Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 33 (có đáp án): Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp (Phần 2)



Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 33 (có đáp án): Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp (Phần 2)

Với câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp (phần 2) có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm, củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa lí lớp 10.

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Câu 1: Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, bao gồm

A. Các khu công nghiệp, vùng công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

B. khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ

C. khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp không mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

D. Các khu công nghiệp, vùng công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp không có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/131, địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Vùng công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có đặc điểm nào dưới đây?

A. Đơn giản nhất, quy mô lớn nhất.

B. Phức tạp nhất, trình độ cao nhất.

C. Diện tích lớn nhất, nhiều ngành nhất.

D. Trình độ cao nhất, quy mô lớn nhất.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/131, địa lí 10 cơ bản.

Câu 3. Sự tập hợp của nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp là đặc điểm của

A. Điểm công nghiệp.

B. Khu công nghiệp tập trung.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Vùng công nghiệp.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/131, địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Khu công nghiệp tập trung có đặc điểm nào dưới đây?

A. Gắn với đô thị vừa và lớn.

B. Có ranh giới địa lí xác định.

C. Gồm 1 đến 2 xí nghiệp.

D. Có ngành công nghiệp chủ đạo.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/131, địa lí 10 cơ bản.

Câu 5. Trung tâm công nghiệp thường là

A. Các thành phố vừa và lớn.

B. Các vùng lãnh thổ rộng lớn.

C. Các thành phố nhỏ.

D. Tổ chức ở trình độ thấp.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/131, địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Gồm 1 – 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư là đặc điểm nổi bật của

A. Vùng công nghiệp.

B. Điểm công nghiệp.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Khu công nghiệp tập trung.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/131, địa lí 10 cơ bản.

Câu 7. Hình thức cơ bản nhất để tiến hành hoạt động công nghiệp là:

A. Điểm công nghiệp.

B. Xí nghiệp công nghiệp.

C. Khu công nghiệp.

D. Trung tâm công nghiệp.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/131, địa lí 10 cơ bản.

Câu 8: Điểm công nghiệp có đặc điểm nào dưới đây?

A. Gồm nhiều xí nghiệp tập trung, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư.

B. Gồm 1 – 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố cách xa vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư.

C. Gồm 1 – 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư.

D. Gồm 1 – 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và không bao gồm điểm dân cư.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/131, địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Ý nào sau đây là đặc điểm của vùng công nghiệp?

A. Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi.

B. Có các xí nghiệp hạt nhân(thể hiện hướng chuyên môn hóa).

C. Có các xí nghiệp phục vụ, bổ trợ.

D. Có các ngành phục vụ, bổ trợ.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/131, địa lí 10 cơ bản.

Câu 10. “Khu công nghiệp tập trung” còn có tên gọi khác là

A. Điểm công nghiệp.

B. Trung tâm công nghiệp.

C. Khu chế xuất.

D. Vùng công nghiệp.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/131, địa lí 10 cơ bản.

Câu 11: Vùng công nghiệp không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Gắn với đô thị vừa và lớn.

B. Là vùng lãnh thổ rộng lớn.

C. Có các ngành phục vụ, bổ trợ.

D. Có ngành công nghiệp chủ đạo.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/131, địa lí 10 cơ bản.

Câu 12: “Sản xuất các sản phẩm vừa để phục vụ tiêu dùng trong nước, vừa để xuất khẩu”, đây là đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào?

A. Điểm công nghiệp.

B. Khu công nghiệp.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Vùng công nghiệp.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/131, địa lí 10 cơ bản.

Câu 13. Có ranh giới địa lí xác định là một trong những đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào?

A. Điểm công nghiệp.

B. Khu công nghiệp tập trung.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Vùng công nghiệp.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/131, địa lí 10 cơ bản.

Câu 14: Khu công nghiệp có đặc điểm nào dưới đây?

A. Chỉ sản xuất các sản phẩm, hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước.

B. Chỉ sản xuất các sản phẩm, hàng hóa phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

C. Sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu công nhân trong khu công nghiệp đó.

D. Sản xuất các sản phẩm vừa để phục vụ tiêu dùng trong nước, vừa để xuất khẩu.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/131, địa lí 10 cơ bản.

Câu 15. Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa, đó là đặc điểm nổi bật của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào dưới đây?

A. Vùng công nghiệp.

B. Điểm công nghiệp.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Khu công nghiệp tập trung.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/131, địa lí 10 cơ bản.

Câu 16: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của điểm công nghiệp?

A. Chỉ bao gồm 1 – 2 xí nghiệp riêng lẻ.

B. Phân bố gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu hoặc trung tâm tiêu thụ.

C. Giữa các xí nghiệp không có mối liên hệ về sản xuất.

D. Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.

Đáp án D.

Giải thích: Đặc điểm của điểm công nghiệp là: Gồm 1 đến 2 xí nghiệp; Phân bố gần nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ; Giữa các xí nghiệp không có mối liên hệ với nhau. Nhận xét D không phải là đặc điểm của điểm công nghiệp.

Câu 17. Để phân bố các ngành công nghiệp hợp lí và mang lại hiệu quả kinh tế cao thì phải dựa vào đặc điểm nào dưới đây?

A. Đặc điểm của ngành công nghiệp đó.

B. Ngành năng lượng.

C. Ngành nông – lâm – thủy sản.

D. Khai thác, vì không có ngành này thì không có vật tư.

Đáp án A.

Giải thích: Để phân bố các ngành công nghiệp hợp lí và mang lại hiệu quả kinh tế cao thì phải dựa vào đặc điểm của ngành công nghiệp đó.

Câu 18. Các trung tâm công nghiệp thường được phân bố ở gần cảng biển, cảng sông, đầu mối giao thông thể hiện sự ảnh hưởng của nhân tố nào dưới đây?

A. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

B. Vị trí địa lý.

C. Cơ sở vật chất, hạ tầng.

D. Chính sách của nhà nước

Đáp án B.

Giải thích: Các trung tâm công nghiệp thường được phân bố ở gần cảng biển, cảng sông, đầu mối giao thông thể hiện sự ảnh hưởng của nhân tố vị trí địa lý.

Câu 19. Tứ giác công nghiệp ở miền Đông Nam Bộ gồm Biên Hoà, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu được gọi là:

A. Điểm công nghiệp.

B. Khu công nghiệp.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Vùng công nghiệp.

Đáp án D.

Giải thích: Tứ giác công nghiệp ở miền Đông Nam Bộ gồm Biên Hoà, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu được gọi là vùng công nghiệp.

Câu 20. Đã Nẵng, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh là hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

A. Điểm công nghiệp.

B. Khu công nghiệp.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Vùng công nghiệp.

Đáp án C.

Giải thích: Đã Nẵng, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo hình thức trung tâm công nghiệp.

Câu 21: Điểm công nghiệp không có đặc điểm nào sau đây?

A. Đồng nhất với một điểm dân cư.

B. Phân bố gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu hoặc trung tâm tiêu thụ.

C. Có các ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.

D. Giữa các xí nghiệp không có mối liên hệ về sản xuất.

Chọn C.

Giải thích: Đặc điểm của điểm công nghiệp là:

- Gồm 1 đến 2 xí nghiệp.

- Phân bố gần nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ.

- Giữa các xí nghiệp không có mối liên hệ với nhau.

- Nhận xét C không phải là đặc điểm của điểm công nghiệp.

Câu 22: Về phương diện quy mô có thể xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn như sau

A. Điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.

B. Điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp.

C. Khu công nghiệp, điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp.

D. Vùng công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, điểm công nghiệp.

Đáp án A.

Giải thích:

- Điểm công nghiệp là hình thức tổ chức đơn giản nhất, trong đó có một hoặc hai xí nghiệp đơn lẻ, thường gắn với một điểm dân cư,phân bố gần vùng nguyên – nhiên liệu.

- Khu công nghiệp là khu vực đất đai có ranh giới rõ ràng (quy mô khoảng vài trăm ngàn ha), vị trí thuận lợi, có kết cấu hạ tầng tương đối tốt; gồm nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ với nhau, hỗ trợ nhau trong sản xuất.

- Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn, gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

- Vùng công nghiệp là hình thức cao nhất, quy mô rộng lớn nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ sản xuất và nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.

=> Như vậy, về phương diện quy mô có thể xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn như sau: Điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.

Câu 23: Về phương diện quy mô có thể xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ như sau:

A. Điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.

B. Điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp.

C. Khu công nghiệp, điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp.

D. Vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, điểm công nghiệp.

Đáp án D.

Giải thích:

- Điểm công nghiệp là hình thức tổ chức đơn giản nhất, trong đó có một hoặc hai xí nghiệp đơn lẻ, thường gắn với một điểm dân cư,phân bố gần vùng nguyên – nhiên liệu.

- Khu công nghiệp là khu vực đất đai có ranh giới rõ ràng (quy mô khoảng vài trăm ngàn ha), vị trí thuận lợi, có kết cấu hạ tầng tương đối tốt; gồm nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ với nhau, hỗ trợ nhau trong sản xuất.

- Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn, gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

- Vùng công nghiệp là hình thức cao nhất, quy mô rộng lớn nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ sản xuất và nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.

=> Như vậy, về phương diện quy mô có thể xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ như sau: Vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, điểm công nghiệp.

Câu 24: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung?

A. Có vị trí thuận lợi gần cảng biển, quốc lộ lớn.

B. Khu vực có ranh giới rõ ràng, vài trăm ha.

C. Có các ngành phục vụ và bổ trợ.

D. Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất.

Đáp án C.

Giải thích: Có các ngành phục vụ và bổ trợ là đặc điểm của vùng công nghiệp.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án, hay khác:




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học