Giáo án Toán lớp 3 Các khả năng xảy ra của một sự kiện - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng:

– Làm quen với các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện khi thực hiện thí nghiệm đơn giản.

– Làm quen với việc mô tả các khả năng xảy ra.

1. Năng lực đặc thù: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

 2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia giải quyết các yêu cầu của bài học

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: đồng xu (hay nút áo hai mặt có hai màu khác nhau), bi xanh, bi đỏ, bi vàng, vòng quay cho nội dung Luyện tập 2 (nếu cần).

HS: đồng xu (hay nút áo hai mặt có hai màu khác nhau).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động Khởi động: Trò chơi TẬP TẦM VÔNG

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

GV dạy HS bài đồng dao, nói luật chơi, tổ chức cho HS chơi .

 

 

 

 

 

 

 

Chốt: Như vậy qua trò chơi các em thấy khi đoán. Các em có thể đoán đúng, có thể đoán sai. Đó chính là các khả năng xảy của một sự kiện.

Người đố giấu hột nút trong lòng một bàn tay và nắm cả hai tay lại rồi hát:

Tập tầm vông

Tay không tay có

Tập tầm vó

Tay có tay không

Tay nào có, tay nào không?

 

Người đoán chỉ một tay của người đố. Nếu đoán đúng, người đoán trở thành người đố, trò chơi lại tiếp tục.

2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới 

2.1 Hoạt động 1 : Khám phá

a. Mục tiêu: – Làm quen với các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện khi thực hiện thí nghiệm đơn giản.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, trực quan, thí nghiệm, hoạt động nhóm.

1. Các khả năng xảy ra: mặt sấp xuất hiện hay mặt ngửa xuất hiện.

– GV cho HS tung đồng xu, thảo luận nhóm đôi để giới thiệu các khả năng xảy ra.

– HS trình bày, GV ghi chú các tình huống lên bảng lớp.

Ví dụ:

Có bao nhiêu nhóm tung được mặt sấp?

Có bao nhiêu nhóm tung được mặt ngửa?

 

Có nhóm nào tung một lần mà vừa được mặt sấp vừa được mặt ngửa luôn không?

– GV chốt: Đồng xu có hai mặt: mặt sấp và mặt ngửa nên khi tung đồng xu một lần sẽ xảy ra một trong hai khả năng: mặt sấp xuất hiện hoặc mặt ngửa xuất hiện.

 

 

HS tung đồng xu, thảo luận nhóm đôi để giới thiệu các khả năng xảy ra.

Khi tung một đồng tiền xu, hai khả năng xảy ra là:

Mặt sấp xuất hiện     Mặt ngửa xuất hiện

(mặt có số 5 000)   (mặt có hình Quốc huy)

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Giải bài tập lớp 3 các môn học