Giải GDCD 8 trang 26 Chân trời sáng tạo

Với lời giải GDCD 8 trang 26 trong Bài 4: Bảo vệ lẽ phải Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD lớp 8 trang 26.

Luyện tập 3 trang 26 GDCD 8: Em hãy sắm vai để giải quyết các tình huống sau:

Tình huống 1. Gần đến ngày thi học kì, nhóm học sinh gồm bạn M, bạn K, bạn T, bạn N đến thư viện trường để đọc sách. Trong lúc mọi người đang im lặng, tập trung thì bạn M và bạn K vừa đọc sách vừa cười đùa lớn tiếng. Thấy vậy, cô thủ thư đến nhắc nhở hai bạn cần giữ trật tự, chấp hành nội quy của thư viện. Tuy nhiên, chỉ được một lúc thì cả hai lại tiếp tục đùa giỡn, gây ồn ào. Lúc này, bạn T quay sang nói với bạn M và bạn K: “Các bạn không nên làm ồn, ảnh hưởng đến những bạn khác”. Không những không nghe mà bạn M và bạn K còn trả lời: "Thư viện có phải là của bạn đâu mà sao khó chịu vậy!”.

Câu hỏi: Nếu là bạn N, em sẽ khuyên bạn M và bạn K như thế nào?

Tình huống 2. Bạn M là học sinh lớp 8A. Bạn M siêng năng học tập và tích cực tham gia các hoạt động phong trào do nhà trường, địa phương tổ chức. Sau mỗi hoạt động, bạn M thường đăng các hình ảnh lên trang mạng xã hội của cá nhân. Do không thích bạn M nên bạn C hay vào bình luận theo hướng tiêu cực và cho rằng, bạn M cố tình thể hiện, khoe khoang. Đã vậy, bạn C còn rủ rê các bạn khác cùng vào mạng xã hội nói xấu bạn M. Bạn M rất buồn và tự nhủ: “Mình có làm gì sai đâu mà bạn C lại đối xử với mình như vậy". Bạn M định gặp bạn C để trao đổi nhưng chưa biết nên nói như thế nào.

Câu hỏi: Nếu là bạn M, em sẽ ứng xử tình huống trên như thế nào?

Trả lời:

- Giải quyết tình huống 1: Nếu là N, em sẽ khuyên các bạn M và K rằng: thư viện là không gian học tập, đọc sách chung của mọi người. Vì vậy, chúng ta nên giữ trật tự, tập trung vào việc đọc sách hoặc ôn tập kiến thức, các bạn không nên đùa nghịch, gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

- Giải quyết tình huống 2: Nếu là bạn M, em nên:

+ Gặp mặt, trao đổi thẳng thắn với bạn C để giải quyết khúc mắc (nếu có) giữa mình và C (trong lúc trao đổi, cần chú ý: giữ thái độ bình tĩnh, ôn hòa; tránh những thái độ và lời nói mang tính tiêu cực, thách thức).

+ Giải thích để C hiểu: việc mình đăng ảnh lên mạng xã hội không nhằm mục đích khoe khoang, mà chỉ muốn lưu giữ những kỉ niệm đẹp của bản thân trong quá trình tham gia hoạt động ngoại khóa; đồng thời cũng muốn lan tỏa và khuyến khích, cổ vũ các bạn khác cùng tham gia.

+ Phân tích để C hiểu: việc C và nhóm bạn vào mạng xã hội để nói xấu M đã gây tổn thương đến M và đây cũng là một biểu hiện của hành vi bạo lực học đường. Khuyên C và các bạn hãy chấm dứt hành động đó.

+ Trong trường hợp, sau khi tâm sự, trao đổi với C, bạn C không thay đổi mà vẫn tiếp diễn những hành vi trên, M nên trao đổi sự việc với bố mẹ, thầy cô giáo hoặc những người lớn tin cậy để nhờ sự trợ giúp từ họ.

Vận dụng 1 trang 26 GDCD 8: Em hãy sưu tầm những câu chuyện về các tấm gương, nhân vật bảo vệ lẽ phải. Từ đó, rút ra bài học và xây dựng kế hoạch rèn luyện cho bản thân.

Trả lời:

(*) Thao khảo câu truyện: Chu Văn An và thất trảm sớ

CHU VĂN AN VÀ THẤT TRẢM SỚ

  Chu Văn An (1292 - 1370), người Thanh Đàm (nay là làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội), là nhà giáo, thầy thuốc, đại quan dưới triều Trần. Chu Văn An tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, không cầu lợi lộc. Ông được vua Minh Tông mời làm Quốc Tử giám tư nghiệp, dạy thái tử học. Đến đời vua Dụ Tông, vua ham chơi, lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước. Chu Văn An khuyên can nhưng vua không nghe, bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, đều là những kẻ quyền thế được vua yêu. Người bấy giờ gọi là “Thất trảm sở”.

  Sau khi dâng “Thất trảm sớ” nhưng không được vua trả lời, Chu Văn An rời kinh thành về vùng đất Chi Linh (Hải Dương) mở trường tiếp tục dạy học. Dù ở xa, nhiều học trò cũ làm quan vẫn về thăm ông. Khi học trò về thăm, ai làm điều gì chưa đúng phép, ông vẫn nghiêm khắc dạy bảo. Điều này khiến học trò càng thêm kinh mến.

Vận dụng 2 trang 26 GDCD 8: Em hãy viết một bản cam kết về sự trung thực trong học tập và thực hiện trong suốt năm học.

Trả lời:

(*) Tham khảo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN CAM KẾT TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

Kính gửi:

- Ban giám hiệu trường THCS ………….

- Thầy cô giáo chủ nhiệm cùng các thầy cô giáo bộ môn

Tên em là: …………………

Là học sinh lớp: ……..

Để rèn luyện đức tính trung thực trong học tập, em xin hứa thực hiện tốt các điều sau:

1. Chăm chỉ, tự giác, tích cực, nỗ lực trong học tập.

2. Trung thực, không gian lận, quay cóp, sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra.

3. Cố gắng, nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao, không ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác.

4. Trung thực, chân thành trong quan hệ với thầy cô, bạn bè.

5. Dũng cảm nhận khuyết điểm khi bản thân phạm phải sai lầm và nỗ lựa sửa chữa, khắc phục những lỗi sai ấy.

6. Tỏ thái độ và hành động bảo vệ lẽ phải; không bao che cho những hành vi sai trái.

Em xin cam kết thực hiện tốt các điều trên!

……., ngày ….. tháng …. năm ……

Kí tên

…………………….

Lời giải GDCD 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: