Bộ đề ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2021 có đáp án



Tuyển tập Bộ đề ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2021 giúp học sinh có thêm tài liệu ôn luyện trắc nghiệm để chuẩn bị tốt cho kì thi Tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao. Bộ đề thi này sẽ được cập nhật liên tục theo từng năm về cấu trúc các đề thi mới nhất.

Xem thử Đề thi thử Toán 2024 Xem thử Đề thi thử Văn 2024 Xem thử Đề thi thử Anh 2024 Xem thử Đề thi thử Vật Lí 2024 Xem thử Đề thi thử Hóa 2024 Xem thử Đề thi thử Sinh 2024 Xem thử Đề thi thử Sử 2024 Xem thử Đề thi thử Địa 2024 Xem thử Đề thi thử GDCD 2024

Chỉ từ 300k mua trọn bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2024 của các Trường/Sở trên cả nước (mỗi môn học) hoặc đề ôn thi ĐGNL - ĐGTD (mỗi trường) bản word có lời giải chi tiết:

Xem thử Đề thi thử Toán 2024 Xem thử Đề thi thử Văn 2024 Xem thử Đề thi thử Anh 2024 Xem thử Đề thi thử Vật Lí 2024 Xem thử Đề thi thử Hóa 2024 Xem thử Đề thi thử Sinh 2024 Xem thử Đề thi thử Sử 2024 Xem thử Đề thi thử Địa 2024 Xem thử Đề thi thử GDCD 2024

Đề luyện thi môn Hóa học THPT Quốc gia năm 2021 có đáp án (Đề 1)

Câu 1: Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hoá-khử trong dãy điện hoá (dãy thế điện cực chuẩn) như sau : Zn2+ /Zn ; Fe2+ /Fe ; Sn2+ /Sn ; Cu2+ /Cu ; Ag+ /Ag. Kim loại phản ứng được với ion Fe trong dung dịch là

A. Zn.    B. Cu.    C. Ag.    D. Sn.

Câu 2: Sục a mol CO2 vào dung dịch chứa b mol NaOH thu được dung dịch chứa hỗn hợp hai muối Na3CO3 và NaHCO3, biểu thức nào sau đây đúng ?

A. a>b    B. a

Câu 3: Nhận xét nào sau đây không đúng ?

A. Nhôm là kim loại lưỡng tính, nhôm hiđroxit là bazơ lưỡng tính, nên chúng đều có thế tan trong dung dịch axit và dung dịch kiềm.

B. Hỗn hợp 2 kim loại Al và K (với tỉ lệ mol 1:1) có thể tan hoàn toàn trong nước,

C. Nhôm bền trong không khí là do tạo lớp màng oxit bảo vệ, nhôm bền trong nước do nhôm tác dụng với H2O tạo ra Al(OH)3 ngăn không cho nhôm tiếp xúc với H2O

D. Nhôm có khả năng tan trong các dung dịch NaOH, KHSO4 và HCl

Câu 4: Phương trình hoá học nào sau đây sai ?

A. Fe + 2HC1 → FeCl2 + H2

B. Cr(OH)3 + 3HC1 → CrCl3 + 3H2O

C. Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O

D. 2Cr + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Cr(OH)3 dễ bị khử trong không khí.

B. Cr(OH)2 dễ bị oxi hoá trong không khí.

C. Fe(OH)2 dễ bị khử trong không khí.

D. Fe(OH)3 dễ bị oxi hoá trong không khí.

Câu 6: Khẳng định nào sau đây không đúng ?

A. Điện phân dung dịch Mg(NO3)2 thu được kim loại Mg ở catot.

B. Nung AgNO3 thu được Ag kim loại.

C. Cho H2 qua bột CuO, nung nóng thu được kim loại Cu.

D. Điện phân nóng chảy muối ăn thu được kim loại Na.

Câu 7: Nung a gam hỗn hợp A12O3 và Fe3CO4 với H2 dư, thu được b gam nước và c gam chất rắn A. Hoà tan A trong dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít H2 (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của b là

A.0,18.    B.0,36.    C 0,54.    D. 1,08.

Câu 8: Hiện nay, các hợp chất CFC (cloflocacbon) đang được hạn chế sử dụng và bị cấm sản xuất trên phạm vi toàn thế giới vì ngoài gây hiệu ứng nhà kính, chúng còn gây ra hiện tượng

A. ô nhiễm môi trường đất.

B. ô nhiễm môi trường nước.

C. thủng tầng ozon.

D. mưa axit.

Câu 9: Để có được bơ thực vật từ dầu thực vật ta phải

A. hiđro hoá axit béo.

B. hiđro hoá lipit lỏng.

C. đề hiđro hoá lipit lỏng.

D. xà phòng hoá lipit lỏng.

Câu 10: Phản ứng trùng hợp là phản ứng

A. cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau thành nhiều phân tử lớn (polime).

B. cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau thành một phân tử lớn (polime) và giải phóng phân tử nhỏ (thường là nước).

C. cộng họp liên tỉếp nhiềủ phân tử nhỏ (monome) thành nhiều phân tử lớn (polime) và giải phóng phân tử nhỏ (thường là nước).

D. cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau thành một phân tủ lớn (polime)

Câu 11: Amin nào dưới đây có bốn đồng phân cấu tạo ?

A. C2H7N    B. C4H11N    C. C3H9N    D. C5H13N

Câu 12: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thuỷ phân các protein đơn giản nhờ xúc tốc thích hợp là

A. β-amino axit.

B. este.

C. α-amino axit.

D. axit cacboxylic.

Câu 13: Trong phản ứng hoá học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu xảy ra

A. sự oxi hoá Fe và sự oxi hoả Cu.

B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.

C. sự khử Fe2+ và sự oxi hoá Cu.

D. sự oxi hoá Fe và sự khử Cu2+.

Câu 14: Dãy kim loại có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là

A. Na, Mg, Al.

B. Zn, Cu, Ag.

C. Al, Cu, Ag.

D. Mg, Fe, Cu.

Câu 15: Kim loại Al không phản ứng được với chất nào sau đây trong dung dịch loãng ?

A. Fe(NO3)3.    B. AgNO3   C. NaNO3    D. HNO3

Câu 16: Khử hoàn toàn 0,03 mol Cr2O3 bằng lựợng bột nhôm vừa đủ trong điều kiện không có không khí, thu được chất rắn X. Cho X tác dụng vừa hết với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là

A. 0,30.    B. 0,36.    C.0,12.    D. 0,18.

Câu 17: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường

(a) Cho một ít bột Al vào dung dịch HCl.

(b) Cho một ít bột Fe vào dung dịch AgNO3.

(c) Cho một mẩu Na vào H2O.

(d) Cho một ít bột Cu vào dung dịch H2SỌ4 loãng.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 1    B. 2    C. 4    D. 3

Câu 18: Cho hỗn hợp nào sau đây vào nước dư, sau khi kết thúc phản ứng vẫn thu được chất không tan ?

A. Hỗn hợp gồm AlC13 và Na có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 4.

B. Hỗn hợp gồm Al và Ba có tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1

C. Hỗn họp gồm Al2O3 và Na có tỉ lệ mol tương ứng 1:1.

D. Hỗn hợp gồm Al(OH)3 và K có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1.

Câu 19: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không thu được ancol?

A. CH3OOCH2CH=CH2 + NaOH →(to)

B. CH3COOC6H5 + KOH →(to)

C. C15H31COOC3H5(OH)2 + H2O ( to,H^+, )(thuận nghịch)

D. CH2=CHCOOCH3 + NaOH →(to)

Câu 20: Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C5H6O4. Thuỷ phân X bằng dung dịch NaOH dư, thu được một muối và một ancol. Công thức cấu tạo của X có thể là

A. HOOC-CH=CH-OOC-CH3.

B. HOOC-COO-CH2-CH=CH2.

C. HOOC-CH2-COO-CH=CH2

D. HOOC-CH2-CH=CH-OOCH.

Câu 21: Dung dịch nào sau đây làm thay đổi màu quỳ tím ?

A. lysin.    B. alanin.    C. phenol.    D. valin.

Câu 22: Thuỷ phân hoàn toàn tetrapeptit X mạch hở, thu được sản phẩm gồm glyxin và alanin có tỉ lệ số mol là 1 : 1. số chất X thoả mãn tính chất trên là

A. 4.    B. 8.    C. 6.    D. 12.

Câu 23: Điểm giống nhau giữa glucozo và saccarozơ là

A. đều phản ứng với H2 có xúc tác Ni, nung nóng cùng thu được một ancol đa chức.

B. đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo Ag.

C. đều bị thuỷ phân trong đung dịch axit.

D. đều phản ứng với dung dịch Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

Câu 24: Cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 12 gam NaOH, sau phản ứng tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn các tính chất trên là

A. 2.    B. 4.    C. 5.    D. 6.

Câu 25: Cho 5,528 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu (nFe: nCu = 18,6:1) tác dụng với dung dịch chứa 0,352 mol HNO3, thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Tiến hành điện phân dung dịch Y với điện cực trơ, cường độ dòng điện I = 2,4125 A trong thời gian t giây thấy khối lượng catot tăng 0,16 gam (giả thiết kim loại sinh ra bám hết vào catot). Giá trị của t là

A. 2920.    B. 200.    C. 3920.    D. 2000.

Câu 26: Hỗn hợp X gồm Na, Ba và Al. Cho 5 gam X vào nước dư, thu được 2,688 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cho 5 gam X vào dung dịch NaOH dư, thu được 2,912 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là

A. 36%.    B. 54%    C.27%.    D. 18%.

Câu 27: Đốt m gam bột sắt trong khí O2 thu được 7,36 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Để hoà tan hoàn toàn X cần ít nhất 120 ml dung dịch H2SO4 0,8M và HCl 0,6M tạo thành 0,224 lít khí H2 (đktc). Giá trị gần đúng nhất của m là

A. 5,656.    B. 5,248.    C. 5,408.    D. 5,046.

Câu 28: Hỗn hợp X gồm CuSO4, MgSO4, FeSO4 và Fe2(SO4)3 có chứa 21,92% S về khối lượng. Lấy 200 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tụa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 93,6 gam chất rắn. Phần trăm về khối lượng của FeSO4 trong hỗn hợp X là

A. 34,2%.    B. 19,0%.    C. 30,4%.    D. 41,8%.

Câu 29: Hoà tan 10,72 gam hỗn hợp X gồm MgO, CaO, Mg và Cạ vào dung dịch HC1 vừa đủ, thu được 3,248 lít khí (đktc) và dung dịch Y chứa 12,35 gam MgCl2 và X gam CaCl2 Giá trị X là

A. 15,54    B. 16,98    C. 21,78    D. 31,08

Câu 30: Hòa tan hoàn toàn 19,225 gam hỗn hợp X gồm Mg và Zn cần 800 ml HNO3 1,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm N2, N2O, NO và NO2 (N2O và NO2 có số mol bằng nhau). Tỉ khối của A đối với H2 là 14,5. Phần trăm về khối lượng của Mg trong X là

A. 62,55%.    B. 90,58%.    C. 9,42%.    D. 37,45%.

Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 1,7 gam hợp chất hữu cơ X cần 2,52 lít O2 (đktc), sản phẩm cháy thu được chỉ có CO2 và H2O với tỉ lệ mol tươhg ứng là 2 : 1. Biết 1 mol X tác dụng, tối đa 2 mol NaOH, X không tham gia phản ứng tráng bạc và có khối lượng mol nhỏ hơn. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 5.    B. 6.    C. 7.    D. 8.

Câu 32: Khí đốt cháy 0,1 mol oligopeptit X tạo nên từ amino axit có công thức phân tử C2H5NO2 thu được 12,6 gam nước. X là

A. pentapeptit.

B. tetrapeptit.

C. tripeptit.

D. đipeptit.

Câu 33: Cho các nhận định sau

1. Phân tử protein luôn có nguyên tử nitơ.

2. Phân tử protein luôn có nhóm chức -OH.

3. Cho este vào trong nước thấy chúng nổi lên mặt nước do nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

4. Cho etyl axetat vào dung dịch bazơ dư, sau đó đun nóng, khuấy đều, thấy tạo dung dịch trong suốt.

Số nhận định đúng là

A. 1    B. 2    C. 3.    D. 4.

Câu 34: Chất hữu cơ X mạch hở có thành phần nguyên tố C, H và O có tỉ khối hơi so với H2 bằng 49. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH thu được 2 chất hữu cơ là Y và z. Chất Y tác dụng với NaOH (xúc tác CaO, t°) thu được hiđrocacbon E. Cho E tác dụng với O2 (t°, xt) thu được chất z. Tỉ khối hơi của X so với z có giá trị là

A. 1,633    B. 1,690.    C. 2,130.    D. 2,227.

Câu 35: Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol peptit X mạch hở trong dung dịch NaOH đun nóng thu được (m + 22,2) gam muối natri của các α-amino axit (đều chứa 1 nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Mặt khác, thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol X trong dung dịch HC1 dư, đun nóng thu được (m + 30,9) gam muối. X thuộc loại peptit nào sau đây ?

A. pentapeptit.    B. hexapeptit.    C. tetrapeptit.    D. heptapeptit.

Câu 36: Khi thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol peptit X mạch hở (tạo bởi các α-amino axit có một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH) bằng dung dịch KOH (dư 50% so với lượng cần phản ứng). Cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp rắn có khối lượng nhiều hơn khối lượng X là 99 gam. số liên kết peptit trong một phân tử X là

A. 15.    B. 16.    C. 12.    D. 11.

Câu 37: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm mj gam Fe(NO3)2 và m2 gam A1(NO3)3 trong bình kín không chứa oxi thu được hỗn hợp khí X. Thêm vào X 112 ml khí O2 (đktc), rồi hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp vào H2O thu được 3,5 lít dung dịch có pH = 1,7 Vầ không cỏ khí thoát ra. Giá trị m1 và m2 lần lượt là

A. 4,50 và 6,39.

B. 2,700 và 3,195.

C. 3,60 và 2,13.

D. 1,80 và 0,26.

Câu 38: Cho kim loại Al vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl, 0,05 mol NaNO3 và 0,1 mol KNO3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X chứa m gam muối, b gam kim loại và 0,125 mol hỗn hợp khí Y (gồm 2 khí không màu trong đó có một khí hoá nâu ngoài không khí). Tỉ khối của Y so với H2 là 12,2. Giá trị của m là

A. 46,425.    B.43,5.    C. 64,05.    D. 33,375.

Câu 39: Hỗn hợp A gồm peptit Ala-X-X (X là amino axit no, mạch hở, chứa 1 nhóm 1 NH2 và 1 nhóm -COOH trong phân tử) và axit cacboxylic Y no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M thu được m gam muối z. Đốt cháy hoàn toàn z cần 25,2 lít O2 (đktc) thu được hỗn họp khí gồm CO2, H2O, N2 và chất rắn Na3CO3. Biết tổng khối lượng của CO2 và H2O là 50,75 gam. Khối lượng cùa muối có phân tử khối nhỏ nhất trong z là

A. 14,55 gam.    B. 12,30 gam.    C. 26,10 gam.    D. 29,10 gam.

Câu 40: Chia m gam hỗn họp X gồm 2 α-amino axit là valin và lysin thành hai phần bằng nhau : cho phân một tác dụng hoàn toàn với dung dịch HC1 dư, thu được dung dịch Y chứa (m/2+ 23,725) gam muối ; cho phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch z chứa (m/2 + 8,8) gam muối. Phần trăm khối lượng của valin trong hỗn hợp X là

A. 67,53%.    B. 32,47 %    C. 42,81%.    D. 57,19%.

Đáp án:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A B A D B A D C B D
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án C C D B C A D C B B
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án A C D B A A C C A D
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án C B C D B D C A B B

Hướng dẫn giải

Câu 37:

Luyện thi môn Hóa học | Ôn thi đại học môn Hóa học

Câu 38:

Luyện thi môn Hóa học | Ôn thi đại học môn Hóa học

Câu 39:

Luyện thi môn Hóa học | Ôn thi đại học môn Hóa học

Câu 40:

Luyện thi môn Hóa học | Ôn thi đại học môn Hóa học

Đề luyện thi môn Hóa học THPT Quốc gia năm 2021 có đáp án (Đề 2)

Câu 1: Kim loại nặng nhất là:

A. Ag.    B. Au.    C. Cr.    D. Os.

Câu 2: Kim loại M phản ứng được với : dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch FeSO4 và dung dịch H2SO4 đặc nguội. Kim loại M là

A. Mg.    B. Al.    C. Cr.    D. Cu.

Câu 3: Dung dịch nào dưới đây không tác dụng được với Ba(HCO3)2 ?

A. HCl.    B. NaCl.    C. K2CO3.    D. Na2SO4.

Câu 4: Phản ứng nào sau đây không đúng ?

A. 2Cr + 3S → Cr2S3

B. 2Cr + 3Br2 → 2CrBr3

C. 2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3

D. 2Cr + 3O2 → 2CrO3

Câu 5: Nung nóng 10,4 gam Cr trong oxi dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khối lượng oxit là

A. 13,6 gam.    B. 16,8 gam.    C. 12,0 gam.    D. 15,2 gam.

Câu 6: Cho 0,1 mol O2 tác dụng hết với 14,4 gam kim loại M (hoá trị không đổi), thu được chất rắn X. Hoà tan toàn bộ X bằng dung dịch HCl dư, thu được 13,44 lít H2 (đktc). Kim loại M là

A. Al.    B. Mg.    C. Ca.    D. Fe

Câu 7: Nung hỗn hợp gồm Cu, Al, Fe và Mg trong dòng khí oxi dư, thu được hỗn hợp chất rắn X. Thổi luồng H2 dư qua X nung nóng cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Y gồm :

A. Al2O3, Cu, Mg, Fe.

B. Al, Cu, Fe, MgO.

C. Al2O3, Cu, MgO, Fe3O4.

D. Al2O4, Cu, Fe, MgO.

Câu 8: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất đang ấm dần lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chỉnh gây ra hiệu ứng nhà kính ?

A.O2    B. SO2    C.CO2    D. N2

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Saccarozơ không tạo phức với Cu(OH)2.

B. Saccarozơ bị thuỷ phân trong dung dịch axit khi đun nóng.

C. Saccarozơ tan tốt trong nước.

D. Saccarozơ không có phản ứng tráng bạc.

Câu 10: Hợp chất nào sau đây thuộc loại tripeptit ?

A. H2N-CH(C6H5)CONH-CH2CH2CONH-CH2COOH.

B. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2CH2COOH.

C. H2N-CH(CH3)CONH-CH(CH3)CONH-CH2COOH.

D. H2N-CH(CH3)CONH-CH(CH3)CH2CONH-CH(CH3)COOH.

Câu 11: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là

A. polietilen.

B. polisaccarit.

C. nilon-6,6.

D. protein.

Câu 12: Hai chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C4H9NO2 và thoả mãn tính chất sau:

X + NaOH → C2H3COONa + Z ↑

T + CH2OH (HCl khí, phản ứng thuận nghịch)→ Y + H2O

Chất X và chất T lần lượt là

A. metylamoni acrylat và axit 2-aminopropionic.

B. metylamoni acrylat và axit aminoaxetic.

C. amoni metacrylat và axit 2-aminopropionic.

D. amoni metacrylat và axit 3-aminopropionic.

Câu 13: Nhúng một thanh Al vào dung dịch hồn hợp FeSO4 và Fe2(SO4) 3, sau một thời gian lấy thanh Al ra thấy khối lượng thanh Al không đổi và dung dịch thu được có chứa

A. Al2(SO4)3 ; Fe2(SO4)3.

B. Al2(SO4)3 ; FeSO4.

C. FeSO4; Fe2(SO4)3.

D. Al2(SO4)3 ; FeSO4; Fe2(SO4)3

Câu 14: Khi điện phân KOH nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra

A. Sự oxi hoá ion OH-.

B. Sự oxi hoá ion K+.

C. Sự khử ion OH-.

D. Sự khử ion K+.

Câu 15: Hiđroxit nào sau đây không tan trong dung dịch NaOH đặc ?

A. Cr(OH)3

B. Sn(OH)2

C. Fe(OH)2

D. Pb(OH)2

Câu 16: Nung m gam Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi thu được (m-2) gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 18.    B. 16.    C.9.    D. 14.

Câu 17: Cho các phản ứng dưới đây :

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag

2Al + 3Fe(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Fe

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

Dãy các chất (ion) được sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là :

A. Ag+, Fe3+, Fe , Al3+

B. Ag+, Fe2+ , Fe3+, Al3+

C. Al3+ , Fe2+, Ag+, Fe3+.

D. Fe3+, Fe2+, Al3+, Ag+.

Câu 18: Sắt là kim loại phổ biến và được con người sử dụng nhiều nhất. Trong công nghiệp, oxit sắt được luyện thành gang, rồi từ gang luyện thành thép. Quá trình khử oxit sắt thành sắt diễn ra trong lò cao được thực hiện bằng phương pháp

A. thuỷ luyện.    B. điện phân.    C. nhiệt luyện.    D. nhiệt nhôm

Câu 19: Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, to ) ?

A. axit panmitic

B. triolein

C. tristearin

D. axit stearic

Câu 20: Thuỷ phân este X có công thức phân tử C4H6O2 trong môi trường axit thu được sản phẩm là anđehit. Tên của X là

A. etyl axetat.

B. vinyl axetat.

C. metyl propionat.

D. anlyl fomat.

Câu 21: Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn số mol NaOH đã phản ứng là

A. 0,50 mol.    B. 0,65 mol.    C. 0,70 mol.    D. 0,55 mol.

Câu 22: Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hoá khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin nào sau đây thỏa mãn tính chất của X ?

A. Metylamin    B. Đimetylamin    C. Anilin    D. Benzylamin

Câu 23: Trong một nhà máy rượu, người ta sử dụng nguyên liệu là mùn cưa chứa 50% xenlulozơ để sản xuất ancol etylic, với hiệu suất của toàn bộ quá trình là 80%. Để sản xuất 1,0 tấn ancol etylic thl khối lượng mùn cưa cần dùng là

A. 4,40 tấn.    B. 2,20 tấn.    C. 3,52 tấn.    D. 1,76 tấn

Câu 24: Thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Val-Ala-Gly, thu được tối đa số đipeptit mạch hở chứa Ala là

A. 1.    B. 3.    C. 2.    D. 4.

Câu 25: Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z, Cho toàn bộ z vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là

A. 48,15%.    B. 51,85%.    C. 58,52%.    D. 41,48%.

Câu 26: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Nhúng lá nhôm vào dung dịch natri hiđroxit;

(b) Cho đá vôi vào dung dịch axit clohiđric ;

(c) Cho natri vào dung dịch đồng(II) sunfat;

(d) Đun nóng dung dịch canxi hiđrocacbonat.

Số thí nghiệm có tạo ra chất khí là

A. 2    B. 3    C. 4.    D. 1

Câu 27: Cho các phát biểu sau :

1. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.

2. Crom là kim loại chỉ tạo được oxit bazơ.

3. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng, còn Cr(VI) có tính oxi hoá mạnh.

4. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính.

5. Thêm NaOH vào muối natri cromat thì muối này chuyển thành natri đicromat.

Số nhận định đúng là

A. 2    B. 3.    C. 4    D. 5.

Câu 28: Hoà tan hoàn toàn 12,84 gam hỗn hợp gồm Fe, Al và Mg có số mol bằng nhau trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X chứa 75,36 gam muối và hỗn hợp khí Y gồm N2, N2O, NO và NO2. Trong Y, số mol N2 bằng số moi NO2. Biết tỉ khối của Y so với H2 bằng 18,5, số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là

A. 1,275 mol.    B. 1,080 mol.    C. 1,140 mol.    D. 1,215 mol.

Câu 29: Cho một lượng bột Mg vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm HC1 0,06M và H2SO4 0,02M, thu được 224 ml khí H2 (đktc) và dung dịch X. Trộn X với 500 ml dung dịch Ba(OH)2 aM thu được m gam kết tủa và 1 lít dung dịch có pH = 12, biết [H+].[OH-] = 10-14 Giá trị m và a lần lượt là

A. 2,91 và 0,06.

B. 2,33 và 0,03.

C. 0,58 và 0,03.

D. 7,57 và 0,06.

Câu 30: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 và Fe3O4 bằng 100 gam dung dịch HNO3 m% vừa đủ thu được 15,344 lít hỗn họp khí gồm NO và NO2 có khối lượng 31,35 gam và dung dịch chỉ chứa 30,15 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là

A. 46,24.    B. 43,115.    C. 57,33.    D. 63

Câu 31: Este X hai chức, mạch hở có công thức phân tử C6H8O4 không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc, được tạo ra từ ancol Y và axit cacboxylic z. Đun Y với H2SO4 đặc ở 170°c không tạo ra được anken ; Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Nhận xết nào sau đây đúng ?

A. Trong X có ba nhóm -CH3.

B. Chất Z không làm mất màu dung dịch brom.

C. Chất Y là ancol etylic.

D. Trong phân tử chất z có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.

Câu 32: Hỗn hợp G gồm glyxin và axit glutamic. Cho 3,69 gam G vào 100 ml dung dịch HC1 0,5M, thu được dung dịch Z. Để phản ứng hết với các chất trong Z cần 100 ml dung dịch KOH 1M. Phần trăm về khối lượng của glyxin trong G là

A. 30,49%.    B. 20,33%.    C. 60,17%.    D. 40,65%.

Câu 33: Cho 28,45 gam hỗn hợp X gồm C3H12O3N2 và C3H9NO3 tác dụng với 450 ml dung dịch NaOH 2M, đun nóng thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ làm xanh quỳ tím ẩm và dung dịch Z chứa m gam muối. Sục toàn bộ lượng khí Y vào dung dịch AlCl3 thu được 9,1 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 26,5.    B. 42,5.    C. 23,2.    D. 49,5.

Câu 34: Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Nhựa novolac (PPF) chứa nhóm -NH-CO- trong phân tử. .,, IV

B. Polime là những chất rắn, có nhiệt độ nộng chảy xác định.

C. Tơ lapsan và tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

D. Sợi bông và sợi tơ tằm đều có chung nguồn gốc từ xenlulozơ.

Câu 35: X là C4H6O2 mạch hở, tác dụng được với dung dịch NaOH, cho sản phẩm là một muối và một anđehit. số công thức cấu tạo của X là

A. 3.    B. 2.    C. 4.    D. 5.

Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin đơn chức X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 1,76 gam CO2 ; 1,26 gam H2O và V lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chi gồm N2 và O2 trong đó oxi chiêm 20% về thể tích. Công thức phân tử của X và giá trị của V lần lượt là

A. C3H7NH2 và 6,72.

B. C2H5NH2 và 6,72.

C. C2H5NH2 và 6,944.

D. C3H7NH2 và 6,944.

Câu 37: Cho 19,84 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Fe vào dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và 4,704 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Cô cạn cân thận A thì thu được 71,86 gam muôi khan. Giá trị gan đúng nhất của thành phần phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X là

A. 47%.    B. 53%.    C. 50%.    D. 35%

Câu 38: Cho hỗn hợp X gồm X mol NaOH và y mol Ba(OH)2 từ từ vào dung dịch chứa z mol AlCl3 thấy kết tủa xuất hiện, khối lượng kết tủa tăng dần sau đó tan đi một phần còn m gam. Giá trị của m là

A. 78(4z - x - 2y).

B. 78(2z - X - y).

C. 78(4z - x - y).

D. 78(2z - x - 2y).

Câu 39: Hỗn hợp A gồm hai peptit X và Y được tạo thành từ glyxin và alanin có số mol tương ứng là 1 : 3, số liên kết peptit trong Y lớn hơn 3 và trong mỗi phân tử X, Y nhỏ hơn 7. Cho A tác dụng vừa đủ với 170 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch thu được rồi lấy chất rắn đem đốt cháy hoàn toàn thu được 19,82 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Tỉ lệ Gly : Ala trong X là

A. 1 : 1.    B. 2 : 1.    C. 3 : 1    D. 13 : 4.

Câu 40: Hỗn hợp X gồm peptit Y mạch hở (CxHyN5O6)và hợp chất z (C4H9O2N). Lấy 0,09 mol X tác dụng vừa đủ với 0,21 mol NaOH chỉ thu được sản phẩm là dung dịch gồm ancol C2H5OH và a mol muối của glyxin, b mol muối của alanin. Nếu đốt cháy hoàn toàn 41,325 gam hỗn hợp X bằng lượng oxi vừa đủ thì thu được N2 và 96,975 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị a : b gần nhất với

A. 0,50.    B. 0,76.    C. 1,30.    D. 2,60.

Đáp án:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D A B D D A D C A C
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án A A B D C A A C B B
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án B C A D B C A D A C
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án D B A C B C D A A C

Hướng dẫn giải

Câu 29:

Luyện thi môn Hóa học | Ôn thi đại học môn Hóa học

Câu 31:

Luyện thi môn Hóa học | Ôn thi đại học môn Hóa học

Câu 37:

Luyện thi môn Hóa học | Ôn thi đại học môn Hóa học

Câu 39:

Luyện thi môn Hóa học | Ôn thi đại học môn Hóa học

Câu 40:

Luyện thi môn Hóa học | Ôn thi đại học môn Hóa học

Xem thử