân chủ nhân dân.
B. Đánh đuổi đế quốc Pháp – Nhật.
C. Xóa bỏ tàn dư phong kiến và nửa phong kiến.
D. Giành độc lập và thống nhất hoàn toàn cho dân tộc.
Đáp án: B
Giải thích: Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Trường Chinh đã nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược (Pháp và can thiệp Mĩ), trừ diệt bọn phản quốc, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, thống nhất, xóa bỏ di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 60. Để phát triển hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Đảng và Chính phủ đã
A. tiến hành công nghiệp hóa.
B. thực hiện hiện đại hóa.
C. tiến hành tổng khởi nghĩa.
D. đẩy mạnh sản xuất.
Đáp án: D
Giải thích: Để phát triển hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Đảng và Chính phủ đã đẩy mạnh sản xuất.
Câu 61. Thắng lợi của chiến dịch nào dưới đây đã giúp quân ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ?
A. Chiến dịch Việt Bắc 1947.
B. Chiến dịch Biên giới 1950.
C. Chiến dịch Tây Bắc 1952.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Đáp án: B
Giải thích: Thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 giúp quân ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
Câu 62. Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, Pháp có âm mưu gì mới?
A. Nhận thêm viện trợ của Mĩ, tăng viện binh.
B. Đẩy mạnh chiến tranh, giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất.
C. Bình định mở rộng địa bàn chiếm đóng.
D. Bình định kết hợp phản công và tiến công lực lượng cách mạng.
Đáp án: A
Giải thích: Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới năm 1950, Pháp đã nhận thêm viện trợ của Mĩ, tăng viện binh để thực hiện kế hoạch mới.
Câu 63. Kế hoạch Đờ Lát-đờ Tát-xi-nhi (1950) ra đời là kết quả của
A. sự cấu kết giữa Pháp và Nhật trong chiến tranh xâm lược Đông Dương.
B. việc Mĩ bắt đầu can thiệp vào chiến tranh xâm lược Đông Dương.
C. sự "dính líu trực tiếp" của Mĩ vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
D. sự cứu vãn tình thế sa lầy trên chiến trường của Mĩ.
Đáp án: C
Giải thích: Kế hoạch Đờ Lát-đờ Tát-xi-nhi 12 - 1950 ra đời là kết quả của sự "dính líu trực tiếp" của Mĩ vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
Câu 64. "Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương" ngày 23 - 12 - 1950 được kí kết giữa:
A. Pháp và Nhật.
B. Pháp và Tưởng Giới Thạch.
C. Mĩ và Pháp.
D. Mĩ và Nhật.
Đáp án: C
Giải thích: "Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương" ngày 23 - 12 - 1950 được kí kết giữa Mĩ và Pháp.
Câu 65. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2 -1951) họp tại đâu?
A. Hương Cảng (Trang Quốc).
B. Ma Cao (Trung Quốc).
C. Pác Pó (Cao Bằng).
D. Chiêm Hoá (Tuyên Quang).
Đáp án: D
Giải thích: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2 -1951) họp tại Chiêm Hoá (Tuyên Quang).
Câu 66.Đảng ta quyết định tạm thời rút vào hoạt động bí mật vào thời gian nào?
A Năm 1939. B. Năm 1936.
C. Năm 1945. D. Năm 1951.
Đáp án: C
Giải thích: Tháng 11/1945, để đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố giải tán, nhưng thực chất là đi vào hoạt động bí mật.
Câu 67. Đảng ta ra hoạt động công khai vào thời gian nào?
A. Năm 1945. B. Năm 1946.
C. Năm 1949. D. Năm 1951.
Đáp án: D
Giải thích: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi mới là Đảng Lao động Việt Nam.
Câu 68. Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam trong Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội Đảng lần thứ II (2/1951) là
A. đánh đổ đế quốc phong kiến, làm cách mạng dân tộc dân chủ.
B. đánh đổ thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.
C. giành độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới.
D. đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp có đế quốc Mĩ giúp sức.
Đáp án: D
Giải thích: Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam trong Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội Đảng lần thứ II (2/1951) là đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp có đế quốc Mĩ giúp sức.
Câu 69. Từ thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần II (2-1951), bài học cơ bản có thể rút ra trong công cuộc xây dựng Tổ quốc hiện nay là
A. tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.
B. tăng cường khối đoàn kết dân tộc.
C. tăng cường sự đoàn kết quốc tế.
D. tăng cường tiềm lực kinh tế, quốc phòng.
Đáp án: A
Giải thích: Từ thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần II (2-1951), bài học cơ bản có thể rút ra trong công cuộc xây dựng Tổ quốc hiện nay là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định đến những thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Câu 70. Là mốc đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”. Đây là là ý nghĩa của
A. Hội nghị thành lập Đảng (đầu 1930).
B. Hội nghị lần thứ nhất của Đảng (10 - 1930).
C. Đại hội lần thứ I của Đảng (1935).
D. Đại hội lần thứ II của Đảng (2 - 1951).
Đáp án: D
Giải thích: Là mốc đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”. Đây là là ý nghĩa của Đại hội lần thứ II của Đảng (2 - 1951).
Câu 71. Ngày 11 - 3 - 1951 Hội nghị đại biểu của nhân dân ba nước Đông Dương đã thành lập tổ chức
A. Liên minh cách mạng Việt - Miên - Lào.
B. Mặt trận Việt - Miên - Lào.
C. Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.
D. Mặt trận thống nhất Việt - Miên - Lào.
Đáp án: C
Giải thích: Ngày 11 - 3 - 1951 Hội nghị đại biểu của nhân dân ba nước Đông Dương đã thành lập tổ chức Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.
Câu 72. Điểm mới của kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) so với kế hoạch Rơve (1949) là
A. tập trung kiểm soát Trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
B. tập trung bao vây căn cứ địa Việt Bắc.
C. kiểm soát biên giới Việt-Trung.
D. tấn công Việt bắc với quy mô lớn.
Đáp án: A
Giải thích: Điểm mới của kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) so với kế hoạch Rơve (1949) là tập trung kiểm soát Trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 73. Từ năm 1950, Đảng và Chính phủ thực hiện cuộc cải cách giáo dục nhằm thực hiện phương châm
A. diệt trừ giặc dốt.
B. kháng chiến văn hóa, văn hóa kháng chiến.
C. phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất.
D. Bình dân học vụ.
Đáp án: C
Giải thích: Từ năm 1950, Đảng và Chính phủ thực hiện cuộc cải cách giáo dục nhằm thực hiện phương châm phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất.
Câu 74. Từ tháng 4 - 1953 đến tháng 7 - 1954 ta đã thực hiện tất cả:
A. 4 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.
B. 6 đợt giảm tô.
C. 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.
D. 4 đợt giảm tô.
Đáp án: C
Giải thích: Từ tháng 4 - 1953 đến tháng 7 – 1954, ta đã thực hiện tất cả 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.
Câu 75. Nội dung chủ yếu của Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất (5-1952) là
A. tuyên dương thành tích của các anh hùng lực lượng vũ trang.
B. đoàn kết, khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân.
C. khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng.
D. tăng cường liên minh chiến đấu của nhân dân Đông Dương.
Đáp án: B
Giải thích: Nội dung chủ yếu của Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất (5-1952) là đoàn kết, khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân.
Câu 76. Để phát triển hậu phương kháng chiến chống Pháp, năm 1952, Chính phủ đã
A. phát động triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.
B. mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm.
C. phát động công cuộc cải cách giáo dục.
D. phát động phong trào Bình dân học vụ.
Đáp án: B
Giải thích: Để phát triển hậu phương kháng chiến chống Pháp, năm 1952, Chính phủ đã mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm.
Câu 77. Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất (5-1952) đã chọn được
A. 5 anh hùng. B. 6 anh hùng. C. 7 anh hùng. D. 8 anh hùng.
Đáp án: C
Giải thích: Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất (5-1952) đã chọn được 7 anh hùng là Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh.
Câu 78. Ý nghĩa cơ bản của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951) là
A. thể hiện sự đoàn kết của các tầng lớp nhân dân.
B. đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo của Đảng.
C. đánh dấu quá trình đổi mới hoạt động của Đảng.
D. thể hiện năng lực lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Đáp án: B
Giải thích: Ý nghĩa cơ bản của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951) là đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo của Đảng.
Câu 79. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến Đảng và Chính phủ chủ trương phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất năm 1953?
A. Xoá bỏ sự bóc lột của địa chủ phong kiến đối với nông dân.
B. Thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
C. Nông dân phấn khởi, ủng hộ cuộc kháng chiến.
D. Giai cấp địa chủ là trợ lực cho cuộc kháng chiến.
Đáp án: D
Giải thích: Giai cấp địa chủ là trợ lực cho cuộc kháng chiến không phải là nguyên nhân khiến Đảng và Chính phủ chủ trương phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất năm 1953.
Câu 80. Điểm mới trong xác định kẻ thù của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1951-1953 so với giai đoạn 1946-1947 là gì?
A. Chống thực dân Pháp và phong kiến.
B. Chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.
C. Chống thực dân Pháp và tay sai.
D. Chống thực dân Pháp và các đảng phái phản động.
Đáp án: B
Giải thích: Từ năm 1949, Mĩ bắt đầu can thiệp vào chiến tranh Việt Nam. Vì vậy, bên cạnh những kẻ thù cũ là thực dân Pháp và tay sai thì trong giai đoạn 1951-1953, ta phải chống lại cả can thiệp Mĩ.
Câu 81. Điểm tương đồng về mục tiêu của Pháp khi đề ra kế hoạch Rơ-ve (1949) và kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) là
A. muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
B. muốn giữ vững thế chủ động trên chiến trường.
C. muốn gạt bỏ sự can thiệp của Mĩ.
D. muốn kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Đáp án: A
Giải thích: Điểm tương đồng về mục tiêu của Pháp khi đề ra kế hoạch Rơ-ve (1949) và kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) là muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) (phần 1)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) (phần 2)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 21: Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc- Đấu tranh chống Đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) (phần 1)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 21: Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc- Đấu tranh chống Đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) (phần 2)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 22: Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống Đế quốc Mĩ xâm lược- Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) (phần 1)
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều