Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo (có lời giải)
Tài liệu Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5.
Chỉ từ 250k mua trọn bộ Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
CHỦ ĐỀ 1: KHUNG TRỜI TUỔI THƠ
BÀI 1: CHIỀU DƯỚI CHÂN NÚI
ĐỌC: CHIỀU DƯỚI CHÂN NÚI
Bây giờ là mùa hè.
Chúng tôi đi lang thang trong khu rừng yên tĩnh đầy những cây thông to dưới chân một ngọn núi. Bống đi trước. Cái áo đỏ như một cánh bướm của nó phấp phới trên lối mòn. Tôi đi giữa. Nhi cầm máy ảnh đi sau cùng. Mùi nhựa thông đâu đó rất thơm. Và những bông hoa li ti đang bắt đầu cụp cánh vào lúc cuối ngày...
Hai đứa trẻ khiến tôi nhớ tuổi thơ của mình đến thế. Hầu như ngày nào cũng vậy, khi mặt trời bắt đầu lặn thì tôi đi từ trên núi về nhà với một bó củi khô trên vai. Nhà tôi ở chân núi, mái ngói nâu thẫm lẫn bay giữa những tán cây. Một ngọn khói vơ vẩn bay lên từ căn bếp nhỏ. Tôi biết là mẹ đã từ vườn về và bà vừa mới nhóm bếp để nấu cơm.
Còn bây giờ, chúng tôi rón rén ngồi xuống cỏ khi thấy một con cánh cam màu đỏ óng ánh đang bò rất chậm chạp trên chiếc lá to mới rụng.
Nhi thì thào hỏi tôi:
– Đêm xuống thì nó sẽ ngủ ở đâu hả mẹ?
– Đâu đó quanh đây chắc sẽ có nhà của nó. – Tôi đáp.
Và tôi kể cho các con nghe kí ức sống động trong tâm trí mình. Bọn trẻ luôn muốn biết rằng mẹ đã sống thế nào trong cái thung lũng không có ánh điện, chỉ thắp sáng bằng đèn dầu. Mẹ đã đi học thế nào khi trường ở rất xa? Mẹ làm thế nào để trở về nhà từ những cánh rừng mênh mông bất tận? Thậm chí là mẹ đã ăn gì để lớn lên?
Trong thứ ánh sáng lộng lẫy của mặt trời cuối ngày và bên màu xanh biếc tràn đầy sức sống của những tán lá, chúng tôi tựa vào nhau ngắm lũ côn trùng đang tìm đường về nhà và thấy thật yêu mến cuộc đời này.
(Đỗ Bích Thuý)
Câu 1. Ba mẹ con đi chơi ở đâu?
A. Dưới một thung lũng.
B. Trong một ngôi làng nhỏ.
C. Trong khu rừng yên tĩnh đầy thông.
D. Trên một thảo nguyên.
Câu 2. Khung cảnh ở đó được miêu tả như thế nào?
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Câu 3. Nhân vật trong bài đọc Chiều dưới chân núi ngửi thấy mùi gì?
A. Mùi nhựa thông rất thơm.
B. Mùi hoa rừng thơm ngát.
C. Mùi đất.
D. Mùi của thảo mộc trong rừng.
Câu 4. Người mẹ nhớ lại những kỉ niệm nào về tuổi thơ của mình?
A. Mỗi ngày khi mặt trời lặn đều đi từ trên núi về với bó hoa rừng trên tay.
B. Mỗi ngày đều lên rừng chơi.
C. Mỗi ngày khi mặt trời lặn đều đi từ trên núi về nhà với bó củi trên vai.
D. Mỗi ngày đều lên rừng ngắm hoàng hôn.
Câu 5. Ba mẹ con làm gì khi thấy con cánh cam? Những việc làm đó nói lên điều gì?
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Câu 6. Vì sao người mẹ kể cho các con nghe kí ức đang sống động trong tâm trí mình?
A. Vì mẹ muốn các con hiểu hơn về câu chuyện trong quá khứ của mình.
B. Vì mẹ muốn truyền tình yêu cuộc sống và niềm lạc quan, vượt qua khó khăn cho các con.
C. Vì mẹ không muốn các con cũng có quá khứ khó khăn, thiếu thốn như mình.
D. Vì mẹ muốn các con trân trọng hiện tại.
Câu 7. Cuộc sống trong quá khứ của người mẹ như thế nào?
A. Khó khăn, thiếu thốn nhưng bình yên.
B. Giàu có, sung sướng.
C. Chiến tranh, xung đột.
D. Nhiều tổn thương, mất mát.
Câu 8. Theo em, vì sao ba mẹ con cảm thấy thật yêu mến cuộc đời này?
A. Vì cuộc sống của ba mẹ con rất đầy đủ, ấm êm.
B. Vì cuộc sống thật tươi đẹp và bình yên cho dù có nhưng phút giây khó khăn, thiếu thốn.
C. Vì có những cảnh sắc đẹp lộng lẫy.
D. Vì cuộc sống chứa đầy những điều bất ngờ.
Câu 9: Em rút ra được thông điệp gì từ câu chuyện Chiều dưới chân núi?
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ ĐỒNG NGHĨA
Bài 1: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Từ đồng nghĩa là gì?
A. Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
B. Là những từ có nghĩa giống nhau.
C. Là những từ có phát âm giống nhau.
D. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Câu 2: Cần lưu ý điều gì khi sử dụng từ đồng nghĩa?
A. Cần sử dụng nhiều từ đồng nghĩa để diễn đạt thêm phong phú.
B. Khi viết hoặc nói, cần lựa chọn từ phù hợp nhất với ý nghĩa được thể hiện.
C. Cần hạn chế sử dụng từ đồng nghĩa.
D. Chỉ nên sử dụng nhiều nhất hai từ đồng nghĩa khi giao tiếp hoặc viết bài.
Câu 3: Đâu là từ đồng nghĩa với từ non sông?
A. Núi rừng. |
B. Sông hồ. |
C. Tổ quốc. |
D. Làng xóm. |
Câu 4: Đâu là từ đồng nghĩa với từ in đậm trong câu sau?
Bầy ngựa tung vó trên thảo nguyên rộng lớn.
A. Xa xôi. |
B. Bao la. |
C. Sâu thẳm. |
D. Trong xanh. |
Bài 2: Xếp các từ sau thành các cặp từ đồng nghĩa:
Dũng cảm, phi cơ, coi sóc, buổi sớm, phồn thịnh, giang sơn, gián đoạn, nơi, mĩ lệ, nhát gan, can đảm, hèn nhát, chăm nom, tươi đẹp, thịnh vượng, bình minh, chốn, đứt quãng, sơn hà, tàu bay.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Bài 3: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm:
a) Đi vắng, nhờ người ……………………. nhà cửa. (chăm chút, chăm lo, chăm nom, trông coi, trông nom)
b) Bác gửi …………………. các cháu nhiều cái hôn thân ái. (cho, biếu, tặng, cấp, phát)
c) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa ……………………. (đỏ au, đỏ chói, đỏ bừng, đỏ gay)
d) Dòng sông chảy rất …………………. giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô. (hiền lành, hiền từ, hiền hậu, hiền hòa)
Bài 4: Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau:
- Trẻ em:...........................................
- Bé bỏng...............................................
- Lễ độ : ..........................................…
- Bà lão:................................................
- Nhanh nhảu: .................................…
- Hiền hậu:................................................
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Các chủ đề khác nhiều người xem
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)