Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 19 có đáp án Kết nối tri thức



Với bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 19 có đáp án sách mới Kết nối tri thức đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 19. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.




Lưu trữ: Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 19 Luyện tập: Phản ứng oxi hóa - khử (sách cũ)

Bài 1: Hòa tan hoàn toàn x mol CuFeS2 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư) sinh ra y mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biểu thức liên hệ giữa x và y là

A. y = 17x

B. x = 15y

C. x = 17y

D. y = 15x

Đáp án: A

(CuFeS2)0 (x) → Cu+2 + Fe+3 + 2S+6 + 17e (17x mol)

N+5 + 1e (y) → N+4 (y mol)

Bảo toàn e ⇒ 17x = y

Bài 2: Cho từng chất: C, Fe, BaCl2, Fe3O4, Fe2O3, FeCO3, Al2O3, H2S, HI, HCl, AgNO3, Na2SO3 lần lượt phản ứng với H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là

A. 5    B. 6    C. 7    D. 9

Đáp án: B

Bài 3: Cho dãy các chất: HCl, SO2, F2, Fe2+, Al, Cl2. Số phân tử và ion trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là

A. 3    B. 4    C. 5    D. 6

Đáp án: B

Bài 4: Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe vào dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Cũng cho m gam hỗn hợp X trên vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, thoát ra 20,16 lít khí SO2 (đktc). Giá trị của m là

A. 41,6    B. 54,4    C. 48,0    D. 46,4

Đáp án: A

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O

m = 0,4. 56 + 0,3. 64 = 41,6(g)

Bài 5: Hòa tan 0,9 gam một kim loại M (hóa trị không đổi) vào dung dịch HNO3 dư, thu được 0,28 lít (đktc) khí N2O duy nhất. Kim loại M là

A. Mg      B. Zn

C. Al      D. Ag

Đáp án: C

gọi hóa trị của kim loại là n

M → M+n + ne

2N+5 + 8e (0,1) → 2N+1 (0,0125 mol) (N2O)

Bảo toàn e ⇒ nM = 0,1/n

mM = 0,1/n. M = 0,9 ⇒ M = 9n

M = 27 (n = 3) ⇒ M là Al

Bài 6: Cho m gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 dư, thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,75. Giá trị của m là

A. 15,3      B. 8,1

C. 9,0      D. 10,8

Đáp án: A

nX = 0,4 mol;

Sử dụng sơ đồ đường chéo ⇒ nNO = 0,3 mol; nN2O = 0,1 mol

Nhường e: Al → Al+3 + 3e

Nhận e: N+5 + 3e → N+2

2N+5 + 8e → 2N+1 (N2O)

Bảo toàn e: ne nhường = ne nhận = 3nNO + 8nN2O = 1,7 mol

⇒ 3nAl = 1,7 ⇒ nAl = 17/30 ⇒ m = 15,3g

Bài 7: Khi cho 9,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch H2SO4 thì có 49 gam H2SO4 tham gia phản ứng, tạo ra một sản phẩm khử X. Chất X là

A. SO2      B. S

C. H2      D. H2S

Đáp án: D

nMg = 0,4 mol; nH2SO4 = 0,5 mol

nSO42- (trong muối) = nMgSO4 = nMg = 0,4

⇒ S+6 bị khử = 0,5 – 0,4 = 0,1 mol

ne nhường = ne nhận = 2 nMg = 0,8 mol = 8 nS+6 bị khử

⇒ S+6 + 8e → S-2 ⇒ Sản phẩm khử là H2S

Bài 8: Hòa tan m gam Fe trong HNO3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. Giá trị của m là

A. 0,56      B. 1,12

C. 2,24      D. 1,68

Đáp án: D

Sử dụng định luật bảo toàn e:

⇒ nFe = 1/3(nNO2 + 3nNO) = 0,03 mol ⇒ m = 0,03. 56 = 1,68g

Bài 9: Cho 1,15 gam X gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3, thu được 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2 (không có sản phẩm khử nào khác). Khối lượng muối thu được là

A. 5,69 gam      B. 4,45 gam

C. 4,25 gam      D. 5,49 gam

Đáp án: D

Muối thu được Cu(NO3)2; Mg(NO3)2; Al(NO3)3

nNO3- (trong muối) = 2nCu + 2nMg + 3nAl = ne cho

ne nhận = ne cho = 3nNO + nNO2 = 0,07 mol

mmuối = mKL + NO3- = 1,15 + 0,07. 62 = 5,49g

Bài 10: Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn vào dung dich HCl dư, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Cũng cho m gam hỗn hợp X trên phản ứng hoàn toàn với V lít khí O2 (đktc) tạo thành hỗn hợp các oxit. Giá trị của V là

A. 2,24      B. 4,48

C. 3,36      D. 2,80

Đáp án:

Khi pư với HCl ⇒ ne cho = 2nH2 = 0,4 mol

⇒ Khi phản ứng với oxi: nO2 = 1/4ne cho = 0,1

⇒ V = 2,24l

Bài 11: Cho phản ứng sau: Na2SO3 + KMnO4 + X → Na2SO4 + MnO2 + KOH.

Chất X là

A. H2SO4    B. HCl    C. NaOH    D. H2O

Đáp án: D

Bài 12: Cho phản ứng sau:

NaNO2 + K2Cr2O7 + X → NaNO3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O.

Chất X là

A. Na2SO4    B. H2SO4    C. K2SO4    D. KOH

Đáp án: B

Bài 13: Cho phản ứng: M2Ox + HNO3 → M(NO3)3 + ___

Khi x nhận giá trị nào sau đây thì phản ứng trên không thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử?

A. 1    B. 2    C. 3    D. 4

Đáp án: C

Bài 14: Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất bị oxi hóa là

A. chất nhận electron.

B. chất nhường electron.

C. chất làm giảm số oxi hóa.

D. chất không thay đổi số oxi hóa.

Đáp án: B

Bài 15: Phản ứng nào sau đây là phản ứng tự oxi hóa, tự khử?

A. NH4NO3 → N2O + 2H2O

B. 4Al(NO3)3 → 2Al2O3 + 12NO2 + 3O2

C. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

D. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

Đáp án: C

Bài 16: Cho phương trình hóa học: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O.

(Biết tỉ lệ thể tích N2O : NO =1 : 3)

Sau cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3

A. 66    B. 60    C. 51    D. 63

Đáp án: A

Xem thêm Bài tập & Câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 10 có lời giải hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học