Miễn dịch là gì ? Miễn dịch không đặc hiệu, miễn dịch đặc hiệu



1. Khái niệm và phân loại

   - Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

   - Miễn dịch được phân chia thành hai loại là : miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.

2. Miễn dịch không đặc hiệu

   - Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên, mang tính chất bẩm sinh. Đây là dạng miễn dịch không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên và đặc biệt có ý nghĩa khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể mà cơ chế miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy tác dụng.

   - Một số ví dụ về miễn dịch không đặc hiệu : da và niêm mạc, dịch axit của dạ dày, nước mắt, nước tiểu, đại thực bào, bạch cầu trung tính, hệ thống nhung mao trên đường hô hấp,...

3. Miễn dịch đặc hiệu

   - Miễn dịch đặc hiệu là dạng miễn dịch xuất hiện khi có kháng nguyên xâm nhập.

   - Miễn dịch đặc hiệu được phân chia làm 2 loại là :

   + Miễn dịch thể dịch : là miễn dịch sản xuất kháng thể (do tế bào limphô B tiết ra).

   + Miễn dịch tế bào : là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc (tiết ra prôtêin độc làm tan tế bào nhiễm).

4. Phòng chống bệnh truyền nhiễm

   Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vacxin, kiểm soát vật trung gian truyền bệnh và giữ gìn vệ sinh cá nhân, cộng đồng.

Xem thêm lý thuyết trọng tâm Sinh học 10 và các dạng bài tập có đáp án hay khác:


chuyen-de-virut-va-mien-dich.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học