Công thức tính thời gian truyền âm lớp 7 (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức tính thời gian truyền âm lớp 7 trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm về Công thức tính thời gian truyền âm từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên.

1. Công thức

a. Công thức truyền âm không gặp vật cản

- Tính quãng đường truyền âm: s = v.t

- Tính thời gian truyền âm: t=sv

- Tính tốc độ truyền âm: v=st

- Khi âm truyền trong hai môi trường với cùng một quãng đường truyền âm nhưng có vận tốc truyền âm khác nhau thì khoảng thời gian giữa hai lần nghe thấy âm được xác định là: Δt=sv1sv2

b. Công thức truyền âm gặp vật cản

Trường hợp 1:

Công thức tính thời gian truyền âm lớp 7 (hay, chi tiết)

Gọi khoảng cách từ nguồn âm tới vật cản là d

Đường truyền âm là s = 2d

d=s2=v.t2

Thời gian nghe thấy âm phản xạ là t=sv=2dv

Trường hợp 2:

Công thức tính thời gian truyền âm lớp 7 (hay, chi tiết)

Gọi khoảng cách từ nguồn âm tới nơi nhận âm là d

Khoảng cách từ nguồn âm tới vật cản là s

Giả sử nơi nhận âm nhận được hai âm với thời gian chênh lệch là a giây.

Thời gian truyền âm từ nguồn âm tới nơi nhận âm là

t1=dv

Thời gian truyền âm từ nguồn âm tới vật cản và quay lại tới nơi nhận âm là

t2=s+sdv

Lại có:

t2t1=as+sdvdv=ad=2sa.v2

2. Ví dụ

Ví dụ 1: Đặt một nguồn âm ngay trên mặt nước, một người đứng trên bờ cách nguồn âm 1,5 km và một người ở dưới nước cách nguồn âm 1,5 km. Cho biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s, trong nước là 1500 m/s. Tính thời gian âm thanh đi từ từng môi trường tới tai người nghe?

A. tkk = 1 s; tnước = 4,41 s.

B. tkk = 4,41 s; tnước = 1 s.

C. tkk = 1,1 s; tnước = 4,4 s.

D. tkk = 1,4 s; tnước = 4,1 s.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Đổi 1,5 km = 1500 m.

Thời gian âm thanh đi trong không khí đến tai người nghe là:

tkk=svkk=1500340=4,41s

Thời gian âm thanh đi trong nước đến tai người nghe là:

tnc=svnc=15001500=1s

Ví dụ 2: Bạn An làm thí nghiệm như sau: Lấy một ống thép dài 30,5 m, bạn An dùng búa gõ vào một đầu ống còn bạn Bình áp sát tai của mình vào đầu kia của ống. Tính khoảng thời gian giữa hai lần nghe thấy hai tiếng gõ đó. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s và trong thép là 6100 m/s.

A. ∆t = 0,0085 s.

B. ∆t = 0,085 s.

C. ∆t = 0,85 s.

D. ∆t = 0,00085 s.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Thời gian âm thanh truyền qua thép đến tai bạn Bình là:

tthép = s : vthép = 30,5 : 6100 = 0,005 (s)

Thời gian âm thanh truyền qua không khí đến tai bạn Bình là:

tkk = s : vkk = 30,5 : 340 = 0,09 (s)

Vậy thời gian giữa hai lần bạn Bình nghe thấy tiếng gõ là:

∆t = tkk – tthép = 0,09 – 0,005 = 0,085 (giây)

3. Bài tập

Bài 1: Sau khi sét đánh, sau 2,5 giây ta nghe tiếng sấm. Khi đó khoảng cách từ nơi có sét đến ta là:

A. 920 m.

B. 410 m.

C. 610 m.

D. 850 m.

Đáp án: D. 850 m.

Bài 2: Khi ở xa, ta nhìn thấy một người đánh trống và sau hai giây mới nghe thấy tiếng trống. Khoảng cách từ trống đến ta là:

A. 480 m.

B. 580 m.

C. 680 m.

D. 780 m.

Đáp án: C. 680 m.

Bài 3: Lúc 7 giờ tại một nhà ga A có một đoàn tàu bắt đầu khởi hành. Có một người ở cách nhà ga 18,3 km áp sát tai vào đường ray thì sau bao lâu người đó nghe được tiếng chuyển động của đoàn tàu? Biết vận tốc truyền âm trên đường ray là 6100 m/s

A. 1 s.b

B. 2 s.

C. 3 s.

D. 4 s.

Đáp án: C. 3 s.

Bài 4: Lúc 7 giờ tại một nhà ga A có một đoàn tàu bắt đầu khởi hành. Có một người ở cách nhà ga 12,2 km áp sát tai vào đường ray thì sau bao lâu người đó nghe được tiếng chuyển động của đoàn tàu? Biết vận tốc truyền âm trên đường ray là 6100 m/s.

A. 2 s.

B. 4 s.

C. 6 s.

D. 8 s.

Đáp án: A. 2 s.

Bài 5: Một người gõ búa mạnh xuống đường ray xe lửa tại M làm âm truyền đến điểm N cách M 1590 m. Hỏi thời gian truyền âm trong không khí từ M đến N là bao lâu? Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s.

A. 2,68 s.

B. 4,68 s.

C. 6,82 s.

D. 3,68 s.

Đáp án: B. 4,68 s.

Xem thêm các bài viết về công thức Khoa học tự nhiên hay, chi tiết khác: