Cộng, trừ hai số nguyên lớp 6 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Cộng, trừ hai số nguyên lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cộng, trừ hai số nguyên.

1. Phương pháp giải

* Cộng hai số nguyên cùng dấu:

- Cộng hai số nguyên dương: Chính là cộng hai số tự nhiên khác 0.

- Cộng hai số nguyên âm: Muốn cộng hai số nguyên âm, ta làm như sau:

+ Bước 1: Cộng phần số tự nhiên của hai số đó với nhau.

+ Bước 2: Thêm dấu “-” vào trước tổng tính được ở bước 1 ta được kết quả cần tìm.

* Cộng hai số nguyên khác dấu.

- Để cộng hai số nguyên khác dấu ta làm như sau:

Bước 1: Xác định phần số tự nhiên của hai số nguyên và so sánh chúng.

Bước 2: Ta tìm hiệu của hai phần số tự nhiên trên (số lớn trừ số nhỏ)

Bước 3: Ta đặt phần dấu của số có phần tự nhiên lớn hơn trước hiệu tìm được ở bước 2.

*Trừ hai số nguyên:

- Để trừ hai số nguyên ta làm như sau:

Bước 1: Tìm số đối của số trừ.

Bước 2: Ta lấy số bị trừ cộng với số đối của số trừ theo nguyên tắc cộng hai số nguyên để tìm ra kết quả.

2. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1. Thực hiện phép tính sau:

a) 203 + (-195)

b) (-12) + 9

Hướng dẫn giải:

a) 203 + (-195) = 203 – 195 = 8 (do 203 > 195)

b) (-12) + 9 = - (12 - 9) = -3 (do 12 > 9)

Ví dụ 2. Thực hiện phép tính sau:

a) 5 – (-3)

b) (-7) – 8

Hướng dẫn giải:

a) 5 – (-3) = 5 + 3 = 8.

b) (-7) – 8 = (-7) + (-8) = - (7 + 8) = -15.

Ví dụ 3. Tìm x biết: -152 + x = -20.

Hướng dẫn giải:

Ta có: (-152) + x = (-20)

                     x = (-20) – (-152)

                     x = (-20) + 152

  x = 152 – 20 = 132.

Vậy x = 132.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Kết quả của phép tính sau (-23) – 19 bằng?

A. -4;

B. 4;

C. 42;

D. -42.

Bài 2. Tính 125 – 520?

A. -395;

B. 395;

C. 420;

D. -420.

Bài 3. Chọn đáp án đúng?

A. 170 – 228 = 58;

B. 582 – 783 < 0;

C. 228 + (-124) < 0;

D. 158 + (-159) = 0.

Bài 4.  Chọn phát biểu sai?

A. 234 + (-234) = 0;

B. 654 + ( -879) < 0;

C. (-345) + 214 > 0;

D. (-103) – ( -234) > 0.

Bài 5. Kết quả của phép tính 898 – 1008 là:

A. Số nguyên âm;

B. Số nguyên dương;

C. Số lớn hơn 3;

D. Số 0.

Bài 6. So sánh A và B biết A = (-123) – (235) và B = 235 + (- 653).

A. A = B;

B. A < B;

C. A > B;

D. A < B < 0.

Bài 7. Tính giá trị của C biết C = 289 – x với x = 1589?

A. 1200;

B. -1300;

C. 1350;

D. -1100.

Bài 8. Tính giá trị của D biết D = 425 + x với x = -648?

A. 220;

B. -224;

C. -223;

D. 245.

Bài 9. Tìm giá trị của x biết 78 – x = (-119)?

A. -196;

B. -176;

C. 197;

D. 176.

Bài 10. Cho biểu thức: x + (-192) = 434. Chọn khẳng định đúng:

A. x < 0;

B. 528 < x < 560;

C. x < 620;

D. 590 < x < 650.

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 6 sách mới hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học