Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 2 (có đáp án - sách mới)



Trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 2 sách mới Chân trời sáng tạo, Cánh diều, Kết nối tri thức có đáp án, hay nhất. Mời các bạn đón xem:

Lời giải sgk Lịch Sử 11 Bài 2:




Lưu trữ: Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 2 (sách cũ)

Câu 11. Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là

A. đều thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc phục vụ công cuộc khai thác

B. đều thực hiện chế độ cai trị trực tiếp, chia để trị

C. đầu tư phát triển công nghiệp ở thuộc địa

D. đều thực hiện chế độ cai trị gián tiếp thông qua bộ máy chính quyền tay sai

Đáp án: B

Giải thích: Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là đều thực hiện chế độ cai trị trực tiếp, chia để trị. Thực dân Anh chia Ấn Độ làm nhiều xứ, còn thực dân Pháp chia Việt Nam thành ba kì.

Câu 12. Từ giữa thế kỉ XIX, lực lượng dần dần đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội ở Ấn Độ là

A. giai cấp công nhân Ấn Độ.

B. giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ.

C. giai cấp địa chủ và tư sản Ấn Độ.

D. giai cấp tư sản và công nhân Ấn Độ.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 3 Trang 10 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 13. Việc làm nào của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ cho thấy vai trò quan trọng của họ trong đời sống xã hội từ giữa thế kỉ XIX?

A. Thành lập xưởng đóng tàu và làm đại lí vận tải cho hãng tàu của Anh

B. Mở xí nghiệp dệt và làm đại lí cho các hãng buôn của Anh

C. Xây dựng các khu công nghiệp quy mô của người Ấn

D. Đầu tư khai thác mỏ, cạnh tranh với tư sản Anh

Đáp án: B

Giải thích: Mục 3 Trang 10 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 14. Nguyện vọng nào của giai cấp tư sản Ấn Độ đã không được thực dân Anh chấp nhận

A. Muốn được hợp tác với giai cấp tư sản Anh

B. Muốn được tự do phát triển kinh tế và tham gia chính quyền

C. Muốn được Chính phủ Anh đầu tư vốn để phát triển sản xuất

D. Muốn được cạnh tranh bình đẳng với tư sản Anh ở Ấn Độ

Đáp án: B

Giải thích: Mục 3 Trang 10 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 15. Cuối năm 1885, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập với tên gọi

A. Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại)    B. Đảng Dân chủ

C. Quốc dân đảng    D. Đảng Cộng hòa

Đáp án: A

Giải thích: Mục 3 Trang 10 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 16. Sự ra đời của Đảng Quốc đại (1885) đã/p>

A. đưa giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

B. xóa bỏ chế độ cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ.

C. góp phần xóa bỏ chế độ chia để trị ở Ấn Độ.

D. đưa giai cấp công nhân Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

Đáp án: A

Giải thích: Mục 3 Trang 10 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 17. Phương pháp đấu tranh chủ yếu của Đảng Quốc đại trong những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là

A. tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng bạo lực cách mạng

B. đấu tranh ôn hòa, đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách

C. bạo động, lật đổ chính quyền thực dân Anh ở Ấn Độ

D. hợp tác với chính phủ thực dân để đàn áp quần chúng

Đáp án: B

Giải thích: Mục 3 Trang 10 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 18. Trong đấu tranh, Đảng Quốc đại đã đưa ra yêu cầu gì đối với Chính phủ thực dân Anh?

A. Được tham gia bộ máy chính quyền, tự do phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.

B. Được điều hành các hội đồng trị sự, tham gia phát triển công nghệ, tiến hành một số cải cách giáo dục, xã hội

C. Được nắm chính quyền, phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.

D. Được tham gia các hội đồng tự trị, được giúp đỡ để phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.

Đáp án: D

Giải thích: Mục 3 Trang 10 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 19. Thực dân Anh không chấp nhận các yêu cầu về chính trị, kinh tế, văn hóa của Đảng Quốc đại vì

A. muốn duy trì sự bảo thủ, lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của thuộc địa để dễ bề cai trị

B. muốn tư sản Ấn Độ phải luôn phục tùng chính quyền thực dân Anh về mọi mặt

C. muốn giai cấp tư sản Ấn Độ phải thỏa hiệp với chính quyền thực dân Anh

D. muốn kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản Ấn Độ để dễ bề sai khiến

Đáp án: A

Giải thích: Mục 3 Trang 10 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 20. Đầu thế kỉ XX, Đảng Quốc đại bị chia rẽ thành hai phái vì

A. thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh

B. thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh

C. thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh

D. thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh

Đáp án: C

Giải thích: Mục 3 Trang 10 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11 có đáp án, hay khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học