Công thức tính tần số âm lớp 7 (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức tính tần số âm lớp 7 trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm về Công thức tính tần số âm từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên.

1. Công thức

- Công thức tính tần số:

Công thức tính tần số âm lớp 7 (hay, chi tiết)

- Công thức tính số dao động: Số dao động = tần số . thời gian dao động

- Công thức tính thời gian dao động:

Công thức tính tần số âm lớp 7 (hay, chi tiết)

2. Ví dụ

Ví dụ 1: Một người đếm được trong 2 giây một con lắc thực hiện được 1 dao động. Vậy trong một giờ con lắc đó sẽ thực hiện được bao nhiêu dao động?

A. 1800 dao động.

B. 180 dao động.

C. 360 dao động.

D. 3600 dao động.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Đổi 1 giờ = 60 phút = 3600 giây.

Trong một giờ con lắc đó sẽ thực hiện được số dao động là:

3600 : 2 = 1800 dao động.

Vậy trong 1 giờ, vật thực hiện được 1800 dao động.

Ví dụ 2: Vật A trong thời gian 2 phút thực hiện được 5400 dao động. Vật B trong thời gian 3 phút thực hiện được 8640 dao động. Hỏi vật nào phát ra âm thanh cao hơn?

A. Vật A phát ra âm cao hơn vật B.

B. Vật B phát ra âm cao hơn vật A.

C. Vật A phát ra âm trầm hơn vật B.

D. Hai vật A và B phát ra âm như nhau.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Đổi 2 phút = 120 giây; 3 phút = 180 giây.

Tần số dao động của vật A là: 5400 : 120 = 45 Hz

Tần số dao động của vật B là: 8640 : 180 = 48 Hz.

Vì 48 Hz > 45 Hz, vậy B có tần số cao hơn vật A nên vật B phát ra âm cao hơn.

3. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Một dây đàn dao động trong 2 giây thực hiện được 1000 dao động thì tần số dao động của dây đàn là

A. 1000 Hz.

B. 500 Hz.

C. 250 Hz.

D. 200 Hz.

Đáp án: B. 500 Hz.

Bài 2: Một vật dao động với tần số 2 Hz. Hỏi sau bao lâu thì vật thực hiện được 200 dao động.

A. 400 giây.

B. 2000 giây.

C. 200 giây.

D. 100 giây.

Đáp án: A. 400 giây.

Bài 3: Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 6000 dao động. Hỏi tần số dao động của lá thép là bao nhiêu?

A. 100 Hz.

B. 200 Hz.

C. 2000 Hz.

D. 300 Hz.

Đáp án: D. 300 Hz

Bài 4: Một vật nặng buộc chặt vào dây mảnh treo vào một điểm cố định được gọi là con lắc. Một con lắc thực hiện được 20 dao động trong 10 giây. Tần số dao động của con lắc là:

A. 2 Hz.

B. 2s.

C. 0,5 Hz.

D. 0,5s.

Đáp án: A. 2 Hz.

Bài 5: Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 2000 dao động, tần số dao động của lá thép là:

A. 20 Hz

B. 100 Hz

C. 2000 Hz

D. 40000 Hz.

Đáp án: B. 100 Hz.

Xem thêm các bài viết về công thức Khoa học tự nhiên hay, chi tiết khác: