Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 42 có đáp án hay nhất



Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững

Với câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm, củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa lí lớp 10.

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững

Câu 1: Thử thách lớn nhất của loài người trong quá trình phát triển hiện nay là

A. Xung đột chính trị xảy ra khắp nơi.

B. Nhiều tài nguyên đang bị cạn kiệt, trong khi sản xuất xã hội không ngừng được mở rộng.

C. Bệnh dịch, nạn thiếu lương thực ngày càng tăng.

D. Ô nhiễm môi trường nước và không khí ngày càng tăng.

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/161 địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Sự hạn chế của các nguồn tài nguyên thể hiện rõ nhất ở tài nguyên

A. Khí hậu.   B. Đất.   C. Khoáng sản.   D. Nước.

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/161 địa lí 10 cơ bản.

Câu 3: Mục tiêu của phát triển bền vững là đảm bảo cho con người có

A. Đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, môi trường sống lanh mạnh.

B. Đời sống vật chát, tinh thần ngày càng đầy đủ.

C. Sức khỏe và tuổi thọ ngày càng cao.

D. Môi trường sống an toàn, mở rộng.

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/161 địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở Việt Nam ?

A. Con người là trung tâm của sự phát triển bền vững.

B. Phát triển song hành với đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng.

C. Quá trình phát triển phải đảm bảo một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.

D. Giảm thiểu phát thải các chất khí vào môi trường thông qua việc giảm bớt sản xuất công nghiệp.

Đáp án: D

Giải thích: Một số nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở Việt Nam là:

- Con người luôn là trung tâm của sự phát triển bền vững.

- Phát triển kinh tế - xã hội song hành với đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng.

- Quá trình phát triển phải đảm bảo một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.

Câu 5: Hội nghị nào thể hiện sự nỗ lực chung của thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường ?

A. Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất.

B. Hội nghị các nước ASEAN.

C. Hội nghị Cộng đồng Pháp ngữ.

D. Hội nghị Thượng đỉnh G20.

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/162 địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Những vấn đề môi trường của các nước phát triển chủ yếu gắn với những tác động môi trường do sự

A. Phát triển du lịch.

B. Phát triển nông nghiệp.

C. Phát triển công nghiệp.

D. Phát triển ngoại thương.

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/162 địa lí 10 cơ bản.

Câu 7: Các trung tâm phát tán khí thải lớn nhất của thế giới là

A. Các nước EU, Nhật Bản, Hoa Kì.

B. Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc.

C. Các nước ở Mĩ La tinh, châu Phi.

D. Các nước ở châu Á, châu Phi, Mĩ La tinh.

Đáp án: A

Giải thích: Mục II, SGK/162 địa lí 10 cơ bản.

Câu 8: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng ?

A. Nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo.

B. Thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu cán bộ khoa học kĩ thuật.

C. Hậu quả chiến tranh và xung đột triền miên.

D. Gánh nặng nợ nước ngoài, sức ép dân số, bùng nổ dân số, nạn đói.

Đáp án: A

Giải thích: Mục III, SGK/162 - 163 địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Nguyên nhân làm cho môi trường ở các nước đang phát triển thêm phức tạp là

A. Bùng nổ dân số trong nhiều năm.

B. Chậm phát triển về kinh tế - xã hội.

C. Chiến tranh và xung đột triền miên.

D. Nhiều công ti xuyên quốc gia dã chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước, đang phát triển.

Đáp án: D

Giải thích: Mục III, SGK/162 - 163 địa lí 10 cơ bản.

Câu 10: Nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ ở các nước Tây Á, nhiều nước châu Phi và Mĩ La Tinh là

A. Gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ.

B. Sản phẩm cây công nghiệp chế biến từ gỗ.

C. Khoáng sản thô và đã qua chế biến.

D. Các sản phẩm từ ngành chăn nuôi.

Đáp án: C

Giải thích: Mục III, SGK/162 - 163 địa lí 10 cơ bản.

Câu 11: Ý nào dưới đây là nguyên nhân làm cho diện tích đất trồng, đồi núi trọc tăng nhanh và thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa ở các nước đang phát triển ?

A. Đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng rừng.

B. Đốt nương làm rẫy,phá rừng để lấy gỗ,củi,mở rộng diện tích canh tác và đồng cỏ.

C. Phát triển du lịch sinh thái.

D. Phát triển công nghiệp và đô thị.

Đáp án: B

Giải thích: Mục III, SGK/162 - 163 địa lí 10 cơ bản.

Câu 12. Các trung tâm nào dưới đây phát tán khí thải lớn nhất của thế giới hiện nay?

A. Các nước EU, Nhật Bản, Hoa Kì.

B. Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc.

C. Các nước ở Mĩ La tinh, châu Phi.

D. Các nước ở châu Á, châu Phi, Mĩ La tinh.

Đáp án A.

Giải thích: Các trung tâm phát tán khí thải lớn nhất của thế giới là các nước EU, Nhật Bản, Hoa Kì, Trung Quốc.

Câu 13. Biện pháp nào dưới đây là quan trọng nhất tránh nguy cơ cạn kiệt tài nguyên khoáng sản?

A. Sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên khoáng sản.

B. Sản xuất các vật liệu thay thế, vật liệu tổng hợp.

C. Ngừng khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản.

D. Khai thác đi đôi với bảo vệ và sử dụng hợp lí.

Đáp án D.

Giải thích: Biện pháp quan trọng nhất để tránh nguy cơ cạn kiệt của tài nguyên khoáng sản là khai thác đi đôi với bảo vệ và sử dụng hợp lí.

Câu 14. Diện tích rừng bị suy giảm do khai thác quá mức hiện nay ở các quốc gia nào dưới đây?

A. Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia.

B. Liên Bang Nga, Hoa Kỳ, Braxin.

C. Braxin, Công Gô, Indonesia.

D. Hoa Kỳ, Braxin, Ấn Độ.

Đáp án B.

Giải thích: Diện tích rừng bị suy giảm do khai thác quá mức hiện nay ở các nước Liên Bang Nga, Hoa Kỳ và Braxin.

Câu 15. Vì sao hiện tượng thủng tầng ô-zôn ngày càng nghiêm trọng?

A. Khói, bụi nhà máy.

B. Chất thải sinh hoạt của con người.

C. Chất thải khí CO2, CFC.

D. Hiệu ứng nhà kính.

Đáp án C.

Giải thích: Nguyên nhân hiện tượng thủng tầng ô-zôn ngày càng nghiêm trọng là do chất thải khí CO2, CFC ngày càng nhiều từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải,…

Câu 16. Sự khác biệt của vấn đề môi trường của các nước phát triển so với nước đang phát triển là do

A. Hoạt động nông nghiệp.

B. Hoạt động công nghiệp.

C. Nghiên cứu khoa học

D. Hậu quả của chiến tranh

Đáp án B.

Giải thích:

- Các nước phát triển có hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp: Sự phát triển công nghiệp, đô thị hóa nhanh đã làm tăng lượng khí phát thải ra môi trường, gây nên các hiện tượng hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ô dôn, ô nhiễm không khí; ngoài ra nước thải công nghiệp có chứa hàm lượng chất hóa học không cho phép cũng gây ô nhiễm nước và đất. Các quốc gia xả thải lượng khí nhà kính lớn nhất là Hoa Kì, EU, Nhật Bản.

- Các nước đang phát triển, bên cạnh các nhà máy công nghiệp có công nghệ lạc hậu xả thải lượng khí độc vào môi trường thì hoạt động sản xuất nông nghiệp với trình độ thấp cũng gây nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường. Cụ thể:

+ Việc đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng lấy củi,lấy lâm sản xuất khẩu, mở rộng diện tích canh tác,... dẫn tới rừng bị suy giảm về diện tích, chất lượng, thúc đẩy quá trình hoang hoá ở vùng nhiệt đới.

+ Nền nông nghiệp quảng canh, năng suất thấp làm gia tăng việc đốt rừng làm rẫy; việc phát quang rừng làm đồng cỏ, chăn thả gia súc quá mức thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa ở các vùng nhiệt đới khô hạn.

=> Như vậy, điểm khác nhau về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở 2 nhóm nước là:ô nhiễm môi trường ở các nước phát triển có liên quan đến hoạt động công nghiệp, ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển có liên quan đến cả hoạt động nông nghiệp.

Câu 17. Các nguồn tài nguyên đang bị cạn kiệt trong khi yêu cầu của sự phát triển không ngừng tăng lên. Đó là

A. thử thách lớn nhất của loài người trong quá trình phát triển hiện nay.

B. chỉ là thử thách nhỏ của loài người trong quá trình phát triển hiện nay.

C. khó khăn nhất định của loài người trong quá trình phát triển hiện nay.

D. điều kiện tốt để con người tạo ra nhiều thiết bị mới trong quá trình phát triển.

Đáp án A.

Giải thích: Các nguồn tài nguyên có hạn, đang bị cạn kiệt (khoáng sản, sinh vật) trong khi yêu cầu của sự phát triển không ngừng tăng lên => Đây là thử thách lớn nhất của loài người trong quá trình phát triển hiện nay.

Câu 18. Là học sinh, em có giải pháp thiết thực nào để góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu?

1. Đi bộ hay xe đạp khi di chuyển ở cự ly gần.

2. Hạn chế thải rác vì rác khi phân hủy sẽ tạo ra khí Mê-tan, gây hiệu ứng nhà kính.

3. Tham gia nhiệt tình phong trào trồng và chăm sóc cây xanh.

4. Đi xe máy tham gia giao thông, vận chuyển rác thải vào các thành phố, thị xã.

5. Vứt rác không đúng nơi quy định, thường xuyên không tắt điện trong lớp.

Có tất cả có bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?

A. 2.

B. 3.

C. 5.

D. 4.

Đáp án B.

Giải thích: Một số giải pháp thiết thực học sinh có thể làm để góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu là

- Đi bộ hay xe đạp khi di chuyển ở cự ly gần: vừa có lợi cho sức khỏe, vừa có lợi cho môi trường.

- Hạn chế thải rác vì rác khi phân hủy sẽ tạo ra khí Mê-tan, gây hiệu ứng nhà kính.

- Tham gia nhiệt tình phong trào trồng và chăm sóc cây xanh.

Câu 19. Vì sao môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người nhưng không phải là nguyên nhân quyết định sự phát triển của xã hội loài người?

A. Môi trường tự nhiên không cung cấp đầy đủ nhu cầu của con người.

B. Môi trường tự nhiên phát triển theo quy luật tự nhiên không phụ thuộc vào tác động của con người.

C. Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người.

D. Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra nhanh hơn sự phát triển của xã hội loài người.

Đáp án C.

Giải thích: Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người nhưng không phải là nguyên nhân quyết định sự phát triển của xã hội loài người vì sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người.

Câu 20. Tại sao diện tích rừng ở các nước đang phát triển ngày càng bị thu hẹp?

A. Khai thác gỗ.

B. Khai thác rừng bừa bãi.

C. Đô thị hoá.

D. Sự phát triển kinh tế - xã hội.

Đáp án B.

Giải thích: Diện tích rừng ở các nước đang phát triển ngày càng bị thu hẹp lại là do việc khai thác rừng bừa bãi, chưa có kế hoạch.

Câu 21. Nguyên nhân làm cho diện tích đất trồng, đồi núi trọc tăng nhanh và thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa ở các nước đang phát triển?

A. Đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng rừng.

B. Đốt nương làm rẫy, phá rừng để lấy gỗ.

C. Phát triển du lịch sinh thái.

D. Phát triển công nghiệp và đô thị.

Đáp án B.

Giải thích: Nguyên nhân làm cho diện tích đất trồng, đồi núi trọc tăng nhanh và thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa ở các nước đang phát triển là do đốt nương làm rẫy, phá rừng để lấy gỗ, củi, mở rộng diện tích canh tác và đồng cỏ.

Câu 22. Gia tăng dân số là vấn đề môi trường vì

1. Con người khai thác và sử dụng tài nguyên.

2. Con người gây ô nhiễm.

3. Con người làm thay đổi khí hậu.

4. Con người có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường.

5. Con người ngày càng thông minh.

Có tất cả có bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?

A. 2.

B. 5.

C. 3.

D. 4.

Đáp án C.

Giải thích: Gia tăng dân số là vấn đề môi trường vì:

- Con người khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên

- Con người có nhiều hoạt động gây ô nhiễm

- Con người đã trực tiếp hoặc giám tiếp làm thay đổi khí hậu

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án, hay khác:




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học