Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 3 năm 2024 (có đáp án)
- Lý thuyết GDCD 11 Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (phần 1)
- Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (phần 2)
- Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 3 (mức độ Vận dụng thấp)
- Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 3 (mức độ Vận dụng cao)
Để giúp học sinh lớp 11 có thêm tài liệu ôn trắc nghiệm Giáo dục công dân 11 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 3 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
Câu 1: Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động
A. Xã hội cần thiết.
B. Cá biệt của người sản xuất.
C. Tối thiểu của xã hội.
D. Trung bình của xã hội.
Đáp án:
Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Trong sản xuất, người sản xuất phải đảm bảo thời gian lao động cá biệt để sản xuất từng hàng hóa như thế nào với thời gian lao động xã hội cần thiết?
A. Bằng nhau.
B. Lớn hơn.
C. Phù hợp.
D. Tương đương.
Đáp án:
Trong sản xuất: người sản xuất phải đảm bảo thời gian lao động cá biệt để sản xuất từng hàng hóa phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Trong quá trình sản xuất, người A có thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết, khi đó, người A sẽ
A. Thu được lợi nhuận.
B. Thu lợi nhuận cao.
C. Hòa vốn.
D. Lỗ vốn.
Đáp án:
Khi người lao động có giá trị lao động cá biệt lớn hơn giá trị lao động xã hội cần thiết sẽ vi phạm yêu cầu của quy luật giá trị và sẽ bị lỗ vốn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Trong lưu thông: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc
A. Tôn trọng lẫn nhau.
B. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.
C. Ngang giá.
D. Phù hợp nhu cầu của nhau.
Đáp án:
Trong lưu thông: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Trên thị trường, bao giờ giá cả hàng hóa cũng vận động xoay quanh trục
A. Giá trị lao động cá biệt.
B. Giá trị của hàng hóa.
C. Nhu cầu của người tiêu dùng.
D. Giá trị sử dụng của hàng hóa.
Đáp án:
Trên thị trường, bao giờ giá cả hàng hóa cũng vận động xoay quanh trục giá trị hàng hóa hay xoay quanh trục thời gian lao động xã hội cần thiết.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải như thế nào so với tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất?
A. Lớn hơn.
B. Nhỏ hơn.
C. Bằng nhau.
D. Không liên quan.
Đáp án:
Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Nội dung nào sau đây không phải là tác động của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
C. Phân hóa giàu – nghèo.
D. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Đáp án:
Tác động của quy luật giá trị là: điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa, kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên, phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận cần tránh
A. Giảm năng suất lao động.
B. Cải tiến kĩ thuật.
C. Nâng cao tay nghề người lao động.
D. Thực hành tiết kiệm.
Đáp án:
Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao tay nghề của người lao động, hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm…làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa → làm cho kĩ thuật, lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội được nâng cao.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Đối với quy luật giá trị, sự phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất là một trong những mặt
A. Thuận lợi.
B. Khó khăn.
C. Quan trọng.
D. Hạn chế.
Đáp án:
Đối với quy luật giá trị, sự phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất là một trong những mặt hạn chế cần được tính đến khi vận dụng nó ở nước ta hiện nay.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Nguyên nhân dẫn đến việc phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất là do điều kiện sản xuất của từng người là
A. Như nhau.
B. Khác nhau.
C. Giống nhau.
D. Bằng nhau.
Đáp án:
Nguyên nhân dẫn đến việc phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất là do điều kiện sản xuất của từng người là khác nhau.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Khi năng suất lao động tăng mà giá cả hàng hóa đó trên thị trường không đổi thì lợi nhuận sẽ
A. Tăng lên
B. Không đổi.
C. Giảm xuống.
D. Ổn định.
Đáp án:
Nếu giá cả không đổi, khi năng suất lao động tăng, người sản xuất sẽ được tăng lợi nhuận.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Ba cửa hàng bánh sinh nhật là A, B và C có chất lượng, mẫu mã tương đương nhau. Cửa hàng A làm 1 chiếc bánh mất 3h, cửa hàng B làm 1 chiếc bánh mất 5h, cửa hàng C làm 1 chiếc bánh mất 7h. Trong khi đó, thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra 01 chiếc bánh là 5h. Vậy, nhà sản xuất nào sẽ thu được lợi nhuận?
A. Cả ba nhà sản xuất A, B và C.
B. Nhà sản xuất A.
C. Nhà sản xuất A và B.
D. Nhà sản xuất B và C.
Đáp án:
Cửa hàng A và B có thời gian lao động cá biệt phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết, là phù hợp với quy luật giá trị nên sẽ thu được lợi nhuận.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Anh X mở một xưởng sản xuất giày da. Để có thể thu được nhiều lợi nhuận, anh X nên làm gì?
A. Giảm chất lượng hàng hóa.
B. Tập trung đẩy mạnh quảng cáo
C. Sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu.
D. Tăng năng suất lao động.
Đáp án:
Để thu được nhiều lợi nhuận, anh X nên sử dụng các biện pháp khác nhau để tăng năng suất lao động, từ đó giảm thời gian lao động cá biệt, phù hợp với quy luật giá trị.
Đáp án cần chọn là: D
Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 11 chọn lọc, có đáp án khác:
- Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 5 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 7 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 8 năm 2024 (có đáp án)
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều