Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4 có đáp án (mức độ Vận dụng cao)



Câu 1: Vào đầu năm 2016, Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa trong quá trình sản xuất đã xả chất thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lí nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho công ty. Thải chất thải ra biển có hàm lượng chất độc vượt quá nồng độ cho phép tác động đến cuộc sống của hơn 200 ngàn người dân, trong đó có 41 ngàn ngư dân. Việc làm của công ty Formosa là biểu hiện nội dung nào dưới đây của cạnh tranh?

A. Nguyên nhân của cạnh tranh.

B. Mục đích của cạnh tranh.

C. Mặt tích cực của cạnh tranh.

D. Mặt hạn chế của cạnh tranh.

Đáp án: D

Câu 2: Anh A là chủ sản xuất và kinh doanh mặt hàng giày da đang bán rất chạy trên thị trường, trong xã hội lại có rất nhiều người cùng tham gia kinh doanh mặt hàng đó. Vì vậy anh A đã chọn cách hạ giá thành sản phẩm, quảng bá thương hiệu, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm... để chiến thắng trong cạnh tranh. Vậy anh A đã sử dụng

A. cạnh tranh không lành mạnh

B. chiêu thức tranh giành thị trường

C. cạnh tranh lành mạnh

D. mặt hạn chế của cạnh tranh

Đáp án: C

Câu 3: Vì cửa hang bán đồ gia dụng của mình khách ít trong khi cửa hàng kinh doanh cùng mặt hàng đối diện của nhà anh H khách lại rất đông nên anh K đã thuê A và M ngày nào cũng quậy phá quán của anh H. Trong trường hợp này ai đã vi phạm pháp luật cạnh tranh lành mạnh?

A. K, C và M

B. K, H và C

C. K, A và M

D. C, K, A và M

Đáp án: C

Câu 4: Thấy cửa hàng bán quần áo may sẵn của Nam ít khách nên Minh đã gợi ý đăng tải lên face book để quảng cáo. Phương giúp Nam chia sẻ bài viết cho nhiều người khác. Anh Khánh cũng buôn bán quần áo trên mạng face book nên đã nói xấu Nam trên face book. Trong trường hợp này, người nào sau đây đã cạnh tranh không lành mạnh?

A. Nam và Minh.

B. Nam, Minh và Phương.

C. Nam và Khánh.

D. Khánh.

Đáp án: A

Câu 5: Thị trường ô tô trong tháng 6 đầu năm 2019 chứng kiến sự cạnh tranh mạnh mẽ của các hãng ô tô trong nước, kéo theo đó là đà giảm giá có lợi cho người tiêu dùng. Dự kiến sẽ còn nhiều cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn giữa các "ông lớn" ô tô, ở nhiều dòng xe. Qua đó em thấy cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự ganh đua về kinh tế

A. trong các ngành sản xuất khác nhau.

B. giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành hàng .

C. của các tập đoàn kinh tế lớn.

D. của các đơn vị sản xuất trong nước.

Đáp án: B

Câu 6: Tại Việt Nam các công ty sản xuất nước mắm cạnh tranh với nhau rất gay gắt. Việc cạnh tranh đó sảy ra nhằm đạt mục đích nào sau đây?

A. Giành hợp đồng k.tế, các đơn đặt hàng

B. Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực SX khác

C.Giành ưu thế về khoa học công nghệ

D. Giành nhiều lợi nhuận nhất về mình

Đáp án: D

Câu 7: Công ty A sản xuất sữa bột bị Công ty B làm giả sản phẩm gây thiệt hại lớn về doanh thu cho Công ty A. Trên cơ sở pháp luật, Công ty A đã khởi kiện Công ty B về hành vi này. Trong trường hợp này cho thấy, pháp luật có vai trò nào dưới đây đối với công dân?

A. Bảo vệ mọi quyền lợi của công dân.

B. Bảo vệ uy tín công dân.

C. Bảo vệ danh dự cho công dân.

D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Đáp án: D

Câu 8: Có ba nhà sản xuất M, N và Q cùng sản xuất một hàng hóa có chất lượng như nhua nhưng thời gian lao động cá biệt khác nhau: nhà sản xuất M mất 6 giờ, nhà sản xuất N mất 4 giờ, nhà sản xuất Q mất 8 giờ. Trong khi đó, thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra mặt hàng này là 6 giờ. Vậy, nhà sản xuất nào dưới đây sẽ thu được lợi nhuận?

A. Nhà sản xuất M và N.

B. Nhà sản xuất M.

C. Nhà sản xuất N.

D. Cả ba nhà sản xuất M, N và Q.

Đáp án: A

Câu 9: Hành vi nào dưới đây của chủ thể kinh tế Q không được phép làm khi mở cửa hàng tạp hóa kinh doanh tại nơi đã có nhiều cửa hàng bán mặt hàng này?

A. Tìm mối nhập hàng không rõ nguồn gốc có thể bán với giá thấp hơn.

B. Có những chương trình khuyến mại hấp dẫn thu hút khách hàng.

C. Đảm bảo chất lượng các mặt hàng và phục vụ khách hàng chu đáo.

D. Đăng bài quảng cáo mặt hàng của cửa hàng mình trên các trang mạng.

Đáp án: A

Câu 10: Chị N và chị C cùng có xưởng sản xuất bánh ngọt trên phố huyện, Xưởng sản xuất của chị N thu được lợi nhuận cao, trong khi xưởng sản xuất của anh C có nguy cơ bị thua lỗ. Theo em anh C nên sử dụng cách nào dưới đây để khắc phục khó khăn trong sản xuất của mình?

A. Chuyển sang sản xuất, kinh doanh mặt hàng khác.

B. Nói với mọi người rằng sản phẩm của chị N sử dụng chất độc hại.

C. Tìm mọi cách làm mất uy tín về sản phẩm của xưởng chị N.

D. Tăng hàm lượng chất phụ gia trong bánh ngọt và bán rẻ hơn.

Đáp án: A

Câu 11: Xí nghiệp X và xí nghiệp Y cùng sản xuất một loại hàng hóa trên địa bàn huyện Z. Để giảm chi phí và thu lợi nhuận cao, xí nghiệp X đã xả trực tiếp chất thải chưa qua xử lí xuống con sông chảy qua huyện. Nếu là người đang làm việc tại xí nghiệp Y, biết việc làm này em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?

A. Chụp ảnh và đăng lên mạng xã hội.

B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình

C. Tập hợp dân địa phương đến xí nghiệp X đòi bồi thường.

D. Báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền ở địa phương biết.

Đáp án: D

Câu 12: Tại chợ Đông Ba có nhiều người cùng bán 1 mặt hàng giống nhau là vải áo dài, tất yếu giữa họ phải cạnh tranh với nhau để giành khách hàng và theo đó giành nhiều lợi nhuận hơn người khác. Muốn vậy họ phải tìm cách nâng cao chất lượng hàng hóa, thái độ phục vụ, địa điểm thuận lợi, giá thấp hơn những người bán khác để thu hút khách. Đây là loại hình cạnh tranh

A. giữa người bán với nhau.

B. giữa người mua với nhau.

C. trong nước với nước ngoài.

D. Giữa các ngành.

Đáp án: A

Câu 13: Tại một thời điểm trong phiên đấu giá về chiếc võng xếp có thể chứa được 30 người do công ty võng xếp Duy Lợi sản xuất. Đến phiên đấu giá người tham gia mua rất đông nhưng chỉ có một chiếc võng duy nhất. Nên cuối cùng khu du lịch Đầm Sen đã trả giá cao nhất và sở hữu chiếc võng kỷ lục ấy. Đây là loại hình cạnh tranh

A. giữa người bán với nhau.

B. giữa người mua với nhau.

C. trong nước với nước ngoài.

D. Giữa các ngành.

Đáp án: B

Câu 14: Việt Nam là một trong những nước tham gia xuất khẩu café trên thị trường thế giới. Và tất yếu chúng ta phải canh tranh với 1 số chủ thể kinh tế khác về xuất khẩu café như Ấn Độ, Trung Quốc, Braxin, ... Đây là loại hình cạnh tranh

A. giữa các chủ thể kinh tế.

B. giữa người mua với nhau.

C. trong nước với nước ngoài.

D. Giữa các ngành.

Đáp án: C

Câu 15: Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2019, Công ty Honda Việt Nam (HVN) giới thiệu phiên bản hoàn toàn mới Air Blade 150cc/125cc. Air Blade được sản xuất trên dây truyền hiện đại nhất hiện nay, sở hữu khối động cơ mạnh mẽ vượt trội, tích hợp nhiều tiện ích cao cấp, hệ thống khóa thông minh Honda SMART Key: được đánh giá là một trong những công nghệ tiên tiến nhất trên xe máy hiện nay tại Việt Nam. Thông tin này cho em thấy đặc điểm nào sau đây trong mặt tích cực của cạnh tranh?

A. Kích thích lực lượng sản xuất, khoa hoc - kỷ thuật phát triển

B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước vào việc phát triển kinh tế.

C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

D. Góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Đáp án: A

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm GDCD 11 có đáp án, hay khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học