Giáo án GDCD 10 Đề kiểm tra học kì 2

- Đánh giá được chất lượng học tập bộ môn của học sinh và thái độ của học sinh đối với bộ môn.

- Đánh giá được kĩ năng, kĩ xảo làm bài của học sinh và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương.

- Từ đó giáo viên có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh (nếu có) phương pháp và kĩ năng truyền thụ kiến thức cho học sinh.

Giáo án GDCD 10 Đề kiểm tra học kì 2 | Giáo án Giáo dục công dân 10 mới, chuẩn nhất

Giáo án GDCD 10 Đề kiểm tra học kì 2 | Giáo án Giáo dục công dân 10 mới, chuẩn nhất

Giáo án GDCD 10 Đề kiểm tra học kì 2 | Giáo án Giáo dục công dân 10 mới, chuẩn nhất

Giáo án GDCD 10 Đề kiểm tra học kì 2 | Giáo án Giáo dục công dân 10 mới, chuẩn nhất

Câu 1 (3 điểm): Lòng yêu nước là gì? Biểu hiện của lòng yêu nước? Em hãy nêu trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng tổ quốc?

Câu 2 (3 điểm): Nhân nghĩa là gì? Biểu hiện của nhân nghĩa? Để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, mỗi học sinh cần phải làm gì?

Câu 3 (2 điểm): Những vấn đề cấp thiết của nhân loại ngày nay là gì? Em có suy nghĩ và việc làm như thế nào về các hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại do nhà trường tổ chức?

Câu 4 (2 điểm): Để tự hoàn thiện bản thân, em cần phấn đấu rèn luyện như thế nào theo các yêu cầu đạo đức xã hội?

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM

Câu Nội dung Điểm
Câu 1 Lòng yêu nước là gì? Em hãy nêu trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng tổ quốc. 3.0
* Khái niệm: Là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc. 0,5
* Biểu hiện của lòng yêu nước 1.5
+ Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước
+ Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc
+ Lòng tự hào dân tộc chính đáng
+ Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm
+ Cần cù và sáng tạo trong lao động
* Trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng tổ quốc. 1.0
- Xây dựng về kinh tế giàu mạnh
- Xây dựng chế độ chính trị ổn định, phát huy được quyền làm chủ của công dân
- Xây dựng xã hội bình đẳng, công bằng, dân chủ và tiến bộ.
Câu 2 Nhân nghĩa là gì? Biểu hiện của nhân nghĩa? Để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, mỗi học sinh cần phải làm gì? 3.0
* Khái niệm:
Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.
- Ví dụ: Lá lành đùm lá rách ; thương người như thể thương thân
* Biểu hiện :
+ Nhân ái, thương yêu, giúp đỡ nhau.
+ Nhường nhịn, đùm bọc lẫn nhau.
+ Vị tha, bao dung, độ lượng.
* Mỗi học sinh cần phải :
+ Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà.
+ Quan tâm giúp đõ mọi người.
+ Cảm thông, bao dung, độ lượng, vị tha.
+ Tích cực tham gia các hoạt động " Uống nước nhớ nguồn ", " đền ơn đáp nghĩa "
+ Kính trọng biết ơn các vị anh hùng dân tộc.
+ Tôn trọng giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Câu 3 Những vấn đề cấp thiết của nhân loại ngày nay là gì? Em có suy nghĩ và việc làm như thế nào về các hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại do nhà trường tổ chức? 2.0
- Học sinh nêu quan điểm, thái độ của mình. 1.0
Đồng tình với các hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại do nhà trường tổ chức.
- Ý thức được đây là những hoạt động cần thiết của học sinh trong trường trước ccác vấn đề cấp thiết của nhân loại nói chung, của Việt Nam nói riêng.
Học sinh hăng hái tham gia vào các hoạt động của nhà trường tổ chức, phù hợp v với lứa tuổi : các hoạt động vệ sinh trường học, bảo vệ môi trường ở quê hương mình, hoạt động phòng, chống HIV/ AIDS. 1.0
Câu 4 Để tự hoàn thiện bản thân, em cần phấn đấu rèn luyện như thế nào theo các yêu cầu đạo đức xã hội? 2.0
- Những nội dung cần phấn đấu, rèn luyện để hoàn thiện bản thân, chủ yếu tập trung vào 2 nội dung: về học tập, về rèn luyện đạo đức. 1.0
- Xác định rõ biện pháp cần phấn đấu, rèn luyện. 1.0

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 10 chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học