Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 26 (có đáp án): Cơ cấu nền kinh tế (Phần 2)



Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 26 (có đáp án): Cơ cấu nền kinh tế (Phần 2)

Với câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế (phần 2) có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm, củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa lí lớp 10.

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế

Câu 1: Cơ cấu ngành kinh tế của các nước đang phát triển có đặc điểm là

A. Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp rất cao.

B. Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp có xu hướng tăng.

C. Tỉ trọng nông nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao mặc dù công nghiệp, dịch vụ đã tăng.

D. Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng giảm.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/101, địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nhất định được gọi là

A. nguồn lực.

B. nguồn nhân lực.

C. các điều kiện phát triển.

D. các nhân tố ảnh hưởng.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/100, địa lí 10 cơ bản.

Câu 3: Đặc diểm nào sau đây thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo khu vực của các nước phát triển?

A. Ngành nông - lâm - ngư nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn.

B. Tỉ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế tương đương nhau.

C. Ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao.

D. Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/101, địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Đặc diểm nào sau đây thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo khu vực của các nước đang phát triển?

A. Tỉ trọng nông nghiệp còn cao mặc dù tỉ trọng công nghiệp đã tăng.

B. Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng rất cao.

C. Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp có xu hướng tăng.

D. Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng giảm.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/101, địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Cơ cấu ngành kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là

A. Tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ cao.

B. Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp còn tương đối lớn.

C. Tỉ trọng các ngành tương đương nhau.

D. Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cao nhất.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/101, địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ các nguồn vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước khác ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước, được gọi là

A. Nguồn lực tự nhiên.

B. Nguồn lực xã hội.

C. Nguồn lực từ bên trong.

D. Nguồn lực từ bên ngoài.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/100, địa lí 10 cơ bản.

Câu 7: Cơ cấu kinh tế phân theo lãnh thổ là kết quả của

A. Sự phân hóa khí hậu, nguồn nước theo lãnh thổ.

B. Quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.

C. Khả năng thu hút vốn đầu tư theo lãnh thổ.

D. Sự phân bố tài nguyên theo lãnh thổ.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/101, địa lí 10 cơ bản.

Câu 8. Trong các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế, bộ phận nào có vai trò quan trọng nhất?

A. Cơ cấu kinh tế.

B. Cơ cấu thành phần kinh tế.

C. Cơ cấu lãnh thổ.

D. Các đặc khu, vùng kinh tế.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/101, địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Cơ cấu lãnh thổ là kết quả của

A. Sự phân hóa về điều kiện tự nhiên theo lãnh thổ.

B. Quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.

C. Khả năng thu hút vốn đầu tư theo lãnh thổ.

D. Sự phân bố dân cư theo lãnh thổ.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/101, địa lí 10 cơ bản.

Câu 10: Cơ sở để phân chia nguồn lực thành các nguồn lực bên trong và bên ngoài là

A. Nguồn gốc hình thành.

B. Tính chất tác động của nguồn lực.

C. Phạm vi lãnh thổ.

D. Chính sách và xu thế phát triển.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/101, địa lí 10 cơ bản.

Câu 11. Cơ cấu nền kinh tế không bao gồm các bộ phận nào dưới đây?

A. Nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp xây dựng, dịch vụ.

B. Khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

C. Cơ cấu quốc gia, vùng.

D. Khu kinh tế cửa khẩu, cảng biển và đặc khu kinh tế.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/101, địa lí 10 cơ bản.

Câu 12: Sự phân chia thành các nguồn lực bên trong và bên ngoài là dựa vào:

A. Nguồn gốc.

B. Tính chất tác động của nguồn lực.

C. Phạm vi lãnh thổ.

D. Chính sách và xu thế phát triển.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/101, địa lí 10 cơ bản.

Câu 13. Nguồn lực nào dưới đây được xác định là điều kiện cần cho quá trình sản xuất?

A. Vị trí địa lí.

B. Dân cư và nguồn lao động.

C. Tài nguyên thiên nhiên.

D. Đường lối chính sách.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/100, địa lí 10 cơ bản.

Câu 14. Nguồn lực nào dưới đây góp phần định hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia?

A. Tự nhiên.

B. Vị trí địa lí.

C. Thị trường.

D. Vốn.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/100, địa lí 10 cơ bản.

Câu 15. Cơ cấu ngành phản ánh đặc điểm nào dưới đây?

A. Trình độ phân công lao động xã hội và phát triển của lực lượng sản xuất.

B. Chế độ sở hữu kinh tế và quan hệ hợp tác.

C. Phân bố sản xuất và chế độ sở hữu kinh tế.

D. Quan hệ hợp tác, phân bố sản xuất và các thành phần kinh tế.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/101, địa lí 10 cơ bản.

Câu 16. Vai trò của nguồn lao động với việc phát triển kinh tế được thể hiện ở khía cạnh nào dưới đây?

A. Là yếu tố đầu vào của hoạt động kinh tế, góp phần tạo ra sản phẩm.

B. Tham gia tạo cầu cho nền kinh tế.

C. Là thị trường tiêu thụ.

D. Là người sản xuất tạo ra sản phẩm.

Đáp án A.

Giải thích: Vai trò của nguồn lao động với việc phát triển kinh tế được thể hiện ở khía cạnh là yếu tố đầu vào của hoạt động kinh tế, góp phần tạo ra sản phẩm.

Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây đúng với cơ cấu ngành kinh tế?

A. Ổn định về tỉ trọng giữa các ngành.

B. Thay đổi phù hợp với trình độ phát triển sản xuất.

C. Giống nhau giữa các nước, nhóm nước.

D. Không phản ánh được trình độ phát triển của các quốc gia.

Đáp án B.

Giải thích:

- Cơ cấu ngành kinh tế giữa các nhóm nước có sự thay đổi:

+ Các nước đang phát triển: Tỉ trọng nông nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao mặc dù công nghiệp, dịch vụ đã tăng.

+ Các nước đang phát triển: Tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ cao.

=> Nhận xét A: cơ cấu ngành kinh tế ổn định về tỉ trọng giữa các ngành không đúng.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành là quá trình thay đổi tích cực, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia. Ví dụ ở Việt Nam quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế => Nhận xét B đúng.

- Cơ cấu ngành kinh tế có sự khác nhau giữa các nước trên thế giới:

+ Các nước phát triển: dịch vụ, công nghiệp chiếm tỉ lệ cao.

+ Các nước đang phát triển: nông nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao mặc dù công nghiệp, dịch vụ đã tăng

=> Nhận xét C sai.

- Cơ cấu kinh tế có đang có sự thay đổi theo hướng phù hợp với quá trình phát triển kinh tế: giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ.

- Cơ cấu kinh tế giữa các ngành phản ánh trình độ phát triển của các nước: các nước có tỉ trọng ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ rất cao chứng tỏ trình độ phát triển kinh tế cao; các nước có ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao thể hiện trình độ phát triển thấp, lạc hậu.

=> Nhận xét D sai.

Câu 18: Ý nào không đúng về vai trò của nguồn lực tự nhiên ?

A. Là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.

B. Vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ phát triển kinh tế.

C. Là điều kiện quyết định sự phát triển nền sản xuất.

D. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.

Đáp án C.

Giải thích:

- Nguồn lực tự nhiên (đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản) có vai trò: Là cơ sở tự nhiên cho các quá trình sản xuất; Là nguồn lực quan trọng, là điều kiện cần cho quá trình sản xuất; Các nguồn lợi tự nhiên (sinh vật) phục vụ trực tiếp cho đời sống con người (nhu cầu ăn uống) vừa là nguồn nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp; nguyên liệu đa dạng tạo ra nhiều sản phẩm phong phú => Loại đáp án A, B, D.

- Nguồn lực kinh tế - xã hội (con người) là điều kiện quyết định sự phát triển nền sản xuất => Nhận xét C không đúng.

Câu 19: Nguồn lực kinh tế - xã hội nào dưới đây quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước?

A. Khoa học - kĩ thuật và công nghệ.

B. Vốn.

C. Thì trường tiêu thụ.

D. Con người.

Đáp án D.

Giải thích:

- Con người được xem là lực lượng sản xuất của nền kinh tế: con người sử dụng khối óc chất xám để sáng tạo ra các công nghệ hiện đại, phát triển và ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất; đồng thời con người trực tiếp điều khiển, quản lý quá trình vận hành của phương tiện kĩ thuật, máy móc trong các khâu sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

- Con người vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu thụ quan trọng nhất -> điều này thúc đẩy các quá trình sản xuất tiếp tục phát triển và không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu khách hàng.

=> Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là con người.

Câu 20. Sau năm 1986 nước ta có một bước nhảy vọt về nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta phát triển mạnh là nhờ vào nguồn lực nào dưới đây?

A. Vị trí địa lí.

B. Dân cư và nguồn lao động.

C. Vốn, thị trường.

D. Chính sách, chiến lược phát triển kinh tế.

Đáp án D.

Giải thích: Sự phát triển nền kinh tế nước ta từ những năm đổi mới đến nay đã khẳng định vai trò của nguồn lực chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng, nhà nước.

Câu 21: Nhận định nào sau đây không đúng về vai trò của nguồn lực tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế xã hội?

A. Là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.

B. Phục vụ trực tiếp cho cuộc sống và phát triển kinh tế.

D. Sự đa dạng tài nguyên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.

D. Là điều kiện quyết định sự phát triển nền sản xuất.

Đáp án D.

Giải thích:

- Nguồn lực tự nhiên (đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản) có vai trò: Là cơ sở tự nhiên cho các quá trình sản xuất; Là nguồn lực quan trọng, là điều kiện cần cho quá trình sản xuất; Các nguồn lợi tự nhiên (sinh vật) phục vụ trực tiếp cho đời sống con người (nhu cầu ăn uống) vừa là nguồn nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp; nguyên liệu đa dạng tạo ra nhiều sản phẩm phong phú => Loại đáp án A, B, C.

- Nguồn lực kinh tế - xã hội (con người) là điều kiện quyết định sự phát triển nền sản xuất => Nhận xét D không đúng.

Câu 22. Con người được xem là nguồn lực có vai trò như thế nào?

A. Không quan trọng đến sự phát triển kinh tế của một đất nước.

B. Quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước.

C. Cần thiết đến sự phát triển kinh tế của một đất nước.

D. Tạm thời đối với sự phát triển kinh tế của một đất nước.

Đáp án B.

Giải thích:

- Con người được xem là lực lượng sản xuất của nền kinh tế: con người sử dụng khối óc chất xám để sáng tạo ra các công nghệ hiện đại, phát triển và ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất; đồng thời con người trực tiếp điều khiển, quản lý quá trình vận hành của phương tiện kĩ thuật, máy móc trong các khâu sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

- Con người vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu thụ quan trọng nhất -> điều này thúc đẩy các quá trình sản xuất tiếp tục phát triển và không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu khách hàng.

=> Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là con người.

Câu 23: Nguồn lực nào dưới đây góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác?

A. Vốn.

B. Dân cư và nguồn lao động.

C. Đường lối chính sách.

D. Khoa học và công nghệ.

Đáp án D.

Giải thích:

- Tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng và giàu có, nhưng phân bố ở nhiều dạng, ở những khu vực khác nhau. Khoa học và công nghệ phát triển, con người đã chế tạo ra nhiều phương tiện, công cụ sản xuất hiện đại, có thể khoan sâu hàng trăm mét dưới lòng đất để khai thác các bể dầu, khí; khai thác tài nguyên ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất (sa mạc khô hạn, bắc cực lạnh giá quanh năm) -> góp phần mở rộng khả năng khai thác tài nguyên.

- Khoa học và công nghệ hiện đại cũng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng tốt, tính năng vượt trội, đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng. Ví dụ: khoa học công nghệ sử dụng các nguyên liệu kim loại, phi kim chế tạo ra các sản phẩm điện tử hiện đại, điện thoại thông minh, máy bay…; nguyên liệu tự nhiên từ ngành nông nghiệp được chế biến để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị như cà phê, nước giải khát, thực phẩm đóng gói, đồ hộp,…

=> Như vậy, nguồn lực góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác là khoa học và công nghệ.

Câu 24. Yếu tố nào sau đây thường quyết định việc hình thành các vùng chuyên môn hóa?

A. Dân cư.

B. Các quan hệ ruộng đất.

C. Tiến bộ khoa học kỹ thuật.

D. Thị trường tiêu thụ.

Đáp án D.

Giải thích: Yếu tố thường quyết định việc hình thành các vùng chuyên môn hóa là thị trường tiêu thụ.

Câu 25. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành là quá trình thay đổi tích cực, phù hợp với

A. quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia.

B. khả năng phát triển sản xuất các ngành.

C. các nhóm nước phát triển hơn.

D. trình độ phát triển của các nước phát triển.

Đáp án A.

Giải thích: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành là quá trình thay đổi tích cực, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia. Ví dụ ở Việt Nam quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế.

Câu 26. Khoa học và công nghệ là nguồn lực có vai trò nào dưới đây?

A. Quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước, một vùng lãnh thổ.

B. Quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước, một vùng lãnh thổ.

C. Góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác.

D. Góp phần nâng cao giá trị và tạo tiềm đề để sử dụng các nguồn lực khác.

Đáp án C.

Giải thích:

- Tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng và giàu có nhưng phân bố ở nhiều dạng, ở những khu vực khác nhau. Khoa học và công nghệ phát triển, con người đã chế tạo ra nhiều phương tiện, công cụ sản xuất hiện đại, có thể khoan sâu hàng trăm mét dưới lòng đất để khai thác các bể dầu, khí; khai thác tài nguyên ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất (sa mạc khô hạn, bắc cực lạnh giá quanh năm) -> góp phần mở rộng khả năng khai thác tài nguyên.

- Khoa học và công nghệ hiện đại cũng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng tốt, tính năng vượt trội, đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng. Ví dụ: khoa học công nghệ sử dụng các nguyên liệu kim loại, phi kim chế tạo ra các sản phẩm điện tử hiện đại, điện thoại thông minh, máy bay,…; nguyên liệu tự nhiên từ ngành nông nghiệp được chế biến để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị như cà phê, nước giải khát, thực phẩm đóng gói, đồ hộp,…

=> Như vậy, nguồn lực góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác là khoa học và công nghệ.

Câu 27. Sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn lực nào dưới đây?

A. Vị trí địa lí.

B. Tài nguyên thiên nhiên.

C. Chính sách và xu thế phát triển.

D. Thị trường.

Đáp án C.

Giải thích: Sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn lực chính sách và xu thế phát triển.

Câu 28. Vai trò nào sau đây không đúng với nguồn lực tự nhiên?

A. Tiền đề cho quá trình phát triển sản xuất.

B. Là điều kiện cho quá trình sản xuất.

C. Là điều kiện quyết định cho quá trính sản xuất.

D. Cơ sở cho quá trình sản xuất kinh tế.

Đáp án C.

Giải thích: Vai trò của nguồn lực tự nhiên là tiền đề cho quá trình phát triển sản xuất, là điều kiện cho quá trình sản xuất và là cơ sở cho quá trình sản xuất kinh tế.

Câu 29. Ý nào dưới đây chính xác nhất?

A. Giá trị và vai trò của các nguồn lực tự nhiên luôn bất biến đối với nền kinh tế.

B. Sự thành công của nền kinh tế Nhật Bản không nói lên được vai trò của chính sách phát triển.

C. Tài nguyên thiên nhiên không thể tồn tại khi thiếu vắng con người trên Trái Đất.

D. Nguồn lực tự nhiên tồn tại dưới dạng tiềm năng và chỉ được đánh dấu bởi việc lựa chọn chính sách phát triển hợp lí.

Đáp án D.

Giải thích:

- Theo lí thuyết của vụ nổ BigBang, Trái Đất được hình thành cách đây 15 tỷ năm từ các đám bụi khí, sau đó lần lượt xuất hiện các thành phần tự nhiên như nước, đất, sự phát triển của sinh vật (cây cỏ, động vật). Khoa học cũng chứng minh rằng nguồn gốc loài người được tiến hóa từ vượn => Điều này cho thấy tài nguyên thiên nhiên tồn tại ngay cả trước khi có con người => Ý C sai.

- Các nguồn lực tự nhiên dù có giàu có ở mức nào nhưng nếu không có tác động của con người thông qua các chính sách chiến lược khai thác thì tài nguyên vẫn mãi tồn tại ở dạng tiềm năng. Ngược lại, nếu được khai thác và sử dụng đúng cách nguồn tài nguyên sẽ phát huy nhiều hiệu quả và mang lại nhiều giá trị kinh tế - xã hội => Ý D đúng.

- Nhật Bản là quốc gia có nguồn tài nguyên nghèo nàn, chịu nhiều thiên tai thất thường. Tuy nhiên với sự thông minh của con người, đưa ra nhiều chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại -> Nhật Bản đã vươn lên trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới cùng với Hoa Kì và EU => Sự thành công của nền kinh tế Nhật Bản không nói lên được vai trò của chính sách phát triển là sai => Ý B sai.

- Giá trị và vai trò của các nguồn lực tự nhiên sẽ thay đổi tùy vào cách khai thác và mục đích sử dụng của con người => Nhận xét: Giá trị và vai trò của các nguồn lực tự nhiên luôn bất biến đối với nền kinh tế là không đúng => Ý A sai.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học