300 câu trắc nghiệm Lịch Sử 11 Chương 2 (có đáp án - sách mới)



Với câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11 Chương 2 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch Sử 11 Chương 2.




Lưu trữ: Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11 Chương 2 (sách cũ)

(mới Bộ trắc nghiệm Lịch Sử 11 Chương 1 năm 2023

Bộ 200 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11 Chương 1

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 11 có đáp án năm 2023

Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những văn kiện được kí kết tại các hội nghị hòa hình đã đưa đến hình thành một trật tự thế giới mới, đó là

A.   Trật tự Viên        

B.    Trật tự Oasinhtơn 

C.    Trật tự Vécxai      

D.   Trật tự Vécxai – Oasinhtơn

Đáp án:

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức các hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921-1922) để kí kết hòa ước và các hiệp định phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí ở Vécxai và Oasinhtơn thường được gọi là hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Một trật tự thế giới mới đựơc hình thành sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A.   Hệ thống Pari - Vec-xai.    

B.    Hệ thống Vec-xai - Oasinhtơn.

C.    Hệ thống Bec-lin - Tôkiô. 

D.   Hệ thống Vec-xai - Rôma.

Đáp án:

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919-1920) và Oa-sinh-tơn (1921-1922) đã kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí ở Vécxai và Oa-sinh-tơn, thường được gọi là hệ thống Vécxai - Oasinhtơn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Tổ chức chính trị nào được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có nhiệm vụ duy trì trật tự thế giới mới?

A.   Hội Quốc liên 

B.    Liên hợp quốc 

C.    Hội Liên hiệp quốc tế mới 

D.   Hội Quốc xã

Đáp án:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, để duy trì trật tự thế giới mới, Hội Quốc liên- một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên được thành lập với sự tham gia của 44 nước thành viên

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Hội Quốc Liên ra đời nhằm mục đích gì?

A.   Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các nước.

B.    Hợp tác phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

C.    Duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh.

D.   Phân chia quyền lợi của các nước thắng trận.

Đáp án:

Nhằm duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Hội Quốc liên - một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên - được thành lập với sự tham gia của 44 nước thành viên.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?

A.   Anh     

B.    Pháp 

C.    Đức      

D.   Mĩ

Đáp án:

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bùng nổ ở Mĩ (10-19290, sau đó lan ra toàn bộ thế giới tư bản, chấm dứt thời kì ổn định và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Cuộc khủng hoảng trong những năm 1929 - 1933 diễn ra chủ yếu ở lĩnh vực

A.   Xã hội                     

B.    Kinh tế                         

C.    Văn hóa       

D.   Chính trị

Đáp án:

Cuộc khủng hoảng trong những năm 1929 - 1933 chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực kinh tế.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã đặt ra yêu cầu gì đối với các nước tư bản?

A.   Xem xét lại con đường phát triển của mình. 

B.    Cải cách kinh tế - xã hội. 

C.    Phát xít hóa chế độ chính trị. 

D.   Đổi mới quá trình quản lí và tổ chức sản xuất.

Đáp án:

Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã đe dọa nghiêm trọng cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản buộc phải xem xét lại con đường phát triển của mình. Cần thay đổi con đường phát triển của mình sao cho phù hợp với tình hình cụ thể thời kì này.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã thực hiện biện pháp gì?

A.   Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài 

B.    Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân 

C.    Quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy ở trong nước 

D.   Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội ở trong nước

Đáp án:

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức lại sản xuất để xoa dịu mâu thuẫn trong nước và vực dậy nền sản xuất

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Để giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, các nước Đức, Italia, Nhật Bản đã làm gì?

A.   Lôi kéo, tập hợp đồng minh                      

B.    Thiết lập chế độ độc tài phát xít

C.    Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân

D.   Thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ của nhân dân.

Đáp án:

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, các nước Đức, Italia, Nhật Bản đã tìm kiếm lối thoát bằng cách thiết lập chế độ độc tài phát xít - nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Thiết lập chế độ độc tài phát xít là cách giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 của những quốc gia nào?

A.   Đức, Áo- Hung 

B.    Đức, Italia, Nhật Bản 

C.    Đức, Italia, Áo- Hung 

D.   Đức, Nhật Bản

Đáp án:

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, các nước Đức, Italia, Nhật thiết lập một hình thức thống trị mới là chế độ độc tài phát xít – nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.

Đáp án cần chọn là: B

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 12 có đáp án năm 2023

Câu 1: Đâu là tổ chức chính trị tập trung các thế lực phản động, hiếu chiến ở nước Đức trong những năm 1918 - 1939?

A.   Đảng Dân chủ

B.    Đảng Quốc xã

C.    Đảng Xã hội dân chủ

D.   Đảng Đoàn kết dân tộc

Đáp án:

Trong bối cảnh khủng hoảng diễn ra liên tục kể từ sau chiến tranh thế giới thức nhất, các thế lực phản động, hiếu chiến, đặc biệt là Đảng Công nhân quốc gia xã hội (Đảng Quốc xã) ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Thế lực phản động hiếu chiến nhất ở Đức trong những năm 1929 - 1933 là

A.   Đảng Xã hội dân chủ.        

B.    Đảng liên minh xã hội thiên chúa giáo.

C.    Đảng Công nhân quốc gia xã hội.

D.   Đảng Cộng sản.

Đáp án:

Trong bối cảnh giai cấp tư sản không đủ sức mạnh để duy trì chế độ cộng hòa tư sản, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng 1929 - 1933. Các thế lực phản động, hiếu chiến, đặc biệt là Đảng Cộng nhân xã hội (gọi tắt là Đảng Quốc xã) ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Các thế lực phản động, hiếu chiến tập trung trong tổ chức nào ở nước Đức?

A.   Đảng Dân chủ                                      

B.    Đảng Quốc xã

C.    Đảng Xã hội dân chủ                          

D.   Đảng Đoàn kết dân tộc

Đáp án:

Trong bối cảnh khủng hoảng đang diễn ra, các thế lực phản động, hiếu chiến, đặc biệt là Đảng Cộng nhân quốc gia xã hội (Đảng Quốc xã) ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Sự kiện nào đã mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức kể từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

A.   Hít-le được chỉ định làm thủ tướng 

B.    Hít-le tuyên bố là quốc trưởng suốt đời 

C.    Hiến pháp Vai-ma bị xóa bỏ 

D.   Hít-le tuyên bố đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật

Đáp án:

Để đối phó lại khủng hoảng, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít- le thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức lên nắm chính quyền. Ngày 30/1/1933, Hít-le lên làm Thủ tướng ⇒ Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức, mở ra thời kì đen tối của Lịch sử nước Đức.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Một sự kiện diễn ra ở nước Đức ngày 30 - 1 - 1933 là

A.   Đảng Cộng sản Đức kêu gọi quần chúng thành lập Mặt trận Nhân dân chống phát xít

B.    Đảng Xã hội dân chủ Đức tuyên bố bất hợp tác, từ chối Liên minh với Đảng Cộng sản Đức

C.    Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hítle làm Thủ tướng và thành lập chính phủ mới

D.   Giai cấp tư sản tuyên bố xóa bỏ chế độ cộng hòa tư sản, nhằm đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng.

Đáp án:

Ngày 30-1-1933, Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hítle làm Thủ tướng và thành lập chính phủ mới mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Sự kiện nào là cái cớ để Chính phủ Hítle đặt Đảng Cộng sản nước Đức ra ngoài vòng pháp luật?

A.   Hítle lên nắm quyền       

B.    Tổng thống Hinđenbua mất 

C.    Nhà quốc hội Đức bị đốt cháy      

D.   Nền Cộng hòa Vaima sụp đổ

Đáp án:

Tháng 3-1933, chính quyền phát xít vu cáo những người cộng sản đốt cháy nhà quốc hội, đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và bắt 10 vạn đảng viên cộng sản.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Chính phủ Hítle đặt Đảng Cộng sản Đức ra ngoài vòng pháp luật sau sự kiện nào?

A.   Nền Cộng hòa Vaima sụp đổ        

B.    Tổng thống Hinđenbua mất

C.    Nhà quốc hội Đức bị đốt cháy                 

D.   Hítle lên nắm quyền  

Đáp án:

Tháng 3 - 1933, chính quyền phát xít vu cáo những người cộng sản đốt cháy nhà quốc hội, đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và bắt 10 vạn đảng viên cộng sản.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Sau khi lên nắm quyền, Chính phủ Hítle đã tổ chức lại nền kinh tế nước Đức theo hướng nào?

A.   Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp quân sự, quốc phòng 

B.    Tạo điều kiện cho các nhà tài phiệt tổ chức, phát triển sản xuất 

C.    Tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự 

D.   Đầu tư vào các ngành dịch vụ

Đáp án:

Sau khi lên nắm quyền, Chính phủ Hítle đã tổ chức lại nền kinh tế nước Đức theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Trong công nghiệp, chính quyền Hít-le tập trung phát triển nhất ngành nào?

A.   Công nghiệp năng lượng.

B.    Công nghiệp quân sự.

C.    Công nghiệp chế tạo.         

D.   Công nghiệp hóa chất.  

Đáp án:

Chính quyền phát xít tiến hành tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự. ⇒ Các ngành kinh tế được phục hồi, đặc biệt là công nghiệp quân sự.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Cơ quan nào nắm vai trò điều hành nền kinh tế nước Đức trong những năm 1929-1939?

A.   Tổng hội đồng kinh tế 

B.    Hội đồng kinh tế 

C.    Hội đồng bộ trưởng 

D.   Hội đồng kinh tế chiến tranh

Đáp án:

Tháng 7-1933, Hít-le thành lập Tổng hội đồng kinh tế bao gồm đại diện của nhà nước và 18 tập đoàn tư bản độc quyền lớn để điều hành các ngành kinh tế nước Đức nhằm nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế phục vụ cho nhu cầu chiến tranh

Đáp án cần chọn là: A




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học