Đề thi Học kì 2 Hóa học 11 năm 2022 - 2023 có đáp án
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X gồm hai anđehit no, mạch hở thu được số mol nước bằng đúng số mol hỗn hợp X đã phản ứng. Mặt khác khi cho 0,25 mol hỗn hợp khí X tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được m gam bạc. Giá trị của m là
A. 27 gam. B. 54 gam.
C. 81 gam. D. 108 gam.
Đáp án: D
Đặt công thức anđehit là CxHyOz
Phản ứng cháy:
CxHyOz + (x + y/4 - z/2 ) O2 → xCO2 + H2O
Theo đề: y/2 = 1. Vậy y = 2
Hai anđehit no là HCHO và HOC – CHO. Vậy 0,25 mol X phản ứng tạo ra 1 mol Ag
⇒ m = 108 gam
Câu 2: Nung 2,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước thu được 300ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Đáp án: C
Phản ứng nhiệt phân: 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 ↑ + O2 ↑
Khối lượng chất rắn giảm chính bằng khối lượng khí X tạo thành
Vậy: 184x + 32x = 6,58 – 4,96 ⇒ x = 0,0075
Phản ứng X với nước: 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
CHNO3 = 0,1M. Vậy pH = 1.
Câu 3: Hỗn hợp X gồm H2, propan và propin (propan và propin có cùng số mol). Cho từ từ hỗn hợp X đi qua bột Ni nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu dược một chất khí duy nhất. Tỉ khối hơi của X so với H2 là
A. 11. B. 12. C. 14. D. 22.
Đáp án: A
Phản ứng: C3H4 + 2H2 → C3H8
C3H4 và H2 phản ứng với nhau hoàn toàn vừa đủ
Vậy: số mol propin, H2, propen lần lượt là x, 2x, x
MX = 22
Tỉ khối hơi của X so với H2 là 11
Câu 4: Đun nóng 7,6 gam hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 và H2 trong bình kín với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y, dẫn sản phẩm cháy thu được lần lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, bình (2) đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình (1) tăng lên 14,4 gam. Khối lượng bình (2) tăng lên là
A. 35,2 gam. B. 22 gam.
C. 24,93 gam. D. 17,6 gam.
Đáp án: B
Đốt cháy Y cũng chính là đốt cháy X ( vì lượng C và H không thay đổi)
⇒ mbình 1 tăng = mH2O = 14,4g ⇒ mH = 2.(14,4 : 18) = 1,6g
⇒ mC = 7,6 – 1,6 = 6g ⇒ nCO2 = nC = 0,5 mol
⇒ mbình 2 tăng = mCO2 = 0,5.44 = 22g
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,336 lít (đktc) ankađien liên hợp X sau đó hấp thụ heetsa sản phẩm cháy vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M thu được 8,865 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là
A. C3H4. B. C4H6.
C. C4H8. D. C3H4 hoặc C4H8.
Đáp án: C
Câu 6: Cho axit fomic tác dụng với các chất : KOH, NH3, CaO, Mg, Cu, Na2CO3, Na2SO4, CH3OH, C6H5OH. Số phản ứng xảy ra là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Đáp án: B
Câu 7: Tên gọi của hiđrocacbon CH3-CH[CH(CH3)2]-C≡C-CH2-CH3 là
A. 2-isopropylhex-3-in. B. 2,3-đimetylhept-3-in.
C. 5,6-đimetylhept-3-in. D. 5-isopropylhex-3-in.
Đáp án: C
Câu 8: Cho 3,6 gam axit cacboxylic đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là
A. CH3COOH. B. C2H5COOH.
C. HCOOH. D. C2H3COOH.
Đáp án: A
Sơ đồ phản ứng 3,6 gam axit + 3,36 gam KOH 2,4 gam NaOH ⇒ 8,28 gam chất rắn + H2O
Theo định luật bảo toàn khối lượng: mH2O = 1,08g. Vậy nH2O = 0,06 mol = nX
Ta có: MX = 3,6/0,06 = 60. X là CH3COOH
Câu 9: Cho 100ml dung dịch KOH 1,5M vào 200ml dung dịch H3PO4 0,5M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được hỗn hợp gồm các chất là
A. K3PO4 và KOH. B. KH2PO4 và K2HPO4.
C. KH2PO4 và H3PO4. D. KH2PO4 và K3PO4.
Đáp án: B
nOH- = 0,15 mol; nH3PO4 = 0,1 mol
1 < nOH- : nH3PO4 < 2 ⇒ Tạo 2 muối: KH2PO4 và K2HPO4
Câu 10: Cho tất cả các đồng phân mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với : Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Đáp án: D
CH3COOH phản ứng với Na, NaOH, NaHCO3
HCOOH phản ứng với NaOH; HOCH2CHO phản ứng với Na
Tất cả có 5 phản ứng
Câu 11: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch : CaCl2, (CaNO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo kết tủa là
A. 6. B. 5. C. 7. D. 4.
Đáp án: C
Câu 12: Chia hỗn hợp gồm hai anđehit no, đơn chức làm hai phần bằng nhau. Phần (1) đem đốt cháy hoàn toàn thu được 1,08 gam nước. Phần (2) tác dụng với H2 dư (Ni,to) thu được hỗn hợp X. Đem đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thì thu được thể tích khí CO2 (đktc) là
A. 1,568 lít. B. 0,672 lít.
C. 1,344 lít. D. 2,688 lít.
Đáp án: C
Andehit no đơn chức đốt cháy ⇒ nCO2 = nH2O = 0,06 mol
Phần 2 + H2 → X.
C trong X và andehit lúc đầu không thay đổi ⇒ đốt cháy X lượng CO2 thu được = phần 1
⇒ V = 0,06.22,4 = 1,344 lít
Câu 13: Hai chất X, Y là đồng phân của nhau, đều có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C7H8O. Cả X và Y đều tác dụng với Na giải phóng H2. Y không tác dụng với dung dịch Br2. X phản ứng với nước brom theo tỉ lệ mol 1 : 3 tạo kết tủa X1 (
H5OBr3). Các chất X và Y lần lượt là
A. m-crezol và metyl phenyl este. B. m-crezol và ancol benzylic.
C. p-crezol và ancol benzylic. D. o-crezol và ancol benzylic.
Đáp án: B
Câu 14: Hỗn hợp khí X gồm một ankan và một ankin, tỉ khối của X so với hiđro là 17,5. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được khí CO2 và hơi nước với số mol bằng nhau. Cho X qua dung dịch AgNO3/NH3 thấy xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt. Công thức cấu tạo của ankan, ankin lần lượt là
A. CH4, CH≡C-CH3. B. C2H6, CH≡C-CH2-CH3.
C. C3H8, CH≡CH. D. CH4, CH3-C≡C-CH3.
Đáp án: C
Đốt cháy ankin ⇒ nCO2 - nH2O = nankin
Đốt cháy ankan ⇒ nH2O – nCO2 = nankan
Đốt cháy X ⇒ nCO2 = nH2O ⇒ nanken = nankan
MX = 17,5 ⇒ Mankin + Mankan = 70
⇒ X gồm: C2H2 và C3H8 hoặc C3H4 và C2H6
Câu 15: Cho 2,32 gam một anđehit X tham gia phản ứng tráng gương hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 17,28 gam Ag. Thể tích khí H2 (đktc) tối đa cần dùng để phản ứng hết với 2,9 gam X là
A. 1,12 lít. B. 3,36 lít. C. 2,24 lít. D. 6,72 lít.
Đáp án: C
Giả sử nX : nAg = 1 : 2 ⇒ nX = 1/2. nAg = 0,08 ⇒ MX = 29 (Loại)
⇒ nX : nAg = 1 : 4 ⇒ nX = 0,04 ⇒ MX = 58 : OHC – CHO
nH2 = 2 nX = 2. 2,9/58 = 0,1 mol ⇒ V = 2,24 lít
Câu 16: Đốt cháy hết 1,12 lít (đktc) hỗn hợp gồm C3H8 và một hiđrocacbon X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 7,75 gam và có 12,5 gam kết tủa. X là
A. C2H2. B. C2H6. C. C3H6. D. C3H4.
Đáp án: A
mbình tăng = mCO2 + mH2O = 7,75g
nCaCO3 = nCO2 = 0,125 ⇒ nH2O = 0,125
nCO2 = nH2O ⇒ X phải là ankin
Số C trung bình trong hỗn hợp = nCO2 : nhỗn hợp = 2,5
⇒ X là C2H2 (vì C3H6 có 3C ⇒ C trong X < 2,5)
Câu 17: Hỗn hợp X nặng 6,08 gam gồm hai ancol no đơn chức. Chia X thành hai phần bằng nhau. Phần (1) tác dụng với Na dư tạo ra 0,03 mol H2. Phần (2) đem oxi hóa tạo thành hỗn hợp hai anđehit. Cho hỗn hợp anđehit này tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra 0,16 mol Ag. Hiệu suất các phản ứng là 100%. Hỗn hợp X gồm :
A. CH3-OH, CH3-CH2-OH.
B. CH3-CH2-OH, CH3-CH2-CH2-OH.
C. CH3-OH, CH3-CH2-CH2-OH.
D. CH3-CH2-OH, CH3-CH2-CH2-CH2-OH.
Đáp án: C
Đặt công thức chung của 2 ancol là CnH2n+1CH2OH
- Phần (1): CnH2n+1CH2OH + Na → CnH2n+1CH2ONa + 1/2 H2
Ta có: nancol = 2,2 nH2 = 0,06 mol ⇒ Mancol = 3,04/0,06 = 50,667
- Phần (2): CnH2n+1CH2OH → CnH2n+1CHO
Ta có: nanđehit = 0,06 mol. Theo đề: nAg = 0,16 mol
Suy ra: 1 trong 2 anđehit là HCHO. Ancol ban đầu là CH3OH
Đặt số mol CH3OH và RCH2OH trong 1 phần lần lượt là x và y.
Ta có hệ: x + y = 0,06 ; 4x + 2y = 0,16
⇒ x = 0,02; y = 0,04
mRCH2OH = 2,4 g ⇒ MRCH2OH = 60
Vậy: ancol còn lại là CH3 – CH2 – CH2 – OH
Câu 18: Cho các chất sau : C2H2 ; C2H6 ; CH3CHO ; HCOOCH3 ; HCOONa ; (COOH)2 ; vinyl axetylen. Số chất phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa là
A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.
Đáp án: D
Câu 19: Oxi hóa 1,8 gam HCHO thành axit tương ứng với hiệu suất h% thu được hỗn hợp X. Cho X tham gia hết vào phản ứng tráng bạc thu được 16,2 gam bạc. Giá trị của h là
A. 60%. B. 75%. C. 65%. D. 85%.
Đáp án: B
nHCHO = 0,06 mol; gọi nHCHO pư = x mol
nAg = 2nHCOOH + 4nHCHO dư = 2x + 4 (0,06 – x ) = 0,15
⇒ x = 0,045mol
H% = (0,045/0,06). 100% = 75%
Câu 20: Cho 0,3 mol hỗn hợp khí X gồm HCHO và C2H2 tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra 91,2 gam kết tủa. Nếu cho toàn bộ lượng X ở trên vào bình đựng dung dịch brom trong CCl4 thì khối lượng brom đã phản ứng tối đa là
A. 32 gam. B. 80 gam. C. 64 gam. D. 40 gam.
Đáp án: C
nHCHO = x mol; nC2H2 = y mol ⇒ x + y = 0,3 mol
m↓ = mAg + mC2Ag2 = 4x.108 + y.240 = 432x + 240y = 91,2
⇒ x = 0,1; y = 0,2
X tác dụng với Br2 trong CCl4 chỉ có C2H2 (anđehit chỉ khử nước Br2)
nBr2 = 2nC2H2 = 0,4 ⇒ mBr2 = 64g
Câu 21: Cho dãy các chất sau : Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, Zn, K2CO3,K2SO4. Số chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Đáp án: B
Các chất: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, Al2O3, Zn vừa tác dụng với HCl, vừa tác dụng với NaOH.
Câu 22: Hỗn hợp X gồm hai rượu no đơn chức. Cho 1,1 gam X tác dụng với Na dư tạo ra 0,015 mol H2. Đem oxi hóa 1,1 gam X tạo thành hỗn hợp hai anđehit, cho hỗn hợp anđehit này tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra 0.1 mol Ag. Hiệu suất các phản ứng là 100%. Hỗn hợp X gồm :
A. CH3-OH, CH3-CH2-OH.
B. CH3-CH2-OH, CH3-CH2-CH2-OH.
C. CH3-OH, CH3-CH2-CH2-OH.
D. CH3-CH2-OH, CH3-CH2-CH2-CH2-OH.
Đáp án: A
nX = 2nH2 = 0,03 mol
nX = nandehit = 0,03 mol < 1/2. nAg ⇒ andehit có HCHO ⇒ X có CH3-OH (x mol)
Gọi số mol của ancol còn lại là : y mol
Ta có: x + y = 0,03
nAg = 4x + 2y = 0,1
⇒ x = 0,02; y = 0,01
mrượu còn lại = 1,1 – 0,02.32 = 0,46 ⇒ M rượu còn lại = 46
⇒ C2H5-OH
Câu 23: Cho 4,6 gam một ancol no, đơn chức phản ứng với CuO nung nóng, thu được 6,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 10,8. B. 16,2. C. 21,6. D. 43,2.
Đáp án: D
Phản ứng: RCH2OH + [O] → RCHO + H2O
Theo đề: 4,6 gam ancol phản ứng được 6,2 gam hốn hợp X gồm anddehit, nước và ancol dư. Khối lượng tăng thêm chính là khối lượng oxi phản ứng.
Ta có: nO = nancol pư = nanđehit = (6,2 -4,6)/16 = 0,1 mol
Vậy: số mol ancol ban đầu > 0,1 mol
Ta suy ra Mancol < 4,6/0,1. Vậy ancol là CH3OH, anđehit là HCHO (0,1 mol)
Phản ứng: HCHO → Ag
Vậy: số mol Ag tạo thành là 0,4 mol, khối lượng 43,2 gam
Câu 24: X là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O2. X vừa có thể phản ứng với dung dịch NaOH, vừa có thể phản ứng được với CH3OH. Số công thức cấu tạo có thể có của X là :
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
Đáp án: D
Câu 25: Đốt cháy hết m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức, mạch hở ( có một liên kết đôi C=C trong phân tử ) thu được V lít khí CO2 (đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là
A. m = 4V/5 + 7a/9. B. m = 4V/5 - 7a/9.
C. m = 5V/4 + 7a/9. D. m = 5V/4 - 7a/9.
Đáp án: D
Công thức của X có dạng là: CnH2n-2O
Phản ứng: CnH2n-2O + O2 → nCO2 + (n – 1)H2O
Theo đề: m = (14n + 14)x; V = 22,4nx và a = 18(n – 1)x
Vậy: nx = V/22,4 và x = V/22,4 - a/18 ; m = 5V/4 - 7a/9
Câu 26: Một ancol đơn chức X mạch hở tác dụng với HCl dư, thu được dẫn xuất clo Y chứa 55,905% khối lượng clo. MY < 130. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
Đáp án: B
Câu 27: Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với ancol X, chỉ thu được anken duy nhất. Oxi hóa hoàn toàn một lượng chất X thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam nước. Số công thức cấu tạo của X là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Đáp án: D
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 29,6 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, CxHyCOOH và (COOH)2 thu được 14,4 gam H2O và m gam CO2. Mặt khác, 29,6 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với NaHCO3 dư thu được 11,2 lít (đktc) khí CO2. Giá trị của m là
A. 44 gam. B. 52,8 gam. C. 48,4 gam. D. 33 gam.
Đáp án: A
H+ + HCO3- → CO2 + H2O
nCO2 = nH+ = 0,5 mol
Ta có nH+ = 1/2. nO (axit) ⇒ nO (axit) = 1 mol
nH2O = 0,8 ⇒ nH = 1,6
Bảo toàn khối lượng:
mC = mX – mH – mO = 29,6 – 1,6 – 1.16 = 12 ⇒ nC = 1
⇒ mCO2 = 1.44 = 44g
Câu 29: Hỗn hợp A gồm 0,1 mol anđehit acrylic và 0,3 mol khí hiđro. Cho hỗn hợp A qua ống sứ nung nóng có chứa Ni làm xúc tác, thu được hỗn hợp B gồm 4 chất, đó là propanal, propan-1-ol, propenal và hiđro. Tỉ khối hơi của hỗn hợp B so với metan bằng 1,55. Dung dịch B tác dụng vừa đủ với V lít nước brom 0,2M. Giá trị của V là
A. 0,15. B. 0,25. C. 0,20. D. 0,10.
Đáp án: B
MB = 1,55. 16 = 24,8
mB = mA = 0,1. 56 + 0,3. 2 = 6,2
⇒ nB = 0,25
Bảo toàn C: npropanal, propan-1-ol, propenal = nanđehit acrylic = 0,1 mol
⇒ nH2 dư = 0,15 mol; nH2 pư = 0,15 mol
Ta có: nH2 pư + nBr2 = nπ = 2 nanđehit acrylic = 2. 0,1 = 0,2
⇒ nBr2 = 0,05 ⇒ V = 0,05 : 2 = 0,25M
Câu 30: Cho hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 qua xúc tác Ni nung nóng được hỗn hợp Y chỉ gồm 3 hiđrocacbon có tỉ khối của Y so với H2 là 14,5. Tỉ khối của X so với H2 là
A. 7,8. B. 6,7. C. 6,2. D. 5,8.
Đáp án: D
Giả sử có 1 mol C2H2 và x mol H2
Y gồm 3 hidrocacbon ⇒ H2 pư hết
nhỗn hợp giảm = nH2 pư ⇒ nY = 1 mol
mY = 1. 29 = 29g
Bảo toàn khối lượng: mH2 + mC2H2 = mY
⇒ mH2 = 29 – 1.26 = 3g
⇒ nH2 = 1.5 mol
Ta có:
⇒ MX = 11,6 ⇒ dX/H2 = 5,8
Xem thêm Bài tập & Câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 11 có đáp án khác:
- 16 câu trắc nghiệm Andehit có đáp án
- 16 câu trắc nghiệm Axit cacboxylic có đáp án
- 15 câu trắc nghiệm Andehit, Axit cacboxylic có đáp án
- 5 câu trắc nghiệm Tính chất của andehit và axit cacboxylic có đáp án
- Bài tập trắc nghiệm Ôn tập Hóa học 11 Học kì 2 có đáp án
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều