Lý thuyết Vật Lí 7 Bài 7: Gương cầu lồi hay , chi tiết



Bài viết Lý thuyết Vật Lí 7 Bài 7: Gương cầu lồi hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Lý thuyết Vật Lí 7 Bài 7: Gương cầu lồi.

Bài giảng: Bài 7: Gương cầu lồi - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)

    Gương cầu lồi là một phần mặt cầu, phản xạ tốt ánh sáng, có mặt phản xạ nằm phía ngoài mặt cầu.

    Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi có đặc điểm:

    - Là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn).

    - Luôn nhỏ hơn vật.

    - Khi đặt mắt trước một gương cầu lồi, mắt chỉ có thể nhìn thấy ảnh của những vật nằm trong một vùng nào đó trước gương. Vùng này được gọi là vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.

    - Vùng quan sát được trong gương cầu lồi rộng hay hẹp tùy thuộc vào kích thước của gương và vị trí đặt mắt trước gương.

    - Với gương cầu lồi và gương phẳng cùng kích thước (cùng độ rộng) và cùng vị trí đặt mắt như nhau thì vùng quan sát được trong gương cầu lồi lớn hơn vùng quan sát được trong gương phẳng.

    - Làm gương chiếu hậu xe ô tô, xe máy.

    - Làm gương đặt ở bên đường tại những nơi đường gấp khúc có vật cản che khuất tầm nhìn của lái xe, giảm thiểu tai nạn giao thông.

Vật Lí lớp 7 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án

    Để phân biệt gương cầu lồi và gương phẳng ta dựa vào hình dạng, đặc điểm ảnh của vật tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi.

Phân biệt Gương phẳng Gương cầu lồi
Hình vẽ Vật Lí lớp 7 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án Vật Lí lớp 7 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án
Hình dạng Mặt phẳng, nhẵn, bóng Mặt lồi, nhẵn, bóng
Ảnh Ảnh ảo, bằng vật Ảnh ảo, nhỏ hơn vật

    Mỗi điểm trên gương cầu lồi được coi như gương phẳng nhỏ. Do đó có thể áp dụng định luật phản xạ ánh sáng tại mỗi điểm trên gương cầu lồi để vẽ tia phản xạ tương ứng với mỗi tia tới.

Vật Lí lớp 7 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án

    Dựa vào đặc điểm vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

    Lưu ý: Pháp tuyến tại mỗi điểm tới trên gương cầu lồi có đường kéo dài đi qua tâm mặt cầu (hình 2.3)

Bài tập bổ sung

Câu 1: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi như thế nào so với vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước?

A. Hẹp hơn.

B. Bằng nhau.

C. Rộng hơn .

D. Có thể lớn hơn hoặc bằng.

Câu 2: Đặt hai viên pin giống hệt nhau trước một gương cầu lồi và một gương phẳng. Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh kích thước ảnh của viên pin tạo bởi gương cầu lồi và gương phẳng?

A. Ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương phẳng.

B. Ảnh tạo bời gương cầu lồi bằng ảnh tạo bởi gương phăng.

C. Ảnh tạo bởi gương cầu lồi lớn hơn ảnh tạo bởi gương phẳng.

D. Không thể so sánh được.

Câu 3: Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi là

A. ảnh thật, bằng vật.

B. ảnh ảo, bằng vật.

C. ảnh ảo, cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.

D. không hứng được trên màn và bé hơn vật.

Câu 4: Vật nào sau đây có hình dạng giống một gương cầu lồi?

A. Mặt nước lặng sóng.

B. Đáy cốc thủy tinh.

C. Đáy chậu nhựa.

D. Mặt ngoài chiếc thìa inox.

Câu 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất nào sau đây?

A. Ảnh thật, bằng vật.

B. Ảnh ảo, bằng vật.

C. Ảnh ảo, cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.

D. Không hứng được trên màn và bé hơn vật.

Câu 6: Người lái xe ô tô dùng gương cầu lồi đặt ở phía trước mặt để quan sát các vật ở phía sau lưng có lợi gì hơn là dùng gương phẳng?

A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng.

B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phẳng.

C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.

Câu 7: Trên xe ô tô, người ta gắn gương cầu lồi để cho người lái xe quan sát các vật ở phía sau xe có lợi gì hơn là gắn gương phẳng?

A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng.

B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phẳng.

C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.

Câu 8: Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi, ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất

A. song song.

B. hội tụ.

C. phân kì.

D. không truyền theo đường thẳng.

Câu 9: Gương cầu lồi thường được dùng ở đâu?

A. Gương chiếu hậu của ô tô, xe máy.

B. Gương đặt ở những đoạn đường gấp khúc.

C. Gương đặt ở đầu xe tải.

D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 10: Trong công việc nào sau đây, người ta thường dùng gương cầu lồi? Chọn phương án trả lời hợp lý nhất?

A. Làm gương chiếu hậu cho xe máy, ô tô.

B. Làm gương đặt ở các đoạn đường gấp khúc.

C. Làm gương trang điểm cho các diễn viên.

D. Các công việc trên đều dùng gương cầu lồi.

Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:




Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học